ĐVT: hộ Thành thị, nông thôn Nguồn nước sử dụng Nước máy vào nhà Nước máy công cộng Giếng khoan Giếng đào được bảo vệ Giếng đào không được bảo vệ Nước khe/mó được bảo vệ Nước khe/mó khơng được bảo vệ Nước mua (chai, bình, xitec, xe thùng...) Nước mưa Khác Thành thị 91 2 36 0 0 0 0 21 14 1 Nông thôn 61 14 383 0 0 0 0 20 47 0
Nguồn: được tính tốn từ bộ dữ liệu KSMS 2016
Theo “Đánh giá nghèo đa chiều của các hộ gia đình Việt Nam”, Trần Thị Thái Minh (2014, trang 52), thì mức thiếu hụt của chỉ tiêu này trong cả nước năm 2010 ở
khu vực nông thôn cao gấp 5 lần khu vực thành thị (nguồn số liệu được lấy từ bộ dữ liệu khảo sát mức sống dân cư Việt Nam 2010). Tuy nhiên, trong những năm gần đây, tỉnh Cà Mau đã có nhiều chương trình cung cấp nước sạch cho nơng thơn. Điển hình như: năm 2013, xã Khánh Bình Tây Bắc được tỉnh đầu tư khoảng 04 tỷ đồng xây dựng hệ thống cấp nước sinh hoạt nông thôn với công suất 10m3/giờ (Cổng thông tin điện tử Tổng cục Mơi trường, 2013); chương trình nước sạch cho 06 xã nơng thơn (gồm xã An Xuyên thành phố Cà Mau, xã Khánh Lâm và Khánh Hoà huyện U Minh, xã Tân Lộc Đơng huyện Thới Bình, xã Khánh Bình Tây huyện Trần Văn Thời và xã Phú Tân thuộc huyện Phú Tân) giai đoạn 2013 – 2014 với tổng vốn đầu tư 88 tỷ đồng (Thông tấn Xã Việt Nam, 2014),... đã làm cho tỷ lệ sử dụng nước sạch ở khu vực nông thôn tăng lên đáng kể. Bên cạnh đó, ý thức của người dân về sử dụng nước sạch ngày một tăng lên. Từ đó làm cho mức thiếu hụt chỉ tiêu này giảm đi đáng kể, đặc biệt là khu vực nông thôn. Phân theo dân tộc, mức thiếu hụt chỉ tiêu này ở dân tộc kinh là 11,82%, dân tộc khác là 7,69%.
4.1.9. Chỉ tiêu thứ chín: khơng có điện thoại cố định hoặc di động
Là một trong các phương tiện liên lạc phổ biến và tiện lợi nhất hiện nay, điện thoại là loại tài sản thuộc nhóm đồ dùng cơ bản và lâu bền đối với hầu hết mọi người dân. Do đó, tỷ lệ thiếu hụt của chỉ tiêu này cũng không cao chỉ chiếm 2,61%. Trong đó khu vực thành thị là 2,42%, khu vực nông thôn là 2,67%, dân tộc kinh là 2,51% và dân tộc khác là 7,69%.
4.1.10. Chỉ tiêu thứ mười: khơng có thiết bị giải trí (đầu video, DVD, kỹ thuật số, ăng ten chảo) số, ăng ten chảo)
Ở nhóm chỉ tiêu này, tỷ lệ thiếu hụt là khá cao chiếm 36,81%, trong đó khu vực thành thị là 35,76% và khu vực nông thôn là 37,14%. Trong thời đại hiện nay, ngoài lý do khơng có đủ khả năng về tài chính thì đối với những hộ có mức thu nhập cao thường có xu hướng chuyển sang sử dụng các thiết bị khác như máy vi tính, các đầu
thu chất lượng cao hoặc xem phim bên ngồi, vì vậy mức độ thiếu hụt của chỉ tiêu này là khá lớn. Phân theo dân tộc, mức thiếu hụt của chỉ tiêu này ở các dân tộc khác cao hơn so với dân tộc kinh (tỷ lệ hộ nghèo khơng có thiết bị giải trí ở dân tộc kinh là 36,63% và của các dân tộc khác là 46,15%).
