Thu nhập bình quân/người/tháng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng phương pháp thống kê phân tích nghèo đa chiều của các hộ gia đình trong tỉnh cà mau (Trang 27 - 43)

ĐVT: Nghìn đồng

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2012 Năm 2014

Chung cả nước 1.387,1 1.999,8 2.639,9 Khu vực ĐBSCL 1.247,2 1.796,7 2.326,3 Long An 1.289,0 1.956,3 2.488,7 Tiền Giang 1.312,7 1.940,8 2.482,6 Bến Tre 1.199,8 1.579,8 2.244,4 Trà Vinh 1.088,8 1.397,9 2.140,1 Vĩnh Long 1.239,1 1.743,9 2.206,8 Đồng Tháp 1.137,9 1.665,5 2.314,6 An Giang 1.319,1 1.871,5 2.250,5 Kiên Giang 1.315,6 1.962,8 2.477,5 Cần Thơ 1.540,4 2.324,9 2.800,0 Hậu Giang 1.098,4 1.527,4 2.146,5 Sóc Trăng 1.028,5 1.323,6 1.961,2 Bạc Liêu 1.272,6 2.035,4 2.066,0 Cà Mau 1.250,0 1.778,8 2.068,3 Nguồn: (CTK tỉnh Cà Mau, 2015).

Trong tỉnh Cà Mau thu nhập bình quân/người/tháng năm 2014 khu vực thành thị là 2.491,3 nghìn đồng, khu vực nơng thơn là 1.960,3 nghìn đồng, chênh lệch giữa khu vực thành thị và nông thôn 1,27 lần, năm 2010 chênh lệch này là 1,52 lần. Qua đó cho thấy khoảng cách thu nhập giữa khu vực thành thị và nông thôn đã được cải thiện. Xét về cơ cấu thu nhập của 03 khu vực kinh tế năm 2014 thì tỷ trọng của khu vực I (nơng lâm nghiệp và thủy sản) là 42,48%, khu vực II (Công nghiệp và xây dựng) là 2,02% và khu vực III (Dịch vụ) là 55,50%. Tỷ trọng khu vực III khá cao chủ yếu là do thu nhập

từ tiền lương, tiền công và thu từ thương mại dịch vụ của tỉnh chiếm tỷ lệ khá cao (CTK tỉnh Cà Mau, 2015).

2.5.5. Chi tiêu

Trong những năm gần đây cùng với sự phát triển của xã hội, tình hình đời sống của người dân nói chung ngày một nâng lên. Điển hình là thu nhập bình quân/người/tháng tăng từ 1.250 nghìn đồng năm 2010 lên 2.068,3 nghìn đồng năm 2014, làm cho chi tiêu ở từng gia đình cũng tăng theo. Theo kết quả điều tra KSMS, mức chi tiêu bình quân/người/tháng của tỉnh Cà Mau đã tăng khá cao từ năm 2010 đến năm 2014. Cụ thể, mức chi tiêu bình quân/người/tháng của tỉnh Cà Mau năm 2014 là 1.700,8 nghìn đồng, tăng 800,8 nghìn đồng so năm 2010 (năm 2010 là 900 nghìn đồng), tăng 431,8 nghìn đồng so năm 2012 (năm 2012 là 1.269 nghìn đồng). Nếu đem so sánh giữa thu nhập và chi tiêu thì rõ ràng khi thu nhập tăng thì chi tiêu cũng tăng theo và dường như tăng nhiều hơn. Điều này thể hiện rõ qua tỷ lệ quỹ chi tiêu trong thu nhập. Năm 2014 tỷ lệ quỹ chi tiêu trong thu nhập của các hộ gia đình trên địa bàn tỉnh chiếm 78,96%, tỷ lệ này năm 2010 là 72% và năm 2012 là 71,34% (CTK tỉnh Cà Mau, 2015).

