Điều kiện kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng phương pháp thống kê phân tích nghèo đa chiều của các hộ gia đình trong tỉnh cà mau (Trang 41 - 42)

3.5. Định nghĩa các chiều và các chỉ tiêu

3.5.4. Điều kiện kinh tế

Để đánh giá về tình trạng nghèo đói của các hộ gia đình thì điều kiện kinh tế là yếu tố khơng thể thiếu. Điều kiện kinh tế càng cao thì khả năng tiếp cận các dịch vụ

của xã hội càng cao. Trong đề tài này, 03 chỉ tiêu được chọn ra để đại diện cho tình trạng thiếu hụt về mặt kinh tế của các hộ gia đình gồm:

Diện tích nhà ở nhỏ hơn 8m2/người (CT11): theo quyết định số 2127/QĐ-

TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 30/11/2011 về việc phê duyệt Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, chỉ tiêu nhà ở tối thiểu giai đoạn 2016 – 2020 là 8m2

sàn/người. Do đó, một hộ được xem là nghèo theo chỉ tiêu này nếu diện tích nhà ở nhỏ hơn 8m2/người.

Khơng tiếp cận được tín dụng ưu đãi (CT12): thiếu vốn là một trong những

ngun nhân dẫn đến tình trạng nghèo đói và khơng thể thốt nghèo. Thiếu vốn, các hộ dân không thể phát triển sản xuất, thiếu điều kiện mua sắm vật tư, phân bón, cây giống để tổ chức sản xuất hoặc kinh doanh buôn bán để tăng thêm thu nhập, cải thiện đời sống. Hộ được xem là thiếu hụt chỉ tiêu này khi khơng tiếp cận được tín dụng ưu đãi.

Thu nhập dưới chuẩn nghèo (CT13): theo Quyết định số 55/2015/QĐ-TTg

của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 – 2020 thì một hộ được xem là nghèo theo chỉ tiêu này nếu hộ đó thuộc khu vực nơng thơn và có thu nhập từ 700 nghìn đồng/người/tháng trở xuống hoặc khu vực thành thị và có thu nhập từ 900 nghìn đồng/người/tháng trở xuống.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng phương pháp thống kê phân tích nghèo đa chiều của các hộ gia đình trong tỉnh cà mau (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)