4.1.11. Chỉ tiêu thứ mười một: diện tích nhà ở nhỏ hơn 8m2/người
Tỷ lệ các hộ gia đình nghèo có diện tích nhà ở nhỏ hơn 8m2/người ở Cà Mau theo kết quả điều tra là 5,07%, trong đó khu vực thành thị là 7,88% và khu vực nông thôn là 4,19%. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng tỷ lệ thiếu hụt chỉ tiêu này ở khu vực thành thị cao hơn khu vực nông thôn là do ở thành thị đặc biệt là thành phố mật độ dân số cao và ngày càng tăng do hiện tượng di cư từ nông thôn lên thành thị, tăng dân số tự nhiên (tức là tỷ suất sinh cao hơn tỷ suất chết), mà nguồn tài ngun đất thì có giới hạn do đó nhiều hộ gia đình (đặc biệt là các hộ có hồn cảnh khó khăn, gia đình có nhiều thế hệ) phải sống chen chúc trong một không gian chật hẹp, một số trường hợp do không đủ khả năng, nên phải sống trong những căn nhà, phòng trọ cho thuê. Điều này được thể hiện rõ khi phân theo huyện, thành phố thì ở TP. Cà Mau có tỷ lệ thiếu hụt ở chỉ tiêu này tới 10% cao nhất trong các huyện, thành phố trong tỉnh và thấp nhất là huyện Năm Căn khi khơng có hộ nào trong mẫu điều tra thiếu hụt về chỉ tiêu này. Phân theo dân tộc, tỷ lệ thiếu hụt chỉ tiêu này ở dân tộc kinh là 4,87% và các dân tộc khác là 15,38%.
4.1.12. Chỉ tiêu thứ mười hai: khơng tiếp cận được tín dụng ưu đãi
Để xóa đói giảm nghèo thì vốn là một trong những yếu tố quan trọng giúp người dân tăng gia sản xuất, làm ăn bn bán, thay đổi hình thức lao động cho phù hợp với tình hình thực tế. Tuy nhiên, việc tiếp cận vốn vay ưu đãi là điều không dễ dàng do nhiều nguyên nhân và nguyên nhân quan trọng nhất đó là khả năng trả nợ. Do đó tỷ lệ thiếu hụt ở chỉ tiêu này ở các hộ nghèo là rất lớn, chiếm tới 52,17%. Trong đó khu vực thành thị là 45,45% và khu vực nông thôn là 54,29%, dân tộc kinh là 52,14% và dân tộc khác là 53,85%. Ta thấy các hộ nghèo ở khu vực nơng thơn sẽ khó tiếp cận tín dụng
ưu đãi hơn so với khu vực thành thị. Tuy nhiên, khơng có sự khác biệt nhiều giữa các dân tộc.
4.1.13. Chỉ tiêu thứ mười ba: thu nhập dưới chuẩn nghèo
Chỉ tiêu này được tính theo cách tính chỉ số nghèo đếm đầu tiếp cận bằng phương pháp tiền tệ (thu nhập). Tuy nhiên, tỷ lệ hộ nghèo theo phương pháp tiếp cận đa chiều theo thu nhập có sự chênh lệch (thấp hơn) so với phương pháp truyền thống. Theo dữ liệu của đề tài này, tỷ lệ hộ nghèo theo phương pháp tiền tệ (thu nhập) truyền thống là 8,41%, trong khi đó tỷ lệ hộ nghèo về thu nhập theo phương pháp tiếp cận đa chiều là 7,68%. Tỷ lệ này ở khu vực nông thôn cao hơn gấp đôi so với khu vực thành thị (nông thôn là 8,76% và thành thị là 4,24%). Tuy ở khu vực thành thị có mức thu nhập và tỷ lệ người trên chuẩn nghèo cao hơn ở khu vực nông thôn nhưng trong sinh hoạt hàng ngày cũng có nhiều chi phí phát sinh hơn so với khu vực nơng thơn. Ngồi ra, ở chỉ tiêu này cũng có sự chênh lệch lớn giữa các huyện, thành phố. Trong khi ở thành phố Cà Mau khơng có hộ nào trong đối tượng điều tra có thu nhập dưới chuẩn nghèo thì ở các huyện U Minh, Đầm Dơi lại có tỷ lệ hộ nghèo thiếu hụt chỉ tiêu này khá cao, cùng bằng 13,33%. Chi tiết được thể hiện cụ thể trong bảng 4.2: