1.4. THU HÚT FDI “BỀN VỮNG”
1.4.3. Những khó khăn trong thu hút FDI “bền vững”
Ngày nay, hầu hết các nước đều thấy rõ những tác động tiêu cực của việc thu hút dự án FDI “không sạch”. Do vậy, xu hướng chung là tiến tới cạnh tranh giữa các nước trong thu hút dự án FDI “bền vững”, có kiểm sốt về mơi
Tuy nhiên, khi quốc gia hay địa phương tiếp nhận đầu tư mở rộng các quy
định bắt buộc các doanh nghiệp thực hiện về môi trường, điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định đầu tư ở quốc gia nào hay địa phương nào, cụ
thể nhà đầu tư sẽ cân nhắc đến các yếu tố sau:
Chi phí về mơi trường, khả năng của doanh nghiệp phải gánh chịu chi
phí tăng thêm về môi trường. Điều này phụ thuộc vào khả năng cạnh tranh
của doanh nghiệp và khả năng chuyển các chi phí tăng thêm này cho khách hàng.
Khả năng tiếp cận thị trường mới.
Sự bảo hộ ngành công nghiệp của nước chủ nhà.
Tiềm năng của công nghệ mới về môi trường [26].
Các quy định bắt buộc, tiếp cận mở rộng thị trường mới và tốc độ phát triển
của công nghệ mới đều làm tăng các khoản chi phí của doanh nghiệp cho công tác bảo vệ môi trường. Do vậy, nếu một quốc gia vẫn đặt ra chuẩn thấp về mơi trường thì sẽ dễ dàng hơn trong thu hút FDI đến từ các quốc gia khác,
nhưng điều này sẽ không đi đến mục tiêu phát triển bền vững và ngược lại. Đây sẽ là thách thức cho các quốc gia trong quá trình cạnh tranh để thu hút dự
án FDI “bền vững”.
1.5. KINH NGHIỆM THU HÚT FDI “BỀN VỮNG” CỦA MỘT SỐ
NƯỚC CHÂU Á