Một số nguyên nhân tranh chấp hợp đồng tín dụng tại Cà Mau

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xử lý tranh chấp hợp đồng tín dụng tại cà mau, thực trạng và giải pháp (Trang 44)

Chương 2 : Thực trạng xử lý tranh chấp hợp đồng tín dụng tại tỉnh Cà Mau

2.2. Một số nguyên nhân tranh chấp hợp đồng tín dụng tại Cà Mau

Qua thực tiễn xử lý các tranh chấp hợp đồng tín dụng tại Tồ án hai cấp tỉnh Cà Mau thời gian qua (từ năm 2007 đến năm 2016) đã cho chúng ta thấy các tranh chấp hợp đồng tín dụng xảy ra chủ yếu ở hai dạng, đó là: Tranh chấp về lãi suất và tranh chấp về biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ; trong đó, dạng tranh chấp về biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ vay chiếm tỷ lệ nhiều hơn trong các dạng tranh chấp hợp đồng tín dụng. Mặc d giá trị hợp đồng không lớn, tài sản thế chấp không nhiều nhưng việc xử lý tranh chấp có nhiều khó khăn, vướng

29 Tòa án nhân dân huyện U Minh, tỉnh Cà Mau thụ lý vụ án số 03/2017/KDTM-ST ngày 05-5-

2017.

30 Khoản 1 Điều 2 – Thông tư 39/2016/TT-NHNN ngày 30-12-2016; Khoản 16 Điều 4 – Luật các

mắc; tính chất vụ việc có nhiều phức tạp, tính phức tạp được thể hiện ở giá trị tài sản thế chấp cũng như biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ chưa được tổ chức tín dụng tuân thủ đúng quy định của pháp luật. Bên cạnh đó vẫn cịn có những kết quả xử lý của Tịa án chưa chuẫn xác đến đến bản án bị hủy gây tốn kém về thời gian và công sức cho bên tham gia.

Theo báo cáo tổng kết hàng năm của Tịa án nhân dân tỉnh Cà Mau thì cơng tác xử lý tranh chấp hợp đồng tín dụng cịn có những vấn đề hạn chế nhất định, như: Thời hạn xử lý tranh chấp vẫn còn kéo dài quá thời hạn luật tố tụng quy định, các quyết định xử lý tranh chấp vẫn còn bị hủy – sửa tuy có giãm nhưng chưa so với yêu cầu của đơn vị.

Nguyên nhân xảy ra tranh chấp cũng như những hạn chế và tồn tại trong xử lý tranh chấp hợp đồng tín dụng tại tỉnh Cà Mau có nhiều ngun nhân; qua thực tiễn xử lý tranh chấp hợp đồng tín dụng tại Tịa án hai cấp tỉnh Cà Mau từ năm 2007 đến năm 2016, tác giả đưa ra một số ngun nhân có tính cốt lõi như sau:

2.2.1. Nguyên nhân do văn bản pháp luật 2.2.1.1. Vấn đề lãi suất 2.2.1.1. Vấn đề lãi suất

Khoản 1 Điều 468 của Bộ luật dân sự 2015 quy định: Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Khoản 2 Điều 91 của Luật Các tổ chức tín dụng 2010 quy định: Tổ chức tín dụng và khách hàng có quyền thỏa thuận về lãi suất, phí cấp tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật.

Như vậy, theo quy định của Bộ luật dân sự thì trường hợp có luật khác có liên quan quy định về mức lãi suất thì áp dụng luật khác. Luật khác có liên quan trong trường hợp này là Luật Các tổ chức tín dụng 2010; Luật Các tổ chức tín dụng 2010 lại quy định: Lãi suất do các bên thỏa thuận. Quy định trên của Bộ luật dân sự và Luật Các tổ chức tín dụng cho thấy có sự khơng thống nhất. Vấn đề đặt ra ở đây là sự thỏa thuận của các tổ chức tín dụng và khách hàng trong việc xác lập mức lãi suất vay trong hợp đồng tín dụng sẽ chịu sự điều chỉnh của Bộ luật dân sự 2015 hay Luật Các tổ chức tín dụng 2010 ?.

Do quy định của pháp luật chưa được thống nhất nên dẫn đến có nhiều cách hiểu khác nhau, từ đó nảy sinh những bất đồng trong nhận thức áp dụng pháp luật và đi đến tranh chấp; đồng thời ngay chính trong nội bộ các cơ quan xử lý tranh chấp cũng cịn có những ý kiến chưa thống nhất.

