vốn, kỹ thuật và công nghệ.
Đến cuối những năm 60, khi chiến lược ưu tiên phát triển công nghiệp được đánh giá là thành cơng và góp phần đáng kể vào việc kéo giảm tỷ lệ thất
nghiệp thì Singapore chuyển hướng sang ưu tiên các dự án có hàm lượng vốn
cao và các ngành có hàm lượng tri thức cao như điện tử-bán dẫn, hóa dầu và
cơng nghiệp chế biến, và để giải quyết vấn đề thiếu lao động kỹ thuật bậc cao,
trước mắt, Singapore cho chủ trương khuyến khích các doanh nghiệp tuyển
dụng lao động nước ngoài và bắt đầu thu hút các nhà đầu tư nước ngoài đầu
tư trường đại học để giải quyết về lực lượng lao động bậc cao trong tương lai.
Bên cạnh sự thành cơng của chính sách ưu tiên phát triển cơng nghiệp, các chính sách kinh tế vĩ mô cũng có vai trị quan trọng trong thu hút FDI “bền vững” và Singapore tập trung nguồn lực để xây dựng cơ sở hạ tầng đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư.
1.5.2. Kinh nghiệm thu hút FDI “bền vững” từ các TNCs của Trung Quốc Quốc
Trong các nước đang phát triển thì Trung Quốc là nước có mơi trường thu hút
FDI hấp dẫn thứ hai sau Singapore. Chính sách cơ bản trong việc thu hút FDI “bền vững” của Trung Quốc là:
Thứ nhất, chính sách phát triển ngành sản xuất: Trong từng giai đoạn, Chính phủ Trung Quốc ban hành danh mục ngành sản xuất cần ưu tiên để thu hút đầu tư.
Thứ hai, chính sách phát triển vùng lãnh thổ: Chính phủ Trung Quốc chủ yếu thơng qua các biện pháp như thành lập khu kinh tế đặc biệt, khu phát triển khoa học kỹ thuật và mở cửa các thành phố ven biển, tạo điều kiện thuận lợi và tập trung thu hút FDI vào các khu vực đó.
Thứ ba, chính sách ưu đãi về tài chính đối với các doanh nghiệp đầu tư nước
ngoài: các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư tại Trung Quốc có nhu cầu về vốn được vay vốn của các ngân hàng tại Trung Quốc với thời hạn, lãi suất và phí
vay về cơ bản áp dụng như các doanh nghiệp trong nước; các doanh nghiệp
nước ngồi nếu có đủ tiêu chuẩn được phép phát hành cổ phiếu.
Thứ tư, ban hành hệ thống văn bản pháp luật đầy đủ để điều chỉnh hoạt động
đầu tư trực tiếp nước ngoài.