Tài sản thế chấp của hộ gia đình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xử lý tranh chấp hợp đồng tín dụng tại cà mau, thực trạng và giải pháp (Trang 36 - 38)

Chương 2 : Thực trạng xử lý tranh chấp hợp đồng tín dụng tại tỉnh Cà Mau

2.1. Thực trạng tranh chấp và xử lý tranh chấp hợp đồng tín dụng tại Cà Mau

2.1.2.1. Tài sản thế chấp của hộ gia đình

Ngày 02/11/2010 bà Võ Cẩm Hồng - Chủ Doanh nghiệp tư nhân Phát Thành ký hợp đồng tín dụng với Ngân hàng Thương mại cổ phần Quốc Tế Việt Nam vay 01 tỷ đồng, lãi suất 22%/năm, thời hạn vay 06 tháng, mục đích vay bổ sung vốn kinh doanh. Việc vay của bà Hồng được ông Lê Hoàng Văn và bà Nguyễn Tuyết Hoa là người thứ ba ký hợp đồng thế chấp tài sản là quyền sử dụng 390m2 đất, đất được Uỷ ban nhân dân thành phố Cà Mau cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng cho hộ gia đình nhưng do ơng Lê Hồng Văn và bà Nguyễn Tuyết Hoa đứng tên.

Do bà Hồng không trả nợ nên Ngân hàng Thương mại cổ phần Quốc Tế Việt Nam khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết buộc bà Hồng phải trả 1.553.957.544 đồng (nợ g c 01 tỷ đồng, nợ lãi 553.957.544 đồng) và yêu cầu xử lý tài sản thế chấp để thu hồi nợ; ơng Lê Hồng Văn và bà Nguyễn Tuyết Hoa không đồng ý xử lý tài sản thế chấp vì đây là tài sản của hộ gia đình.

Ngày 12/3/2014 Tịa án thành phố Cà Mau ra Bản án số 06/2014/ KDTM-ST buộc bà Võ Cẩm Hồng – chủ Doanh nhiệp tư nhân Phát Thành thanh tóan cho Ngân hàng Thương mại cổ phần Quốc Tế Việt Nam 1.553.957.544 đồng; tiếp tục trả nợ lãi phát sinh theo mức lãi suất qúa hạn được ghi trong hợp đồng đến khi thi hành xong nợ gốc.

Tuyên bố hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất giữa Ngân hàng Thương mại cổ phần Quốc Tế Việt Nam với ông Lê Hịang Văn và bà Nguyễn Tuyết Hoa là vơ hiệu do đất cấp cho hộ gia đình nhưng chỉ có ơng Hồng và bà Hoa ký thế chấp.

Theo quy định của pháp luật về đất đai, những thành viên của hộ gia đình được nhà nước giao đất, cơng nhận quyền sử dụng đất thì quyền sử dụng phần đất đó là của tất cả các thành viên trong hộ gia đình. Theo quy định của pháp luật dân sự về thế chấp tài sản trong đó có thế chấp quyền sử dụng đất, khi thực hiện việc bảo đảm bằng quyền sử dụng đất của hộ gia đình phải có đủ thành viên từ đủ 15 tuổi trở lên trong hộ gia đình tham gia ký kết hợp đồng thế chấp 27. Khi tiến hành

các thủ tục bảo đảm cần phải có đủ thành viên hộ gia đình đang sống chung tại thời điểm cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tham gia ký kết. Trong thực tế, đã có nhiều trường hợp do khơng đủ thành viên hộ gia đình ký vào hợp đồng thế chấp nên khi tiến hành xử lý tài sản thế chấp thì xảy ra tranh chấp do có thành viên hộ gia đình khơng ký tên vào hợp đồng thế chấp từ đó dẫn đến hợp đồng thế chấp bị vơ hiệu. Vụ tranh chấp trên là một điển hình cho trường hợp quyền sở hữu tài sản thế chấp là của hộ gia đình.

Tác giả cho rằng, việc tất cả các thành viên có quyền sử dụng đất chung hộ gia đình c ng ký tên vào hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất là cần thiết, nhưng không thể cho rằng không ký tên vào hợp đồng thế chấp là xem như thành viên đó khơng đồng ý thế chấp dẫn đến hợp đồng thế chấp vô hiệu. Mà t y thuộc vào từng trường hợp cụ thể mà ta xác định được ý chí của những thành viên hộ gia đình có quyền sử dụng đất chung đối với việc thế chấp. Tại khoản 2 Điều 101 của Bộ luật dân sự 2015 quy định: “ Việc xác định chủ thể của quan hệ dân sự có sự tham gia của hộ gia đình sử dụng đất được thực hiện theo quy định của Luật đất đai”. Căn cứ

theo Khoản 1, Điều 64 Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 quy định: “Hợp đồng, văn bản giao dịch về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của hộ gia đình phải được người có tên trên Giấy chứng nhận hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật về dân sự ký tên”. Như vậy, hợp đồng thế chấp

quyền sử dụng đất của hộ gia đình khơng nhất thiết phải tất cả các thành viên hộ gia đình phải ký tên vào hợp đồng mà chỉ cần những người có tên trong Giấy chứng nhận ký tên cũng là đảm bảo. Song, với điều kiện tổ chức tín dụng phải chứng minh được việc thế chấp này các thành viên hộ gia đình biết và khơng có sự phản đối nào và ngược lại những thành viên hộ gia đình cũng có nghĩa vụ chứng minh việc thế chấp họ hồn tồn khơng biết và khơng đồng ý.

Một trường hợp rủi ro khác liên quan đến hộ gia đình, đó là thành viên hộ gia đình đang sống chung được xác định theo “Sổ Hộ khẩu” hay theo giấy tờ nào vẫn còn là đề tài tranh cãi. Bộ luật dân sự 2015 đã cá thể hóa hộ gia đình, tuy nhiên, vấn đề ai là thành viên của hộ gia đình để xác định thành viên tham gia ký kết hoặc ủy quyền đại diện cho hộ gia đình ký kết hợp đồng thế chấp thì lại chưa được quy định rõ, trong khi tiêu chí xác định thành viên hộ gia đình theo quy định của khoản 29 Điều 3 của Luật Đất đai 2013 rất khó xác định. Bởi lẽ quy định của Luật Đất đai thì việc xác định hộ gia đình sử dụng đất khơng phải căn cứ vào Sổ hộ khẩu mà căn cứ vào mối quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về

hơn nhân và gia đình và đang sống chung và có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất. Nhưng trong thực tiễn chỉ nhìn vào giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khơng thể xác định chính xác hộ gia đình sử dụng đất gồm có bao nhiêu thành viên, vì trong Giấy cũng chỉ ghi đại diện hộ gia đình; Do đó, làm nảy sinh thêm thủ tục giấy tờ hành chính khác nên có hàng loạt vấn đề phức tạp diễn ra. Chính vấn đề này cũng là điểm để người khơng có thiện chí trong thực hiện nghĩa vụ cam kết trả nợ tìm kẻ hở của pháp luật để chây ỳ, trốn tránh thực hiện nghĩa vụ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xử lý tranh chấp hợp đồng tín dụng tại cà mau, thực trạng và giải pháp (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)