ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THU HÚT FDI “BỀN VỮNG” CỦA TỈNH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút FDI đảm bảo cho sự phát triển bền vững trường hợp tỉnh tây ninh , luận văn thạc sĩ (Trang 69)

TRONG THỜI GIAN QUA

2.3.1. Kết quả đạt được

Qua kết quả phân tích tình hình thu hút FDI “bền vững” của tỉnh từ năm 1993

đến năm 2010 cho chúng ta thấy rằng dự án FDI “bền vững” đóng góp vai trị

tích cực cho tăng trưởng kinh tế tỉnh nhà, bổ sung thêm nguồn vốn đầu tư phát triển, chiếm tỷ trọng cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu và góp phần

Bên cạnh những kết quả đạt được về mặt kinh tế, dự án FDI “bền vững” còn tạo ra hiệu quả tích cực về mặt xã hội, cùng với khu vực kinh tế nhà nước, khu vực kinh tế tư nhân tạo ra công ăn việc làm, tăng thu nhập và ổn định đời sống cho người lao động.

2.3.2. Những hạn chế

Mặc dù, dự án FDI “bền vững” bước đầu đã mang lại một số kết quả thiết thực cho tỉnh nhưng trong quá trình thu hút đầu tư và triển khai hoạt động của dự án vẫn còn một số bất cập, hạn chế. Cụ thể là:

 Dự án FDI “bền vững” bước đầu góp phần quan trọng vào tốc độ tăng

trưởng kinh tế cao của tỉnh nhưng xét về chất lượng tăng trưởng thì chưa đánh giá được. Một nền kinh tế tăng trưởng có chất lượng là tăng trưởng có tốc độ tương đối cao, ổn định trước những cú sốc do dựa trên khai thác và sử dụng

các nguồn lực có chiều sâu, cơ cấu kinh tế chuyển dịch phù hợp với yêu cầu phát triển; cùng với quá trình đó xã hội ngày càng tiến bộ và cơng bằng hơn; môi trường sinh thái được bảo vệ [11]. Như vậy, ở đây chưa đánh giá được

mức đóng góp thực chất của doanh nghiệp FDI vào cơ cấu GDP sau khi trừ đi thiệt hại mất mát do sử dụng tài nguyên và gây ô nhiễm mơi trường (hay cịn gọi là GDP xanh).

 Số dự án FDI hoạt động trong lĩnh vực cơng nghiệp có mức độ sử dụng cơng nghệ thấp còn chiếm tỷ lệ cao trong tổng số dự án (chiếm 46,8% giai

đoạn 2006-2010) và chiếm trên 50% tổng vốn (57,05% giai đoạn 2006-2010). Điều này cho thấy, tỉnh chưa thu hút được dự án có trình độ cơng nghệ cao từ các nước phát triển, chủ yếu dựa vào tiềm năng tại chỗ về nguồn tài nguyên đất đai, nguồn lao động giá rẻ, nên nhìn chung các dự án vẫn là gia công như

dệt may, da giày, sản xuất sản phẩm nhựa, plastic; các ngành công nghiệp sạch chưa phát triển. Nguyên nhân của vấn đề này là do tỉnh chưa đưa ra quy

định nào để kiểm sốt về mơi trường nhằm sàn lọc dự án FDI “bền vững”.

 Dự án có quy mơ nhỏ và trung bình, giai đoạn 2001-2005, tổng số dự

bình của một dự án khoảng 2,19 triệu USD (nếu tính riêng năm 2005 thì số vốn trung bình của một dự án chỉ đạt 1,87 triệu USD); giai đoạn 2006-2010,

tuy tình hình có chuyển biến hơn nhưng chỉ đạt 3,38 triệu USD/dự án,

2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế

Tác giả dựa vào lý thuyết OLI Paradigm (Dunning, 1977) [22] để thiết kế bảng khảo sát (Phụ lục 4) nhằm xác định xem yếu tố nào được các doanh nghiệp

đánh giá cao khi lựa chọn địa điểm đầu tư, so sánh kết quả khảo sát này với

thực tế của Tây Ninh để đưa ra các nhận định về nguyên nhân của những hạn chế trong thu hút FDI “bền vững” của tỉnh nhà.