2.5.6. Thực trạng nghèo đói

Đói nghèo là một vấn nạn ln được cả cộng đồng quốc tế quan tâm. Xóa đói, giảm nghèo là một trong những nhiệm vụ chính trị trọng tâm của Đảng và Nhà nước. Ở Cà Mau cơng tác xóa đói, giảm nghèo ln được các cấp chính quyền đặc biệt quan tâm và được gắn liền với một loạt các chính sách như: xúc tiến việc làm, phủ xanh đất trống, nước sinh hoạt nông thôn, khuyến nông, khuyến ngư, y tế cộng đồng, kế hoạch hóa gia đình, phổ cập giáo dục... nhằm huy động mọi nguồn lực hỗ trợ người dân xóa đói, giảm nghèo. Để làm được điều đó các cấp chính quyền ở địa phương đã thực hiện nhiều biện pháp kết hợp như:

tỉnh luôn chủ động phối hợp xây dựng kế hoạch, giải pháp và các bước cụ thể để thực hiện. Để thực hiện có hiệu quả, trước tiên cần làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục từ cán bộ, đảng viên công chức, viên chức đến toàn thể nhân dân ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững. Đặc biệt các cơ quan báo, đài đã kịp thời nêu gương những điển hình tiêu biểu, những mơ hình thốt nghèo bền vững, những điểm sáng trong đào tạo nghề, giải quyết việc làm. Cụ thể từ năm 2011 – 2014 có 9.620 tin, hình ảnh, bài phản ánh nội dung tài liệu, kiến thức, kinh nghiệm phát triển sản xuất, kinh nghiệm thoát nghèo và các vấn đề liên quan (CTK tỉnh Cà Mau, 2015).

- Chính sách đào tạo nghề và giải quyết việc làm: thực hiện Quyết định số

1956/QĐ-TTG ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” và Quyết định số 74/2008/QĐ-TTG về một số chính sách hỗ trợ giải quyết đất ở, đất sản xuất cho hộ dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn vùng ĐBSCL giai đoạn 2008 – 2020. Tỉnh Cà Mau luôn quan tâm đào tạo, bồi dưỡng và dạy nghề cho người dân có nhu cầu, đặc biệt là khu vực nông thôn. Kết quả giai đoạn 2011 – 2014 toàn tỉnh đã đào tạo, bồi dưỡng và dạy nghề cho trên 131 nghìn lao động (CTK tỉnh Cà Mau, 2015).

- Công tác giảm nghèo bền vững: là một vùng đất nông nghiệp, đa phần người

dân sống dựa vào nơng nghiệp thì việc phát triển nơng nghiệp và kinh tế nơng nghiệp là cần thiết để giảm nghèo bền vững. Trong những năm qua, nhiều chính sách chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật thơng qua các Chương trình khuyến nơng, khuyến ngư hướng dẫn cách làm ăn cho nhân dân đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau cùng với các đơn vị có liên quan lồng ghép nguồn vốn từ các chương trình dự án để hỗ trợ người dân phát triển sản xuất, hỗ trợ vật tư, con giống, kiến thức cho các lao động nơng thơn. Qua q trình triển khai thực hiện các chương trình, dự án dần mang lại hiệu quả tích cực, người dân ở khu vực nơng thơn đã tiếp cận được với khoa học kỹ thuật và biết cách áp dụng vào sản xuất, từ đó hiệu

quả kinh tế được nâng lên. Ngoài ra để thực hiện tốt công tác giảm nghèo bền vững, Đảng và chính quyền địa phương đã thực hiện nhiều chính sách khác như:

+ Chính sách tín dụng ưu đãi: điển hình là ngân hàng Chính sách – Xã hội

đã thực hiện nhiều chương trình tín dụng ưu đãi dành cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách. Từ năm 2011 – 2014, ngân hàng Chính sách – xã hội đã cho 41.535 lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo vay vốn và cho trên 60 nghìn lượt hộ vay thuộc 10 chương trình vay tín dụng ưu đãi khác(CTK tỉnh Cà Mau, 2015).

