Nghèo đa chiều theo từng chiều

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng phương pháp thống kê phân tích nghèo đa chiều của các hộ gia đình trong tỉnh cà mau (Trang 57 - 62)

Trong một nghiên cứu về tình trạng nghèo ở trẻ em Việt Nam của TCTK năm 2011 đã xác định “một trẻ em được coi là nghèo theo lĩnh vực khi em đó bị xác định là nghèo đối với ít nhất một chỉ tiêu trong lĩnh vực đó”. Dựa trên khái niệm này, (Trần Thị Thái Minh, 2014) đã mở rộng thành “một hộ được xem là nghèo theo từng chiều nếu hộ đó được xác định là thiếu hụt ít nhất một chỉ tiêu trong chiều đó”. Theo đó, đề tài xác định hộ nghèo theo từng chiều nếu hộ đó thiếu hụt ít nhất một chỉ tiêu trong các chỉ tiêu của chiều đó. Trong phần này, tình trạng nghèo được xác định ở hai mức giới hạn thiếu hụt là 20%, k=3 (tức là thiếu hụt từ 03 chỉ tiêu trở lên) và 33,3%, k=5 (tức là thiếu hụt từ 05 chỉ tiêu trở lên) trong tổng số 15 chỉ tiêu nghiên cứu. Ở mức giới hạn 20% (k=3) thì số hộ nghèo trong tổng số hộ được điều tra là 399 hộ, chiếm 57,83%. Tỷ lệ này sẽ giảm mạnh khi ta xét ở mức giới hạn 33,3% (k=5), khi đó tổng số hộ nghèo được điều tra chỉ còn 62 hộ, chiếm 8,99%. Tuy nhiên, cường độ thiếu hụt ở mức giới hạn 33,3% (k=5) sẽ nghiêm trọng hơn rất nhiều so với mức giới hạn 20% (k=3). Do đó, những đối tượng này là những đối tượng cần được sự quan tâm giúp đỡ nhiều hơn từ các cấp chính quyền và cộng đồng xã hội. Kết quả tổng hợp hộ nghèo đa chiều theo từng chiều ở hai mức giới hạn 20% và 33,3% được tổng hợp trong bảng 4.4.

4.2.1. Chiều giáo dục

Theo mức giới hạn thiếu hụt 20% (k=3), trung bình tỉnh Cà Mau có 46,09% hộ nghèo thiếu hụt về chiều giáo dục, chủ yếu là thiếu hụt về chỉ tiêu thứ nhất (từ 18 tuổi trở lên chưa học hết THCS). Trong đó, tỷ lệ thiếu hụt ở thành thị là 35,15% và ở nông thôn là 49,52%, ở dân tộc kinh là 45,79% và dân tộc khác là 61,54%. Nếu chia theo huyện, thành phố thì ở thành phố Cà Mau có tỷ lệ thiếu hụt thấp nhất chiếm 31,67% và cao nhất là huyện Đầm Dơi với tỷ lệ thiếu hụt 57,78%. Tỷ lệ thiếu hụt sẽ giảm mạnh khi ta thay đổi mức giới hạn thiếu hụt lên 33,3% (k=5). Khi ta tăng mức giới hạn thiếu hụt lên 33,3% (k=5) thì tỷ lệ thiếu hụt ở chiều giáo dục chỉ cịn 7,54%, trong đó: tỷ lệ

thiếu hụt ở khu vực thành thị là 4,24% và ở khu vực nông thôn là 8,57%, dân tộc kinh là 7,24% và dân tộc khác là 23,08%. Khác với mức giới hạn 20%, ở trường hợp này khi phân theo huyện, thành phố thì Phú Tân là huyện có tỷ lệ hộ nghèo thiếu hụt chỉ tiêu này thấp nhất chỉ có 2,22% (ở mức giới hạn 20% là 44,44% đứng thứ 6 trong 9 huyên, thành phố tính từ cao đến thấp) và U Minh là huyện có tỷ lệ thiếu hụt cao nhất chiếm 13,33% (ở mức giới hạn 20% là 53,33% đứng ở vị trí thứ 2), chi tiết được thể hiện cụ thể trong bảng 4.4.

