Bảng tổng hợp các chiều, chỉ số và trọng số của mơ hình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng phương pháp thống kê phân tích nghèo đa chiều của các hộ gia đình trong tỉnh cà mau (Trang 43 - 51)

Chiều Chỉ tiêu

hiệu Thiếu hụt nếu

Trọng số chiều Trọng số chỉ tiêu Giáo dục

Trên 18 tuổi chưa

học hết THCS CT1

Có ít nhất 2 thành viên trong hộ trên 18 tuổi mà chưa học hết lớp 9.

1/5

1/10 Tuổi từ 6 đến 18

không được đi học

CT2

Có ít nhất 1 thành viên trong hộ tuổi từ 6 đến 18 mà chưa từng đi học.

1/10

Khơng có BHYT CT3 Các thành viên trong hộ khơng có

Sức khỏe

bệnh miễn phí. Khơng có đủ tiền

chi trả viện phí CT4

Hộ khơng có hoặc có khơng đủ khả

năng chi trả viện phí. 1/15

Có bệnh mãn tính CT5 Có ít nhất một thành viên trong hộ có số lần khám chữa bệnh nội trú từ 2 lần trở lên. 1/15 Điều kiện sống

Khơng có điện CT6 Khơng có điện sinh hoạt.

1/5

1/25 Khơng có hố xí

hợp vệ sinh CT7

Khơng có các hố xí: tự hoại/bán tự hoại, thấm dội nước, cải tiến có ống thơng hơi, hai ngăn.

1/25

Khơng có nước

uống sạch CT8

Sử dụng các nguồn nước như: nước giếng hoặc nước khe/mó khơng có thành bảo vệ, nước sông suối, hồ ao và kênh rạch.

1/25

Khơng có điện thoại cố định hoặc di động

CT9 Hộ khơng có điện thoại cố định

hoặc di động. 1/25

Khơng có thiết bị

giải trí CT10

Hộ khơng có các thiết bị giải trí như đầu Video, DVD, kỹ thuật số, ăng ten chảo.

1/25

Điều kiện kinh tế

Diện tích ở nhỏ

hơn 8m2/người CT11 Diện tích ở nhỏ hơn 8m

2/người. 1/5 1/15 Không tiếp cận được tín dụng ưu đãi CT12

Hộ khơng tiếp cận được tín dụng ưu đãi về tiền hoặc hàng hóa (bao gồm cả giống và phân bón) trong 12 tháng qua.

1/15

Thu nhập dưới

chuẩn nghèo CT13

Thu nhập bình quân đầu người ở nơng thơn dưới 700 nghìn đồng/người/tháng và ở thành thị là 900 nghìn đồng/người/ tháng.

Việc làm

Chủ hộ thất

nghiệp CT14

Chủ hộ trong độ tuổi lao động và khơng có việc làm trong vòng 12

tháng qua. 1/5

1/10 Khơng có lương

hưu CT15

Chủ hộ cao tuổi khơng có lương

hưu. 1/10

Nguồn: Trần Thị Thái Minh (2014) và được tác giả tổng hợp từ các cơ sở lý thuyết

Tóm tắt chương 3:

Trong chương này, tác giả đã trình bày cụ thể phương pháp nghiên cứu của đề tài, xây dựng mơ hình nghiên cứu dựa trên các cơ sở lý thuyết, các nghiên cứu trước đây kết hợp với dữ liệu thực tế hiện có. Đồng thời, cũng đã giải thích rõ về các nhân tố tác động đến chỉ số nghèo tổng thể của mơ hình.

Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Mục đích của chương này là đi sâu vào việc phân tích dữ liệu điều tra KSMS 2016 trên địa bàn tỉnh Cà Mau, từ đó đưa ra những nhận xét, đánh giá về nghèo đa chiều theo từng khía cạnh và nghèo đa chiều tổng thể ở địa phương.

4.1. Nghèo đa chiều theo từng chỉ tiêu

Trong thực tế hiện nay vẫn chưa có một nghiên cứu nào khẳng định được mức giới hạn thiếu hụt k bao nhiêu là tốt nhất, việc lựa chọn mức giới hạn thiếu hụt k phụ thuộc vào tình hình và đối tượng nghiên cứu thực tế của từng cơng trình. Mức giới hạn k càng lớn thì số lượng hộ nghèo trong nghiên cứu sẽ càng nhỏ và ngược lại mức giới hạn k càng nhỏ thì số lượng hộ nghèo sẽ càng lớn. Tuy nhiên điều đó khơng có nghĩa là mức giới hạn k càng lớn thì chỉ số nghèo đa chiều tổng thể sẽ giảm đi vì ngồi tỷ lệ nghèo đếm đầu H thì đối với phương pháp tính chỉ số nghèo đa chiều này chúng ta cần xét đến mức độ thiếu hụt A của các đối tượng. Khi mức giới hạn k càng lớn thì mức độ thiếu hụt của các đối tượng sẽ trầm trọng hơn, làm cho chỉ số nghèo đa chiều tổng thể sẽ tăng lên và ngược lại. Do đó, việc sử dụng mức giới hạn k là tùy thuộc vào điều kiện cụ thể, mức độ phát triển về kinh tế - xã hội của địa bàn nghiên cứu, số chỉ tiêu nghiên cứu và mục đích nghiên cứu. Đối với những vùng, những quốc gia có điều kiện kinh tế - xã hội phát triển sẽ thích hợp với mức giới hạn k nhỏ hơn đối với các vùng, quốc gia có điều kiện kinh tế - xã hội kém phát triển. Trong phần đánh giá hộ nghèo đa chiều theo từng chỉ tiêu, tác giả nhận thấy mức giới hạn k=3 là tương đối phù hợp với mơ hình nghiên cứu. Theo đó, hộ được xem là nghèo đa chiều theo từng chỉ tiêu nếu hộ đó thiếu hụt từ 03 chỉ tiêu (tức 20% trong tổng số các chỉ tiêu) trở lên và hộ đó cũng thiếu hụt chỉ tiêu đang nghiên cứu. Hộ được xem là thiếu hụt chỉ tiêu nào khi chỉ tiêu đó nằm dưới mức giới hạn tối thiểu đã tổng hợp trong bảng 3.1. Kết quả tổng hợp hộ nghèo đa chiều theo từng chỉ tiêu được tổng hợp trong bảng 4.3.

4.1.1. Chỉ tiêu thứ nhất: từ 18 tuổi trở lên chưa học hết THCS

Theo kết quả điều tra KSMS 2016, trên địa bàn tỉnh Cà Mau, tỷ lệ hộ nghèo có từ 02 thành viên từ 18 tuổi trở lên chưa hồn thành THCS vẫn cịn ở mức khá cao, trung bình 1.000 hộ thì có tới 459 hộ thiếu hụt chỉ tiêu này, chiếm 45,94% trong tổng số hộ. Tỷ lệ này ở khu vực nông thôn là 49,14%, khu vực thành thị là 35,76%. Mặc dù ở khu vực thành thị có tỷ lệ người lớn chưa hồn thành THCS thấp hơn khu vực nơng thơn nhưng vẫn ở mức khá cao. Đây là điều dễ hiểu bởi vì khu vực thành thị là nơi tập trung nhiều lao động nhập cư, có điều kiện cơ sở hạ tầng tốt, cơng việc địi hỏi trình độ tay nghề nhiều nên thu hút được nhiều lao động trình độ cao từ nơng thơn ra làm việc và sinh sống. Đồng thời, một bộ phận học sinh, sinh viên sau khi nghỉ học đã chọn ở lại thành thị để lập nghiệp. Điều này thể hiện rõ qua tỷ lệ người lớn chưa hoàn thành THCS ở thành phố Cà Màu bằng 31,67%, thấp nhất trong tổng số 09 huyện, thành phố trong tỉnh. Tỷ lệ này cao nhất là huyện Đầm Dơi với tỷ lệ 57,78%. Đối với khu vực nông thôn, người dân sống chủ yếu bằng nghề nơng nên u cầu về trình độ khơng cao. Mặc dù, trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nước ta đã quan tâm đầu tư cho giáo dục nông thôn ngày càng nhiều, nhưng do nhiều nguyên nhân như: áp lực về kinh tế, lớn tuổi, điều kiện cơ sở hạ tầng khó khăn, giao thơng khơng đảm bảo,... làm cho tỷ lệ người lớn chưa hồn thành THCS cao. Do đó, tỷ lệ thiếu hụt chỉ tiêu này ở khu vực nông thôn cao hơn thành thị.