Tác giả tiến hành khảo sát 127 doanh nghiệp FDI trong lĩnh vực công nghiệp

đã đi vào hoạt động. Sau một tuần phát phiếu khảo sát, số phiếu hợp lệ thu về

là 73 phiếu, tác giả tiến hành tính tốn giá trị trung bình (xem kết quả phụ lục

5). Theo kết quả khảo sát này, các yếu tố được DN FDI coi trọng khi lựa chọn

địa điểm đầu tư được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.19. Các yếu tố quyết định lựa chọn địa điểm đầu tư

Các yếu tố Giá trị trung bình

Cơ sở hạ tầng kỹ thuật 4.21

Nguồn lao động có chất lượng 4.19 Hỗ trợ của chính quyền địa phương 4.11 Thị trường tiềm năng rộng lớn 4.01

Tiếp cận đất đai dễ dàng 3.92

Cơ sở hạ tầng xã hội 3.88

Vị trí địa lý 3.86

Thu hút nhân cơng giá rẻ 3.71

Chi phí gia nhập thị trường 3.71

Quy mô thị trường 3.53

Có nhiều KCN 3.11

Chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư 2.78

So sánh kết quả này với thực tiễn của Tây Ninh cho thấy:

Về cơ sở hạ tầng kỹ thuật (gồm đường xá trong KCN, ngoài KCN, hạ

tầng viễn thông và dịch vụ Internet…)

Theo kết quả khảo sát thì đây là yếu tố được DN FDI cho là quan trọng nhất khi quyết định lựa chọn địa điểm đầu tư (giá trị trung bình 4.21).

Thực tế của tỉnh: theo kết quả đánh giá của dự án nâng cao năng lực cạnh tranh Việt Nam (VNCI) thì hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật của tỉnh được

đánh giá tương đối cao, năm 2009 tỉnh đứng vị trí thứ 3 so với các tỉnh trong vùng Đông Nam Bộ và năm 2010 tiếp tục giữ vị trí thứ 3 so với các tỉnh trong vùng Đơng Nam Bộ và đứng vị trí thứ 9/63 tỉnh, thành trong cả nước.

Với kết quả này, yếu tố cơ sở hạ tầng kỹ thuật của tỉnh nhìn chung là đáp ứng

được yêu cầu của nhà đầu tư.

Nguồn lao động có chất lượng

Yếu tố nguồn lao động có chất lượng là yếu tố quan trọng thứ 2 (sau yếu tố cơ sở hạ tầng kỹ thuật) được các nhà đầu tư quan tâm đến khi quyết định lựa chọn địa điểm đầu tư (giá trị trung bình 4.19). Ngồi ra, cũng theo kết quả phân tích bảng câu hỏi thì có đến 67,1% (49/73 doanh nghiệp) cho rằng lao

động của tỉnh chỉ đáp ứng được một phần yêu cầu công việc và 17,8% (13/73

doanh nghiệp) cho rằng lao động của tỉnh chưa đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp.

Thực tế của tỉnh thì tỷ lệ lao động qua đào tạo và dạy nghề của tỉnh đạt rất

thấp, năm 2010 tỷ lệ này là 45%, trong đó dạy nghề là 35%. Số liệu này cho chúng ta thấy rằng lao động chưa qua đào tạo của tỉnh còn chiếm tỷ lệ lớn

(55%), đặc biệt là công nhân kỹ thuật. Mặt khác, chỉ số thành phần đào tạo lao động trong PCI của tỉnh năm 2010 đứng vị trí thứ 7- rất thấp so với các

tỉnh trong vùng Đông Nam Bộ và đứng vị trí thứ 42/63 tỉnh, thành trong cả

Với kết quả như trên thì lao động của tỉnh chưa đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp.