+ Chính sách về y tế, chăm sóc sức khỏe: các chương trình cấp thẻ BHYT

miễn phí cho người nghèo, cận nghèo, hỗ trợ BHYT... được thực hiện thường xuyên, kịp thời đã giúp người dân có điều kiện tiếp cận tốt hơn các dịch vụ y tế, giúp giảm bớt chi phí cho chăm sóc sức khỏe của các hộ gia đình.

+ Chính sách hỗ trợ giáo dục: thực hiện nghị định 49/2010/NĐ-CP và Nghị

định 74/2013/NĐ-CP của Chính phủ về chế độ miễn giảm học phí và các khoản đóng góp của học sinh. Qua 04 năm từ năm 2011 đến năm 2014 đã hỗ trợ cho 119 nghìn lượt học sinh, sinh viên với tổng kinh phí trên 52 tỷ đồng (CTK tỉnh Cà Mau, 2015).

+ Các chính sách khác: ngồi ra tỉnh Cà Mau cịn thực hiện nhiều chương

trình chính sách khác như: hỗ trợ nhà, hỗ trợ tiếp cận các dịch vụ trợ giúp pháp lý, hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo và các chính sách, dự án đặc thù khác của địa phương để giúp đồng bào có hồn cảnh khó khăn giảm bớt gánh nặng trong cuộc sống, có đủ điều kiện đáp ứng các nhu cầu cơ bản nhất của cuộc sống.

Qua quá trình thực hiện các biện pháp giảm nghèo, kết quả cuối năm 2014 tổng số hộ nghèo trong toàn tỉnh Cà Mau là 14.600 hộ, chiếm tỷ lệ 4,9%, giảm 5,6% so với năm 2011. Trong đó tỷ lệ hộ nghèo khu vực thành thị là 2,48% và khu vực nông thôn là 5,63%. Các hộ người dân tộc Khmer có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất trong cộng đồng dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh, với tỷ lệ hộ nghèo là 18,75% (CTK tỉnh Cà Mau, 2015).

2.6. Những điểm đã đạt được và một số hạn chế ở địa phương 2.6.1. Những điểm đạt được 2.6.1. Những điểm đạt được

Tình hình đời sống của người dân có nhiều cải thiện và tăng lên rõ rệt so với những năm trước đây. Mức thu nhập bình quân đầu người đã tăng từ 1.250 nghìn đồng/người/tháng năm 2010 lên 1.778,8 nghìn đồng/người/tháng năm 2014 (TCTK, 2015). Hệ thống cơ sở hạ tầng điện, đường, trường, trạm... trong tỉnh ngày càng được đầu tư phát triển. Bên cạnh đó, các hộ nghèo, cận nghèo, các gia đình chính sách đã được Nhà nước quan tâm trợ cấp xã hội, miễn giảm các khoản thu như giáo dục, y tế,... tạo điều kiện thuận lợi cho người dân đặc biệt là các hộ có hồn cảnh khó khăn tối thiểu có thể tiếp cận, thụ hưởng các dịch vụ cơ bản của xã hội. Nhà nước đã có chủ trương cấp thẻ BHYT cho người nghèo, từ đó các hộ nghèo khi đến bệnh viện điều trị không phải mất tiền. Cơng tác xã hội hóa đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ, thu hút được sự đóng góp của các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm với nhiều hình thức. Cơng tác thực hiện kế hoạch hóa gia đình được thực hiện khá tốt thơng qua các hình thức tuyên truyền vận động, từ đó các hộ gia đình thường sinh ít con, có điều kiện tốt để nuôi dạy con cái, tiến tới ổn định quy mơ dân số. Từ đó nâng cao chất lượng dân số, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

