Chương 2 : Thực trạng xử lý tranh chấp hợp đồng tín dụng tại tỉnh Cà Mau
2.1. Thực trạng tranh chấp và xử lý tranh chấp hợp đồng tín dụng tại Cà Mau
2.1.1. Vấn đề lãi suất
Trong các vụ tranh chấp về hợp đồng tín dụng mà các tổ chức tín dụng yêu cầu Tịa án xử lý thì việc kiện địi nợ q hạn và lãi suất là dạng phổ biến nhất. Ở dạng này bên vay ln tìm nhiều cách để được giảm bớt khoản nợ lãi phải trả. Cụ thể như vụ tranh chấp giữa nguyên đơn là Ngân hàng Thương mại cổ phần Phương Đông chi nhánh Cà Mau với bị đơn là anh Dương Trung Hậu và chị Phạm Mỹ Nhung:
Ngày 08/3/2012 anh Dương Trung Hậu và chị Phạm Mỹ Nhung ký Hợp đồng tín dụng vay Ngân hàng Thương mại cổ phần Phương Đông chi nhánh Cà Mau (gọi tắt là Ngân hàng) vay 300 triệu đồng, thời hạn vay là 12 tháng, lãi suất trong hạn 22,5%/tháng, lãi suất quá hạn bằng 150% lãi suất trong hạn. Có thế chấp tài sản là quyền sử dụng phần đất 77,88m2
do ông Phạm Văn Cơ và bà Nguyễn Thị Sáu đứng tên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Do anh Hậu và chị Nhung vi phạm việc trả nợ nên Ngân hàng khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết buộc anh Hậu
25
và chị Nhung trả 300 triệu đồng nợ gốc và số tiền lãi theo mức lãi suất của Hợp đồng tín dụng đã ký kết. nh Hậu, chị Nhung yêu cầu được trả lãi theo mức lãi suất quy định của Bộ luật dân sự vì mức lãi mà anh chị thỏa thuận với Ngân hàng quá cao trái với Điều 476 của Bộ luật dân sự 2005.
Ngày 18/4/2013 Tòa án thành phố Cà Mau ra Bản án sơ thẩm số 13/2013/KDTM-ST buộc anh Dương Trung Hậu và chị Phạm Mỹ Nhung trả cho Ngân hàng Thương mại cổ phần Phương Đông chi nhánh Cà Mau nợ gốc 300 triệu đồng và số tiền lãi theo mức lãi suất của hợp đồng tín dụng đã ký kết; tiếp tục trả nợ lãi phát sinh theo mức lãi suất qúa hạn được ghi trong hợp đồng đến khi thi hành xong nợ gốc; Xử lý tài sản thế chấp để thu hồi nợ.
Mặc d khi vay, bên vay chấp nhận với lãi suất Ngân hàng áp dụng tại thời điểm giải ngân cao hơn mức lãi suất quy định của Bộ luật dân sự 2005, nhưng khi vi phạm nghĩa vụ trả nợ thì bên vay lại u cầu tính mức lãi suất theo Điều 476 của Bộ luật dân sự 2005 quy định. Thực tế, khi giải quyết tranh chấp lãi suất trong hợp đồng tín dụng có Thẩm phán căn cứ vào mức lãi suất quy định của Bộ luật dân sự để giải quyết. Quan điểm này cho rằng, để đảm bảo việc quản lý kinh tế, điều hành chính sách tiền tệ, tránh việc lạm dụng trong hoạt động kinh doanh của các tổ chức tín dụng … Nhà nước khống chế việc cho vay qua quy định lãi suất cơ bản. Nên lãi suất cơ bản còn là một tham chiếu đối với quy định tại Bộ luật dân sự, quy định tại Điều 476 của Bộ luật dân sự là mang tính nguyên tắc mà mọi tổ chức, cá nhân phải chấp hành.
Còn quan điểm chấp nhận mức lãi suất theo hợp đồng tín dụng mà hai bên đã thỏa thuận thì cho rằng, phải căn cứ vào thoả thuận trong hợp đồng của hai bên mà tuyên buộc bên vay phải trả nợ và lãi vay theo thoả thuận trong hợp đồng tín dụng mà hai bên đã xác lập. Việc áp dụng mức lãi suất theo hợp đồng tín dụng các bên ký kết là đúng với quy định của Thông tư liên tịch số 01/TTLT ngày19/6/1997 của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp và Bộ Tài chính, đúng với Quyết định số 241/2000/QĐ – NHNN1 ngày 02/8/2000 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, đúng với quy định tại khoản 2 Điều 91 của Luật Các tổ chức tín dụng 2010.
Tác giả cho rằng, trong lĩnh vực dân sự, pháp luật luôn tôn trọng sự thỏa thuận của các bên, điều này đã được ghi nhận tại Bộ luật dân sự: Cá nhân, pháp nhân xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền nghĩa vụ của mình trên cơ sở tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận. Mọi cam kết, thỏa thuận không vi phạm điều cấm của
luật, không trái đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện đối với các bên và phải được chủ thể khác tơn trọng 26
. Hợp đồng tín dụng về bản chất là hợp đồng dân sự mà quan hệ dân sự là quan hệ mang tính tự nguyện, thỏa thuận, tự định đoạt giữa các bên tham gia, việc tơn trọng quyền định đoạt này có ý nghĩa vơ c ng quan trọng vì quan hệ dân sự giữa các bên ln mang tính bình đẳng. Do dó, việc chấp nhận mức lãi suất theo thỏa thuận giữa các bên tham gia giao kết là đúng quy định của pháp luật dân sự. Chính vì vậy mà khoản 1 Điều 468 của Bộ luật dân sự 2015 quy định về mức lãi suất vay đã bổ sung thêm với cụm từ: Mức lãi suất cho vay có thể được áp dụng theo luật khác có liên quan quy định khác.
Để thống nhất trong vận dụng pháp luật vào tính lãi suất trong hợp đồng tín dụng, ngày 17/10/2016 Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã thơng qua và Chánh án Tịa án nhân dân tối cao ra Quyết định số 698/QĐ – C công bố Án lệ số 08/2016. Nội dung Án lệ số 08/2016 như sau: “ Đ i với các khoản tiền vay c a
tổ chức Ng n hàng, tín dụng, ngồi khoản tiền nợ g c, lãi vay trong hạn, lãi vay quá hạn, phí mà khách hàng vay phải thanh toán cho bên cho vay theo hợp đồng tín dụng tính đ n ngày xét xử s thẩm, thì kể t ngày ti p theo c a ngày xét xử s thẩm khách hàng vay c n phải ti p tục chịu khoản tiền lãi quá hạn c a s tiền nợ g c ch a thanh toán, theo mức lãi suất mà các bên thỏa thu n trong hợp đồng cho đ n khi thanh toán xong khoản nợ g c này. r ng hợp trong hợp đồng tín dụng, các bên có thỏa thu n về việc điều chỉnh lãi suất cho vay theo t ng th i kỳ c a Ngân hàng cho vay thì lãi suất mà khách hàng vay phải ti p tục thanh toán cho Ng n hàng cho vay theo quy t định c a a án cũng sẽ đ ợc điều chỉnh cho phù hợp với sự điều chỉnh lãi suất c a Ng n hàng cho vay”.
Đây là cơ sở pháp lý để các cơ quan có thẩm quyền trong xử lý tranh chấp hợp đồng tín dụng áp dụng trong xử lý và cũng được xem là văn bản quy phạm pháp luật để các bên tranh chấp d ng làm căn cứ để thương lượng, hịa giải khi có tranh chấp xảy ra.