Hỗ trợ của chính quyền địa phương (được thể hiện thông qua việc

minh bạch thông tin và tiếp cận thông tin của doanh nghiệp)

Theo kết quả khảo sát thì yếu tố hỗ trợ của chính quyền địa phương là yếu tố quan trọng thứ ba được DN FDI quan tâm khi quyết định lựa chọn địa điểm

đầu tư (giá trị trung bình 4.11).

So với thực tế của tỉnh thì chỉ số thành phần này trong PCI năm 2009 tỉnh

đứng vị trí thứ 8 và năm 2010 đứng vị trí thứ 7 so với 08 tỉnh trong vùng Đông Nam Bộ.

Như vậy, DN FDI cịn khó khăn trong việc tiếp cận những kế hoạch của tỉnh, các văn bản pháp lý cần thiết cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Thị trường tiềm năng.

Theo kết quả khảo sát đây là yếu tố cũng khá quan trọng khi các DN FDI xem xét lựa chọn địa điểm đầu tư (giá trị trung bình 4.01).

Dân số của tỉnh hiện nay là 1.075.341 người, mật độ dân số 275 người/km2 được phân bố khá đồng đều ở khắp các huyện, thị trong tỉnh. Do vậy, có thể

nói Tây Ninh thật sự là thị trường tiềm năng cho các DN FDI.

Tiếp cận đất đai.

Theo đánh giá của DN FDI, yếu tố tiếp cận đất đai có giá trị trung bình là 3.92. Đây là điều kiện thuận lợi của Tây Ninh trong thời gian tới khi mà các

tỉnh đi đầu trong thu hút FDI việc tiếp cận đất đai trở nên khó khăn, với một mức giá th đất cao hơn thì các DN FDI có xu hướng chuyển dần sang các tỉnh lân cận. Với sự chuẩn bị sẵn sàng mặt bằng của các KCN lớn như KCN Bourbon-An Hịa, KCN Phước Đơng, KCN Chà Là sẽ là điều kiện tốt để Tây

Cơ sở hạ tầng xã hội, vị trí địa lý

Yếu tố cơ sở hạ tầng xã hội và vị trí địa lý cũng là các yếu tố được DN FDI

đánh giá có mức quan trọng gần như nhau, có giá trị trung bình là 3.88 và

3.86.

Vị trí địa lý của Tây Ninh khá thuận lợi do giáp thành phố Hồ Chí Minh, là một thành phố lớn, nằm trong vùng KTTĐPN - vùng kinh tế năng động nhất của cả nước và nằm trong vùng ĐNB - vùng ln có những tỉnh đứng đầu trong thu hút FDI, do vậy Tây Ninh sẽ tận dụng được nhiều lợi thế của Vùng

để thu hút đầu tư.

Tuy nhiên, về cơ sở hạ tầng xã hội của tỉnh thì chưa đáp được yêu cầu về đời sống tinh thần của người lao động, nhất là về nhà ở xã hội, khu vui chơi, giải trí, khu sinh hoạt văn hóa cộng đồng.

Thu hút nhân cơng giá rẻ và chi phí gia nhập thị trường

Theo kết quả khảo sát, hai yếu tố thu hút nhân cơng giá rẻ và chi phí gia nhập thị trường có giá trị trung bình bằng nhau là 3.71. Đây là lợi thế của Tây Ninh so với các tỉnh bạn trong Vùng ĐNB.