2.6.2. Một số hạn chế, tồn tại

Mặc dù tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh Cà Mau trong những năm qua đã giảm mạnh nhưng tính bền vững chưa cao, các hộ cận nghèo còn chiếm tỷ lệ khá cao và một bộ phận khơng nhỏ họ có mức thu nhập chỉ vừa bước qua khỏi ngưỡng nghèo, nên rất dễ rơi xuống nhóm nghèo khi phải chịu các tác động bất lợi như bệnh tật, thiên tai,... nguyên nhân chủ yếu là do:

trong tình trạng khó khăn do mất cân đối trong thu, chi đặc biệt là đối với BHYT, nguồn lực bảo đảm cho an sinh xã hội cịn gặp nhiều khó khăn.

- Cơng tác tun truyền của tỉnh chưa được thực hiện thường xuyên, liên tục, hình thức chưa được phong phú, hấp dẫn, công tác truyền thông các cấp chưa được quan tâm đúng mức.

- Cơ sở hạ tầng của tỉnh Cà Mau còn nhiều hạn chế, quy hoạch sản xuất ngư – nông – lâm nghiệp một vài nơi cịn thiếu ổn định, lao động khu vực nơng thôn thiếu tay nghề, thiếu việc làm còn nhiều, ý thức vươn lên của một số hộ nghèo chưa cao, còn ỷ lại, trông chờ vào sự giúp đỡ của Nhà nước và cộng đồng.

Tóm tắt chương 2:

Nội dung chính của chương này chủ yếu trình bày các khái niệm về nghèo, nghèo đa chiều và các yếu tố tác động đến các hộ nghèo theo phương pháp tiếp cận đa chiều. Tổng hợp, phân tích một số nghiên cứu trước đây về nghèo đa chiều, từ đó xác định hướng nghiên cứu cho đề tài.

Chương 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

Mục đích của chương này nhằm trình bày về phương pháp thực hiện nghiên cứu, các bước thực hiện nghiên cứu, khái quát về dữ liệu nghiên cứu, phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu.

3.1. Quy trình nghiên cứu

Trong đo lường nghèo đa chiều thì chỉ số MPI được sử dụng trong báo cáo phát triển con người toàn cầu (HDR) 2010 được các nhà nghiên cứu đánh giá là phù hợp nhất hiện nay, đặc biệt là với các nước đang phát triển. Không giống như chỉ số HPI, MPI ngoài việc phản ánh sự thiếu hụt tổng thể trong các chiều, các chỉ tiêu thì MPI cịn đo lường tỷ lệ cá nhân chịu các thiếu hụt chồng chéo và trung bình phải chịu bao nhiêu thiếu hụt. Vì vậy, trong đề tài này MPI được chọn làm chỉ số để xác định tình trạng nghèo. Phương pháp thực hiện nghiên cứu được khái quát thành các bước cụ thể sau:

Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu Nguồn: Tác giả tự nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu Cơ sở lý thuyết

Lựa chọn đơn vị phân tích Chọn chiều phân tích

Chọn chỉ tiêu phân tích Xác định ngưỡng nghèo

Phân tích số liệu và đưa ra nhận xét, đánh giá các kết quả có được từ việc phân tích số liệu

3.2. Nguồn dữ liệu

- Dữ liệu trong đề tài là dữ liệu về mức sống dân cư trên địa bàn tỉnh Cà Mau năm 2016, được trích lọc từ bộ dữ liệu Khảo sát mức sống dân cư Việt Nam năm 2016 của TCTK (được viết tắt là KSMS 2016). KSMS 2016 là cuộc điều tra chọn mẫu trong chương trình điều tra thống kê quốc gia, với mục đích biên soạn các chỉ tiêu thống kê quốc gia về mức sống dân cư, nhằm cung cấp thông tin thống kê cho các cấp, các ngành để đánh giá tình trạng nghèo đói và phân hóa giàu nghèo của dân cư theo hướng tiếp cận đa chiều.