4.2.2. Chiều sức khỏe

Sức khỏe là chiều có tỷ lệ thiếu hụt thấp nhất trong số các chiều nghiên cứu ở cả hai mức giới hạn chỉ chiếm 8,70% (đối với mức giới hạn 20%) và 2,75% (ở mức giới hạn 33,3%). Khác với giáo dục, ở chiều này tỷ lệ thiếu hụt ở khu vực thành thị lại cao hơn nông thôn, ở dân tộc kinh cao hơn dân tộc khác, tuy nhiên sự chênh lệch này không nhiều ở cả hai mức giới hạn. Phân theo huyện, thành phố, khi xét ở mức giới hạn 20% (k=3) thì Ngọc Hiển có tỷ lệ thiếu hụt thấp nhất, chỉ chiếm 1,67% và Phú Tân là huyện có tỷ lệ thiếu hụt cao nhất chiếm tới 15,56%. Ở mức giới hạn 33,3% (k=5) thì Ngọc Hiển vẫn là huyện có mức thiếu hụt thấp nhất khơng có hộ nào thuộc đối tượng điều tra thiếu hụt chỉ tiêu này, Phú Tân và Năm Căn là hai huyện có tỷ lệ thiếu hụt cao nhất, cùng bằng 44,44%.

4.2.3. Chiều điều kiện sống

Là chiều có nhiều chỉ tiêu nên tỷ lệ thiếu hụt của chiều điều kiện sống cũng khá cao, với tỷ lệ thiếu hụt chiếm đến 53,77% (ở mức giới hạn 20%) và 8,99% (ở mức giới hạn 33,3%), nguyên nhân chủ yếu là do thiếu thiết bị giải trí (đầu video, DVD, kỹ thuật số, ăng ten chảo) và thiếu hố xí hợp vệ sinh. Đặc biệt là ở vùng nông thôn, đồng bào dân tộc thiểu số. Phân theo huyện, thành phố ở mức giới hạn 20%, tỷ lệ thiếu hụt về chiều này của tất cả các huyện, thành phố đều rất cao, cao nhất là huyện Trần Văn Thời với tỷ lệ là 61,90% và thấp nhất là huyện Thới Bình với tỷ lệ 44%. Ở mức giới hạn

thiếu hụt 33,3%, ta thấy có sự chênh lệch nhiều giữa các huyện, trong khi tỷ lệ thiếu hụt thấp nhất là huyện Ngọc Hiển chỉ có 3,33% thì tỷ lệ thiếu hụt cao nhất là huyện Trần Văn Thời chiếm tới 14,29%.

4.2.4. Chiều điều kiện kinh tế

Tương tự như điều kiện sống, điều kiện kinh tế cũng là một trong những chiều có tỷ lệ thiếu hụt cao nhất, với tỷ lệ thiếu hụt chiếm đến 50,07% (ở mức giới hạn 20%), cao nhất trong tất cả các chiều nghiên cứu và chiếm 8,84% (ở mức giới hạn 33,3%), chỉ thấp hơn chiều điều kiện sống. Mức độ thiếu hụt của chiều này cũng được phân bố tương tự như điều kiện sống, nông thôn thiếu hụt nhiều hơn thành thị và đồng bào dân tộc thiểu số thiếu hụt nhiều hơn những hộ dân tộc kinh. Phân theo huyện, thành phố tỷ lệ thiếu hụt của chiều điều kiện kinh tế cũng tương tự như điều kiện sống, ở mức giới hạn 20%, tỷ lệ thiếu hụt của chiều điều kiện kinh tế cũng rất cao ở tất cả các huyện, cao nhất là huyện Đầm Dơi chiếm 62,22%, tiếp đến là huyện Trần Văn Thời chiếm 60,95% và thấp nhất vẫn là huyện Thới Bình chiếm 38,67%. Ở mức giới hạn 33,3%, cũng có sự chênh lệch nhiều giữa các huyện, tỷ lệ thiếu hụt thấp nhất là huyện Ngọc Hiển chiếm 3,33%, cao nhất là huyện Trần Văn Thời chiếm 14,29%.