Theo quy định tại Nghị định số 98/2009/NĐ-CP ngày 30/10/2009 của Chính

phủ quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động Việt Nam làm việc cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi thì chỉ có huyện Trảng Bàng thuộc tỉnh Tây Ninh áp dụng mức lương tối thiểu vùng III là 1.040.000 đồng, các huyện còn lại thuộc tỉnh áp dụng mức lương tối thiểu vùng IV là

1.000.000 đồng. Trong khi các địa phương lân cận áp dụng mức lương tối

thiểu vùng I là 1.340.000 đồng (như thành phố Hồ Chí Minh) và vùng II là

1.190.000 đồng (như Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa-Vũng Tàu). Như vậy,

Ngoài ra, Tây Ninh đang trong quá trình đẩy mạnh cải cách thủ tục hành

chính, nhằm mục tiêu hạn chế chi phí về thời gian đi lại cho nhà đầu tư và các loại “chi phí khơng chính thức” khác, nên chi phí gia nhập thị trường trong chỉ số thành phần PCI của tỉnh luôn đứng đầu so với các tỉnh trong

vùng.

Quy mô thị trường

Tổng giá trị GDP là chỉ số được quan tâm khi đo lường quy mô nền kinh tế, mức tăng trưởng GDP là tín hiệu tốt cho đầu tư. Do vậy, yếu tố quy mô thị

trường cũng được DN FDI đánh giá là yếu tố cần lưu ý đến khi lựa chọn địa điểm đầu tư (giá trị trung bình 3.52).

Nền kinh tế của Tây Ninh qua các năm có bước tăng trưởng khá. Tổng sản

phẩm trên địa bàn tỉnh (GDP) tính theo giá cố định từ 1.845 tỷ đồng năm 1995 lên 3.475 tỷ đồng năm 2000, đến năm 2005 là 6.698 tỷ đồng và năm 2010 là 12.989 tỷ đồng. Giai đoạn 2006-2010 tốc độ tăng trưởng GDP bình

quân 14,2%, tăng cao hơn so với mức tăng bình quân của giai đoạn 5 năm

1996-2000 (13,5%), giai đoạn 5 năm 2001-2005 (14%/năm) và cao hơn so với mức tăng GDP bình quân của cả nước giai đoạn 2006-2010 (7,5%). Đây cũng

được xem là điểm thuận lợi của tỉnh trong thu hút FDI.

Có nhiều KCN và chính sách ưu đãi đầu tư

Theo kết quả khảo sát thì đây là hai yếu tố được DN FDI đánh giá là “rất

không quan trọng” khi quyết định lựa chọn địa điểm đầu tư (có giá trị trung bình thấp nhất so với các yếu tố khác là 3.11 và 2.78).

Thực tế là Tây Ninh đang rất hạn chế quy hoạch mới KCN mà tập trung đầu

tư thật tốt về hạ tầng cho các KCN đã được quy hoạch và đang triển khai thực

hiện. Riêng về chính sách ưu đãi đầu tư Tây Ninh khơng ban hành quy định

Kết quả này cho thấy, quy hoạch nhiều KCN hay chính sách ưu đãi, khuyến

khích đầu tư khơng còn là yếu tố thực sự hấp dẫn nhà đầu tư như trước đây.

Tóm lại, qua so sánh kết quả khảo sát các yếu tố khi lựa chọn địa điểm đầu tư của DN FDI với thực tiễn của Tây Ninh thì hạn chế trong thu hút FDI “bền vững” của tỉnh trong thời gian qua nhìn chung có các nguyên nhân chủ yếu sau:

Thứ nhất. Thiếu đội ngũ cơng nhân có trình độ kỹ thuật và tay nghề

cao, lực lượng lao động chủ yếu là lao động phổ thông, chưa qua đào tạo nghề chiếm tỷ lệ lớn, do vậy chỉ cung cấp được cho những dự án có ngành nghề

đơn giản, mức độ sử dụng cơng nghệ thấp và trung bình.

Thứ hai. Hỗ trợ từ phía chính quyền địa phương chưa thật sự đủ mạnh

để thu hút đầu tư, việc tiếp cận thông tin của doanh nghiệp cịn khó khăn,

mong muốn giữa nhà doanh nghiệp và chính quyền chưa có điểm chung.