Về dân tộc, theo kết quả thống kê đồng bào dân tộc thiểu số đến ngày 01/11/2012, tồn tỉnh Cà Mau có 52.988 người dân tộc thiểu số, chiếm tỷ lệ 4,35% trên tổng số nhân khẩu của tỉnh, nữ người dân tộc thiểu số là 26.380 người. Trong đó, dân tộc Khmer có 33.439 người và dân tộc Hoa có 9.418 người là 02 dân tộc chiếm tỷ lệ lớn nhất (CTK tỉnh Cà Mau, 2013). Theo kết quả điều tra KSMS 2016, trên địa bàn tỉnh Cà Mau có 677 hộ trong tổng số 690 hộ được điều tra là dân tộc kinh, còn lại 13 hộ là dân tộc khác (Khmer). Kết quả phân tích mức thiếu hụt chỉ tiêu từ 18 tuổi trở lên chưa học

hết THCS cho thấy, đối với các hộ gia đình có dân tộc là kinh thì tỷ lệ thiếu hụt này là 45,64% còn đối với các dân tộc khác là 61,54%.

4.1.2. Chỉ tiêu thứ hai: tuổi từ 6 đến 18 chưa từng đi học

So với chỉ tiêu thứ nhất, tỷ lệ hộ nghèo thiếu hụt chỉ tiêu này là rất thấp, chỉ có 0,87% trong tổng số hộ được điều tra là thiếu hụt chỉ tiêu này, tức là chưa tới 09 hộ trong tổng số 1.000 hộ có người từ 6 đến 18 tuổi chưa được đi học. Tương tự như chỉ tiêu thứ nhất, ở chỉ tiêu này tỷ lệ thiếu hụt của khu vực thành thị (0,61%) nhỏ hơn khu vực nông thôn (0,95%). Điều này cho thấy, sự đầu tư cho giáo dục trong những năm gần đây đã đạt được thành tựu to lớn, các chính sách xóa mù chữ, vận động trẻ em đến trường, xã hội hóa giáo dục của địa phương đã được thực hiện khá tốt, ý thức của người dân về tầm quan trọng của giáo dục đã được nâng lên rất nhiều.

4.1.3. Chỉ tiêu thứ ba: khơng có BHYT

BHYT là hình thức bảo hiểm để chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, do Nhà nước tổ chức thực hiện và toàn dân tham gia để bảo vệ sức khỏe cho mỗi người khi chẳng may ốm đau, tai nạn, nhằm đảm bảo an sinh xã hội. Tham gia BHYT là cách tốt nhất để mọi người giúp nhau chia sẻ rủi ro khi bị ốm đau, bệnh tật. BHYT chi trả phần lớn chi phí khám bệnh, xét nghiệm, thuốc men và chăm sóc cho người có thẻ khi đi khám chữa bệnh theo đúng nơi đăng ký ghi trên thẻ. Thực hiện khám chữa bệnh bằng thẻ BHYT giúp người nghèo và cận nghèo bớt đi gánh nặng chi tiêu cho gia đình khi ốm đau. Nhận thức được tầm quan trọng đó, trong những năm gần đây việc tham gia BHYT của người dân đã được cải thiện đáng kể. Theo kết quả điều tra, tỷ lệ hộ nghèo thiếu hụt chỉ tiêu này ở Cà Mau là 7,54%, trong đó: thành thị là 10,30% và nông thôn là 6,67%. Trong nghiên cứu “Đánh giá nghèo đa chiều của các hộ gia đình Việt Nam”, (2014), Trần Thị Thái Minh, dựa vào dữ liệu Khảo sát mức sống dân cư Việt Nam 2010 thì chỉ tiêu này của cả nước là gần 52%, đề tài còn nhấn mạnh “... tỷ lệ thiếu hụt tập trung nhiều ở khu vực nông thôn và các vùng đồng bằng sông Cửu Long, Đông