2.2.1.2. Vấn đề tài sản thế chấp

Trong thực tiễn đã xảy ra trường hợp bên vay chỉ thế chấp quyền sử dụng đất mà không thế chấp tài sản gắn liền với đất (cơng trình nhà ở) và người sử dụng đất là chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất; Tài sản gắn liền với đất được hình thành sau khi xác lập hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất. Đồng thời, trong hợp đồng thế chấp các bên không thỏa thuận về tài sản phát sinh sau thế chấp mà gắn liền với tài sản thế chấp cũng thuộc tài sản thế chấp. Văn bản pháp luật để điều chỉnh quan hệ pháp luật này là Bộ luật dân sự và Nghị định số 11/2012/NĐ-CP ngày 22/02/2012 của Chính phủ. Tại khoản 3 Điều 19 - Nghị định số 11/2012/NĐ-CP ngày 22/02/2012 của Chính phủ quy định: “ Trong trường hợp chỉ thế chấp quyền sử dụng đất mà không thế chấp tài sản gắn liền với đất và người sử dụng đất đồng thời là chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thì tài sản gắn liền với đất được xử lý đồng thời với quyền sử dụng đất, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”. Tại khoản 1 Điều 325 của Bộ luật dân sự 2015 quy định: “Trường hợp thế chấp quyền sử dụng đất mà không thế chấp tài sản gắn liền với đất và người sử dụng đất đồng thời là chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thì tài sản được xử lý bao gồm cả tài sản gắn liến với đất, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”.

Vấn đề đặt ra ở đây là tài sản phát sinh gắn liền với tài sản thế chấp như đã nêu trên đối chiếu với quy định của pháp luật thì số tiền có được từ việc xử lý tài sản gắn liền với tài sản thế chấp có được đem thanh tốn nợ vay hay giao trả lại cho chủ sở hữu? vấn đề nay vẫn còn nhiều cách hiểu khác nhau. Ý kiến không đồng ý cho việc d ng số tiền này thanh toán cho chủ nợ thì cho rằng: Pháp luật chỉ quy định là khi tiến hành xử lý tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất thì có quyền tiến hành xử lý luôn tài sản gắn liền với đất chứ không quy định số tiền có được từ xử lý tài sản gắn liền với đất được thanh toán cho chủ nợ. Mặc khác tại điểm b khoản 3 Điều 12 của Nghị định số 11/2012/NĐ-CP ghi rỏ: “ Trường hợp phần tài sản tăng thêm do đầu tư không thể tách rời khỏi tài sản thế chấp nếu tách rời sẽ làm mất hoặc giãm giá trị của tài sản thế chấp thì người đầu tư vào tài sản thế chấp không được tách phần tài sản tăng thêm do đầu tư ra khỏi tài sản thế chấp, nhưng khi xử lý tài sản thế chấp thì người đã đầu tư vào tài sản thế chấp được ưu tiên thanh tốn phần giá trị tăng thêm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”.

Cịn ý kiến khác thì lại cho rằng: Số tiền xử lý tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất phải được thanh tốn cho chủ nợ vì Bộ luật dân sự có quy định: Trường hợp thế chấp quyền sử dụng đất mà không thế chấp tài sản gắn liền với đất và người

sử dụng đất đồng thời là chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thì tài sản được xử lý bao gồm cả tài sản gắn liến với đất, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Trong vấn đề thực tiễn trên mặc d bên thế chấp và bên nhận thế chấp khơng có thỏa thuận tài sản phát sinh sau khi thế chấp gắn liền với tài sản thế chấp cũng thuộc tài sản thế chấp nhưng các bên cũng khơng có thỏa thuận nào khác, trong khi Điều 325 của Bộ luật dân sự 2015 quy định: “…được xử lý bao gồm cả tài sản gắn liến với đất, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”, nên số tiền trên phải được thanh toán cho chủ nợ (bên nhân tài sản thế chấp).

Vấn đề không thống nhất này thể hiện sự quy định chưa rỏ ràng, chưa cụ thể của pháp luật về vấn đề xử lý tài sản liên quan đến thế chấp.