4.2.5. Chiều việc làm

Mức độ thiếu hụt của chiều việc làm không cao, chỉ chiếm 13,04% ở mức giới hạn 20% và 4,20% ở mức giới hạn 33,3%. Ở mức giới hạn 20%, tỷ lệ thiếu hụt của chiều việc làm ở khu vực thành thị cao hơn ở khu vực nông thôn, ở dân tộc kinh cao hơn dân tộc khác. Phân theo huyện, thành phố thì Trần Văn Thời là huyện có tỷ lệ hộ nghèo thiếu hụt chiều việc làm thấp nhất chiếm 6,67% và thành phố Cà Mau có tỷ lệ hộ nghèo thiếu hụt về chỉ tiêu việc làm cao nhất chiếm 20%. Nguyên nhân chủ yếu là do đại bộ phận hộ nghèo ở các huyện, đặc biệt là vùng nông thôn sống chủ yếu bằng nghề nông, hoạt động sản xuất mang tính chất thời vụ cao, thời gian nhàn rỗi các hộ thường tham gia làm cơng, làm th cho các gia đình có nhiều đất sản xuất, vào những tháng

cao điểm cơng việc thường rất nhiều nên tình trạng thiếu việc làm trong 12 tháng qua của chủ hộ là rất thấp. Còn ở thành phố Cà Mau, đặc biệt là khu vực thành thị ngồi tình trạng thất nghiệp chính thức thường kéo dài thì vấn đề tìm việc làm khơng chính thức cũng tương đối khó khăn, đặc biệt là đối với các chủ hộ thường là những người lớn tuổi, do tình trạng cơng việc thường khơng ổn định nên số người tiếp cận các chính sách ưu đãi về trợ cấp, lương hưu của các hộ nghèo cũng không nhiều.

Bảng 4.4: Tỷ lệ hộ nghèo theo từng chiều ở mức giới hạn thiếu hụt 20% và 33,3%

ĐVT: %

Nghèo đa chiều theo từng chiều

Mức giới hạn thiếu hụt 20% (k=3) Mức giới hạn thiếu hụt 33,3% (k=5)

Giáo dục Sức khỏe Điều kiện sống Điều kiện kinh tế Việc làm Giáo dục Sức khỏe Điều kiện sống Điều kiện kinh tế Việc làm Cả tỉnh 46,09 8,70 53,77 55,07 13,04 7,54 2,75 8,99 8,84 4,20 Khu vực - Nông thôn 49,52 8,19 55,43 56,76 12,57 8,57 2,67 9,71 9,71 4,38 - Thành thị 35,15 10,30 48,48 49,70 14,55 4,24 3,03 6,67 6,06 3,64 Huyện - TP. Cà Mau 31,67 12,50 50,00 52,50 20,00 4,17 4,17 6,67 6,67 2,50 - U Minh 53,33 2,22 53,33 53,33 11,11 13,33 2,22 13,33 13,33 8,89 - Thới Bình 40,00 8,00 44,00 38,67 14,67 10,67 2,67 10,67 9,33 5,33 - Trần Văn Thời 49,52 8,57 61,90 60,95 6,67 10,48 3,81 14,29 14,29 2,86 - Cái Nước 52,38 11,43 52,38 60,00 15,24 6,67 1,90 7,62 7,62 7,62 - Đầm Dơi 57,78 5,56 61,11 62,22 11,11 11,11 1,11 11,11 11,11 2,22 - Năm Căn 44,44 8,89 53,33 53,33 11,11 4,44 4,44 6,67 6,67 4,44 - Phú Tân 44,44 15,56 48,89 51,11 13,33 2,22 4,44 4,44 4,44 4,44 - Ngọc Hiển 45,00 1,67 55,00 56,67 10,00 3,33 - 3,33 3,33 1,67 Dân tộc - Kinh 45,79 8,71 53,47 54,80 13,15 7,24 2,66 8,57 8,42 4,14 - Khác (Khmer) 61,54 7,69 69,23 69,23 7,69 23,08 7,69 30,77 30,77 7,69

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng phương pháp thống kê phân tích nghèo đa chiều của các hộ gia đình trong tỉnh cà mau (Trang 57 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)