- Đối tượng của cuộc điều tra KSMS 2016 là hộ dân cư (được viết tắt là hộ), các thành viên của hộ và các xã thuộc địa bàn điều tra.

- Tổng số mẫu của KSMS 2016 là 46.995 hộ, tương đương với 15% trong tổng số hộ theo kết quả điều tra dân số năm 2009. Trong đó, tổng số mẫu của địa bàn tỉnh Cà Mau là 690 hộ. Cuộc điều tra chủ yếu tập trung vào các nội dung sau:

+ Thu nhập của hộ: mức thu nhập và thu nhập phân theo nguồn thu (tiền công, tiền lương; hoạt động sản xuất tự làm Nông, lâm nghiệp và thủy sản; hoạt động ngành nghề sản xuất kinh doanh dịch vụ phi Nông, lâm nghiệp và thủy sản của hộ; thu nhập khác).

+ Chi tiêu của hộ: mức chi tiêu, chi tiêu phân theo mục đích chi và các khoản chi

(ăn, mặt, ở, đi lại, giáo dục, y tế văn hóa,... và các khoản chi khác).

+ Một số thông tin khác của hộ và các thành viên trong hộ: tuổi, giới tính, dân tộc, tình trạng hơn nhân, trình độ học vấn, tình trạng ốm đau bệnh tật, sử dụng dịch vụ y tế, việc làm, đồ dùng, điện, nước, điều kiện vệ sinh, tham gia các chương trình trợ giúp xã hội nhằm phân tích ngun nhân về sự khác biệt của mức sống.

3.3. Thu thập và xử lý dữ liệu 3.3.1. Phiếu điều tra 3.3.1. Phiếu điều tra

Nội dung chủ yếu của phiếu điều tra KSMS 2016 được chia thành 08 mục cụ thể sau:

- Mục 1: Danh sách thành viên hộ, những người giúp việc và những người đi làm ăn xa: mục này thu thập các thông tin khái quát về nhân khẩu trong hộ.

- Mục 2: Giáo dục: mục này thu thập các thông tin về trình độ học vấn của từng thành viên và các khoản chi tiêu cho giáo dục của hộ cũng như khả năng tiếp cận với các dịch vụ giáo dục của từng thành viên trong hộ.

- Mục 3: Y tế và chăm sóc sức khỏe: mục này thu thập thơng tin về tình hình ốm, bệnh, chấn thương của các thành viên trong gia đình; tình hình chăm sóc sức khỏe, sử dụng thẻ BHYT, các khoản chi tiêu cho các dịch vụ y tế và các khoản mà các hộ được trợ giúp khi có thành viên trong hộ bị ốm, bệnh, chấn thương.

- Mục 4: Thu nhập: mục này thu thập thông tin về các nguồn thu, khả năng thu

nhập của từng cá nhân và của cả hộ gia đình. Đồng thời cũng cho ta biết về thơng tin người sống phụ thuộc của hộ.

- Mục 5: Chi tiêu: mục này thu thập thơng tin về chi tiêu của các hộ gia đình,

bao gồm chi tiêu cho lương thực – thực phẩm như: gạo, thịt, cá, trứng, sữa... và các khoản chi tiêu cho phi lương thực – thực phẩm như: quần áo, giầy dép, giáo dục, y tế,... - Mục 6: Đồ dùng lâu bền: mục này nhằm thu thập thông tin về các loại đồ dùng lâu bền (như là: xe, tàu, thuyền, ti vi, điện thoại, tủ lạnh, máy giặt, quạt điện,...) hiện có trong hộ thơng qua các hình thức mua, được tặng, tự làm.

- Mục 7: Nhà ở: mục này nhằm xác định các thông tin về chổ ở hiện tại của hộ

- Mục 8: Tham gia các chương trình trợ giúp xã hội: mục này nhằm thu thập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng phương pháp thống kê phân tích nghèo đa chiều của các hộ gia đình trong tỉnh cà mau (Trang 27 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)