Nam bộ và đồng bằng sông Hồng”. Thực tế, trong những năm gần đây các chính sách về BHYT đã được Nhà nước ta quan tâm nhiều hơn. Theo quy định hiện nay, tất cả trẻ em dưới 6 tuổi, những người trong diện hộ nghèo được Nhà nước cấp thẻ BHYT miễn phí. Nhà nước hỗ trợ 100% mức đóng phí BHYT đối với người thuộc hộ gia đình cận nghèo mới thốt nghèo; những người thuộc hộ gia đình cận nghèo đang sinh sống tại các huyện nghèo và các huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao. Nhà nước hỗ trợ 70% phí BHYT cho người thuộc hộ cận nghèo. Do đó, mức thiếu hụt chỉ tiêu này đã giảm đáng kể so với những năm trước. Tương tự như trên, tỷ lệ thiếu hụt của chỉ tiêu này ở thành phố Cà Mau cao hơn nhiều so với các huyện kém phát triển. Tỷ lệ thiếu hụt của chỉ tiêu này cao nhất là thành phố Cà Mau 11,67% và thấp nhất là của huyện Ngọc Hiển chỉ có 1,67%. Phân theo dân tộc thì khơng có sự khác biệt nhiều, dân tộc kinh có tỷ lệ thiếu hụt của chỉ tiêu này là 7,53% và dân tộc khác là 7,69%.

4.1.4. Chỉ tiêu thứ tư: khơng có đủ tiền chi trả viện phí

Khả năng thanh tốn viện phí ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống của người dân. Khơng có hoặc có khơng đủ khả năng thanh tốn viện phí sẽ làm cho các hộ nghèo gián đoạn hoặc từ chối khám và điều trị bệnh, từ đó làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người mắc bệnh. Sức khỏe không đảm bảo, chất lượng công việc và chất lượng cuộc sống của họ cũng sẽ giảm sút tạo thêm gánh nặng cho gia đình. Nhờ được hỗ trợ về BHYT đã góp phần giảm nhẹ đáng kể gánh nặng chi phí khám chữa bệnh cho người dân, đặc biệt là các gia đình nghèo, cận nghèo, gia đình có hồn cảnh khó khăn. Do đó, tỷ lệ thiếu hụt của chỉ tiêu này tương đối thấp, chỉ chiếm 0,87% và chủ yếu là ở khu vực nông thôn.

4.1.5. Chỉ tiêu thứ năm: có bệnh mãn tính

Bệnh mãn tính là bệnh thời gian tiến triển kéo dài hoặc hay tái phát, không thể ngừa bằng vắc xin, khơng thể chữa khỏi hồn tồn và cũng không tự biến mất. Đối với các gia đình nghèo, nguyên nhân quan trọng dẫn tới các bệnh mãn tính phần lớn là do

điều kiện kinh tế khó khăn, khơng tiếp tục điều trị đến nơi đến chốn khi mắc bệnh, dẫn đến tình trạng tái đi, tái lại nhiều lần và dần dần chuyển thành kháng thuốc, khó điều trị. Ngồi ra, điều kiện làm việc, môi trường sống cũng tác động không nhỏ đến chỉ tiêu này. Theo kết quả nghiên cứu của đề tài, tỷ lệ người nghèo mắc bệnh mãn tính ở Cà Mau không cao, chỉ chiếm khoản 0,72%. Nếu chia theo khu vực thì mức độ thiếu hụt của chỉ tiêu này (tức là tỷ lệ hộ gia đình nghèo có người mắc bệnh mãn tính) ở khu vực thành thị là 0,61%, khu vực nông thôn là 0,76%.