Từ những quy định của pháp luật chưa cụ thể, chưa rỏ ràng như đã nêu trên, cho thấy pháp luật của Việt Nam đang trong quá trình sửa đổi, bổ sung để dần dần hồn thiện nên cịn có những vấn đề bất cập. Những vấn đề vướng mắc này đã nảy sinh ra nhiều ý kiến trái chiều, khơng thống nhất do xung đột về lợi ích của các bên tham gia dẫn đến có những tranh chấp xảy ra. Việc không thống nhất nhận thức những quy định của pháp luật không chỉ xảy ra trong các bên tham gia xác lập giao dịch mà ngay cả trong các cơ quan có thẩm quyền xử lý tranh chấp. Hậu quả của vấn đề này là tình trạng Tồ án nhân dân các cấp không thống nhất nhau về đường lối xử lý tranh chấp nên kết quả các bản án trái ngược nhau giữa các cấp Tồ án thậm chí trong c ng một Tòa án nhưng quan điểm của các Thẩm phán cũng có khác nhau.

2.2.2. Ngun nhân từ phía bên vay

Mặc d trong hợp đồng tín dụng nội dung đều ghi rỏ mục đích sử dụng vốn vay của người vay, kèm theo hợp đồng tín dụng là phương án sử dụng vốn vay thế nhưng hầu hết người vay sử dụng vốn vay không đúng theo phương án đã cam kết dẫn đến mất khả năng trả nợ. Trong hợp đồng thế chấp các bên đều thỏa thuận rất nhiều phương thức xử lý tài sản thế chấp, thế nhưng việc xử lý tài sản thế chấp theo thỏa thuận không hề đơn giản và hầu hết đều dẫn đến tranh chấp. Việc vướng mắc trong xử lý tài sản thế chấp có nguyên nhân từ những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến nghĩa vụ trả nợ, họ thường tìm mọi cách để chống đối, chây ỳ hoặc cố tình gây khó khăn cho việc xử lý tài sản thế chấp. Khi tranh chấp xảy ra các bên cần đến bên thứ ba để xử lý những bất đồng, mâu thuẫn lúc này bên vi phạm cố tình trốn tránh, khơng hợp tác nên khi xử lý tranh chấp Tòa án phải điều trả xác minh gây nên sự khó khăn, phức tạp trong quá trình thực hiện các thủ tục xử lý tranh

chấp. Đối với tài sản thế chấp, không phải luôn lúc nào bên thế chấp tài sản cũng thực hiện đúng cam kết mà có trường hợp bên thế chấp đem tài sản thế chấp đi cho thuê, cho mượn hoặc cầm cố cho người khác nhưng không được sự đồng ý của bên nhận thế chấp tài sản. Cũng có trường hợp bên thế chấp xây dựng những cơng trình kiến trúc trên phần đất thế chấp nhưng trong hợp đồng thế chấp lại khơng có thỏa thuận những tài sản phát sinh gắn liền với tài sản thế chấp cũng thuộc tài sản thế chấp, nên làm phát sinh tranh chấp và khó khăn trong xử lý tài sản thế chấp.

2.2.3. Nguyên nhân từ phía bên cho vay

Tất cả các thủ tục cho vay, thế chấp tài sản đều do các tổ chức tín dụng chủ động, soan thảo. Thế nhưng, vẫn cịn có xảy ra các thủ tục giấy tờ về thế chấp tài sản các tổ chức tín dụng thực hiện khơng chặt chẽ, khơng tn thủ đúng tất cả các yêu cầu theo quy định của pháp luật, nhất là khâu thẩm định tài sản thế chấp. Có trường hợp, tài sản thế chấp chỉ được thẩm định trên giấy tờ do người vay cung cấp mà không thẩm định thực tế tài sản thế chấp. Ngoài ra, việc thẩm định giấy tờ về quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản thế chấp cơ quan tín dụng vẫn cịn thực hiện sơ sài, nhất là quyền sử dụng đất cấp cho hộ gia đình, do một người đứng tên. Khi đánh giá về khả năng tài chính cũng như giá trị tài sản để ngân hàng thực hiện các thủ tục về biện pháp bảo đảm tiền vay, tổ chức tín dụng chỉ dựa vào nguồn số liệu khách hàng cung cấp nhưng không kiểm chứng các sổ sách kế toán và thực tiễn kiểm kê. Phần lớn các nhân viên tín dụng phân tích, đánh giá chưa chính xác khi tiến hành thẩm định nên kết quả thường phản ánh không đúng thực tế hoạt động của khách hàng.