Thứ ba. Cơ sở hạ tầng xã hội chưa được đầu tư đồng bộ, kịp thời so

với nhu cầu phát triển của địa phương.

2.4. PHÂI TÍCH SWOT

Với những mặt hạn chế của tỉnh như đã nêu trên, trong thời gian tới Tây Ninh sẽ khai thác những cơ hội, mặt mạnh nào để có thể thu hút được dự án FDI “bền vững”? Chúng ta tiến hành phân tích SWOT để làm rõ thêm.

2.4.1. Mặt mạnh (Strengths)

Nguồn nhân lực trẻ và dồi dào là lợi thế có tính quyết định về lâu dài đối với sự nghiệp phát triển kinh tế của tỉnh.

Dân số đông là một thị trường đầy tiềm năng để hấp dẫn các nhà đầu tư.

Cơ sở hạ tầng kỹ thuật được đầu tư tương đối hoàn chỉnh là điểm mạnh để thu hút đầu tư trong thời gian tới.

Ngồi ra, với vị trí địa lý thuận lợi nằm trong Vùng KTTĐPN là vùng kinh tế

thể tận dụng lợi thế về cơ sở hạ tầng, sân bay, bến cảng của thành phố lớn để phát triển.

Đất đai rộng và bằng phẳng là nguồn tài nguyên quý giá để phát triển kinh tế.

Kết quả thu hút đầu tư của tỉnh trong những năm qua sẽ tiếp tục góp phần làm

gia tăng giá trị các ngành sản xuất trong GDP.

2.4.2. Mặt yếu (Weaknesses)

Nền kinh tế của tỉnh tăng trưởng khá qua các năm nhưng nhìn chung vẫn cịn

ở trình độ thấp, thiếu lao động kỹ thuật có tay nghề, chun mơn cao.

Hệ thống hạ tầng kỹ thuật của tỉnh tuy được tập trung đầu tư nhưng hệ thống hạ tầng xã hội thì chưa đáp ứng được yêu cầu, nhất là về nhà ở xã hội, khu vui

chơi, giải trí, khu sinh hoạt văn hóa cộng đồng.

Chất lượng đào tạo nghề vẫn chưa đáp ứng kịp nhu cầu sử dụng lao động

ngày càng tăng của các doanh nghiệp.

2.4.3. Cơ hội (Opportunities)

Xu hướng hội nhập, tồn cầu hóa mang đến cơ hội đầu tư, công nghệ, kỹ thuật

và thị trường mới.

Tự do hóa làm cho hàng rào thuế quan trên tồn thế giới giảm. Hàng hóa giao

thương dễ dàng hơn, tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

2.4.4. Thách thức (Threats)

Chất lượng nguồn nhân lực đang là trở ngại lớn đối với tỉnh. Lao động tăng thêm hàng năm lớn, nhưng chủ yếu là lao động nông thôn, trình độ văn hóa thấp, chưa được đào tạo nghề, do vậy áp lực giải quyết việc làm là rất lớn.

Đây là thách thức của tỉnh trong thu hút các ngành nghề đầu tư có cơng nghệ

mới, tiên tiến.

Xu hướng tồn cầu hóa và tự do hóa dẫn đến gia tăng sự cạnh tranh, đặt ra áp

lực lớn cho tỉnh trong việc tìm ra giải pháp làm tăng khả năng cạnh tranh của

Tóm tắt Chương II

Chương II đề cập đến một số lợi thế và bất lợi của tỉnh Tây Ninh trong thu hút

FDI “bền vững”, phân tích sơ bộ tình hình thu hút FDI và dựa vào các tiêu chí

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút FDI đảm bảo cho sự phát triển bền vững trường hợp tỉnh tây ninh , luận văn thạc sĩ (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)