4.1.6. Chỉ tiêu thứ sáu: khơng có điện sinh hoạt

Điện là một trong những điều kiện sinh hoạt quan trọng đảm bảo một mức sống cơ bản của con người. Ngoài tác dụng chiếu sáng, điện cịn giúp ích rất nhiều trong sinh hoạt, lao động và đời sống hàng ngày của người dân. Ở Việt Nam nói chung và ở Cà Mau nói riêng, các chương trình điện khí hóa khu vực nơng thơn, hỗ trợ mắc mới điện, hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo,... đã được thực hiện khá tốt nên tỷ lệ hộ dân khơng có điện sinh hoạt chiếm tỷ lệ rất thấp chỉ có 0,14% và đa phần rơi vào khu vực nông thôn, vùng sâu vùng xa, những khu vực có điều kiện cơ sở hạ tầng khó khăn chưa có đường điện đi qua.

4.1.7. Chỉ tiêu thứ bảy: khơng có hố xí hợp vệ sinh

Đây là một trong các chỉ tiêu ít được các hộ gia đình quan tâm, nhất là khu vực nơng thơn khi có tới 28,99% hộ nghèo trong tổng số các hộ gia đình được khảo sát là thiếu hụt chỉ tiêu này. Trong đó khu vực thành thị là 17,58% và khu vực nông thôn là 32,57%. Trong thực tế, phần lớn người dân sống ở khu vực nông thôn vẫn chưa ý thức được về vấn đề sử dụng hố xí hợp vệ sinh, tình trạng sử dụng nhà vệ sinh cầu cá còn nhiều dẫn đến tình trạng chênh lệch tỷ lệ của chỉ tiêu này ở hai khu vực thành thị và nông thôn. Đối với chỉ tiêu này, cũng có sự khác biệt lớn giữa các huyện, thành phố trong tỉnh. Trong đó huyện Năm Căn có tỷ lệ thiếu hụt chỉ tiêu này thấp nhất là 11,11%, tiếp đến là thành phố Cà Mau 14,17%, huyện Phú Tân 17,78%, huyện Thới Bình

21,33%, huyện Đầm Dơi 23,33%, huyện Cái Nước 36,19%, huyện Ngọc Hiển 36,67%, huyện Trần Văn Thời 48,57% và cao nhất là huyện U Minh 48,89%. Phân theo dân tộc, tỷ lệ này ở các nhóm dân tộc khác (46,15%) cao hơn nhiều so với nhóm dân tộc kinh (28,66%).

4.1.8. Chỉ tiêu thứ tám: khơng có nước uống sạch

Theo kết quả điều tra, tỷ lệ người thiếu hụt chỉ tiêu này chiếm 11,74%. Trung bình cứ 1.000 hộ thì có đến 117 hộ khơng có nước uống sạch. Tỷ lệ này ở khu vực thành thị là 21,82% và khu vực nông thôn là 8,57%. Một điều nghịch lý là ở khu vực nông thôn với điều kiện cơ sở hạ tầng thiếu thốn nhưng lại có tỷ lệ hộ gia đình thiếu nước sạch để sử dụng thấp hơn ở khu vực thành thị, nơi có điều kiện cơ sở hạ tầng đầy đủ hơn. Thông tin chi tiết được thể hiện cụ thể trong bảng 4.1 sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng phương pháp thống kê phân tích nghèo đa chiều của các hộ gia đình trong tỉnh cà mau (Trang 43 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)