Bên cạnh đó, khâu kiểm tra, giám sát sử dụng vốn vay cũng như sử dụng tài sản thế chấp của người thế chấp các tổ chức tín dụng dường như khơng quan tâm mà vẫn dựa vào cảm tính của các nhân viên ngân hàng. Thiếu thông tin khách hàng hay thiếu thơng tin tín dụng tin cậy, kịp thời, chính xác để xem xét, phân tích trước khi đưa ra quyết định xác lập hợp đồng tín dụng. Dó đó, nhiều tổ chức tín dụng cho vay mà khơng biết một cách đầy đủ chính xác các thơng tin cụ thể về khách hàng.

Các tổ chức tín dụng khơng thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ giải ngân cho khách hàng như đã cam kết; khơng chấp hành nghiêm chỉnh chế độ tín dụng và điều kịên cho vay. Chính sách và quy trình cho vay chưa thực sự chặt chẽ, chưa có quy trình quản trị rủi ro hữu hiệu, chưa chú trọng đến phân tích khách hàng, xếp loại rủi ro tín dụng để tính tốn điều kiện và khả năng trả nợ của khách hàng khi đáo hạn.

Từ thực trạng xử lý tranh chấp về lĩnh vực tiền tệ tại Tòa án trong thời gian qua đã cho chúng ta thấy rỏ, tranh chấp dân sự, kinh doanh thương mại trong đó có tranh chấp hợp đồng tín dụng khơng ngừng gia tăng đó là chưa kể đến các tranh chấp được các bên thoả thuận giải quyết bằng các phương thức khác như thương lượng, hoà giải hay trọng tài thương mại. Theo số liệu thống kê hàng năm của ngành Tòa án nhân dân hai cấp tỉnh Cà Mau từ năm 2007 đến nay thì trong các tranh chấp về tranh chấp dân sự, tranh chấp kinh tế thì tranh chấp về hợp đồng chiếm tỷ lệ lớn nhất trong đó phải kể đến tranh chấp hợp đồng tín dụng.

Tranh chấp phát sinh ngày càng nhiều, diễn biến cũng đa dạng và có tính chất phức tạp. Do đó, việc tìm hiểu những ngun nhân dẫn đến tranh chấp là hết sức cần thiết. Để từ đó, có những biện pháp, đường lối, chính sách nhằm khắc phục tình trạng tranh chấp để tiến tới giảm đáng kể số lượng tranh chấp.

Để hạn chế được các tranh chấp thì trước hết phải có cách hiểu thống nhất và những quy định cần được hướng dẫn thi hành một cách cụ thể. Những cơ quan thực thi pháp luật, những nhà nghiên cứu, những người trực tiếp làm công tác áp dụng pháp luật cần có sự tổng kết, đề xuất kiến nghị những giải pháp để các nhà xây dựng pháp luật có nhiều thơng tin về cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn trong công tác xây dựng pháp luật; đây cũng là một trong những cơng tác cần làm tốt trong q trình ban hành và sửa đổi những quy định của pháp luật.

Chương 3: Giải pháp, kiến nghị hoàn thiện pháp luật về xử lý tranh chấp hợp đồng tín dụng

3.1. Hồn thiện quy định của pháp luật 3.1.1. Vấn đề lãi suất vay

Giải pháp: Để hạn chế tranh chấp xảy ra cũng như thống nhất trong nhận

thức, cần thiết các cơ quan có chức năng ban hành ngay văn bản hướng dẫn quy định cụ thể về cách tính lãi suất vay của hợp đồng tín dụng theo từng thời điểm cụ thể trong thời gian qua để làm sở pháp luật trong áp dụng pháp luật để xử lý tranh chấp. Theo tác giả, căn cứ vào quy định của các Điều 151, 152, 153, 154, 155, 156 của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 quy định về Hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật, nguyên tắc áp dụng văn bản quy phạm pháp luật, thì vấn đề tính lãi suất cần có hướng dẫn cụ thể về xử lý như sau:

Đối với hợp đồng tín dụng được giao kết từ ngày 01/01/2006 (Bộ luật dân sự 2005 có hiệu lực) đến trước ngày 01/01/2011 (Luật Các tổ chức tín dụng có hiệu lực) thì áp dụng mức lãi suất cho vay được quy định tại Điều 476 của Bộ luật dân sự

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xử lý tranh chấp hợp đồng tín dụng tại cà mau, thực trạng và giải pháp (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)