Thảo luận và kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) yếu tố ảnh hưởng đến thanh khoản của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 57 - 61)

CHƯƠNG 3 : DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.8 Thảo luận và kết quả nghiên cứu

Dựa trên lý thuyết về thanh khoản và các nghiên cứu trước đây về các yếu tố ảnh hưởng đến thanh khoản, đặc biệt là nghiên cứu của tác giả Vodova (2011), bài luận văn nghiên cứu về yếu tố ảnh hưởng đến thanh khoản tại các ngân hàng thương mại Việt Nam đo lường bằng các chỉ số khoản cho vay/ tổng tài sản và khoản cho vay/ tiền gửi+ nguồn vốn ngắn hạn trong giai đoạn 2006-2016. Bằng phương pháp nghiên cứu định lượng dựa trên số liệu thu thập được và phương pháp hồi quy như FEM (Fixed Effect Model) và REM (Random Effect Model), bài nghiên cứu rút ra được kết luận như sau:

4.8.1 Đối với tỷ lệ vốn ngân hàng (CAP)

Quy mô vốn được thể hiện thông qua chỉ tiêu tỷ lệ vốn chủ sở hữu/ tổng tài sản. Tỷ lệ vốn chủ sở hữu có quan hệ tiêu cực với khả năng rủi ro thanh khoản của các NHTMVN. Chỉ tiêu này có mức ý nghĩa thống kê 1% khi sử dụng hiệu ứng FEM. Kết quả này phù hợp với các nghiên cứu của tác giả Thakor (1996); Kim và Santomero (1998); Repullo (2003); Bunda và Desquilbet (2008); Berger và Bouwman (2009), Bon im và Kim (2011); Vodová (2011); …

Kết quả này có thể được lí giải như sau: dưới áp lực tăng vốn chủ sở hữu các ngân hàng dẫn đến tình trạng sở hữu chéo tại ngân hàng, đây là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng mù mờ về vốn chử sở hữu, thực trạng lỗ lãi trong kinh doanh và trách nhiệm giải trình, dẫn đến làm giảm hiệu quả quản lý của ngân hàng. Việc sở hữu chéo giữa các ngân hàng đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sở hữu ngân hàng này có thể dễ dàng vay được vốn từ ngân hàng kia. Hệ quả của việc này là hoạt động tín dụng ngày càng gia tăng nhưng hiệu quả sử dụng vốn vay không cao, làm giảm thanh khoản tại ngân hàng và gia tăng rủi ro thanh khoản; tuy nhiên hiện nay với lộ trình tái cơ cấu kéo dài từ 2016-2020 theo Thông tư 06/2016/TT-NHNN, NHNN đã giám sát chặt chẽ hơn và có thể yêu cầu các đối tác muốn trở thành cổ dông phải chứng minh được nguồn tiền và tăng lực tài chính,

NHNN cũng đã nắm được mạng lưới sở hữu chéo giữa các ngân hàng nên hoạt động đầu tư góp vốn qua lại giữa các ngan hàng như trước đây sẽ khó có thể xảy ra.

4.8.2 Tỷ lệ lợi nhuận sau thuế (ROE)

Tỷ lợi nhuận có quan hệ tích cực đối với thanh khoản của các NHTMVN. Chỉ tiêu này có mức ý nghĩa thống kê 1% khi sử dụng hiệu ứng FEM. Kết quả nghiên cứu trên phù hợp với nghiên cứu của các tác giả Bryant (1980); Diamond và Dybvig (1983) hoặc Calomiris và Kahn (1991); Bunda và Desquylbet (2008), Bonfim và Kim (2011).

Kết quả này có thể được giải thích như sau: khi lợi nhuận sau thuế của ngân hàng tăng điều này đồng nghĩa với việc ngân hàng có chiến lược kinh doanh tốt, thu được lợi nhuận và tạo được uy tín với khách hàng. Một khi có được những điều này thì ngân hàng có thể đầu tư vào tài sản thanh khoản nhằm giúp ngân hàng ổn định thanh khoản.

4.8.3 Quy mô ngân hàng (SIZE)

Quy mơ ngân hàng có quan hệ tiêu cực hoặc tích cực với thanh khoản của các NHTMVN. Chỉ tiêu này có ý nghĩa ở mức thống kê 1% khi sử dụng hiệu ứng FEM. Kết quả nghiên cứu phù hợp với nghiên cứu của các tác giả như spachs và ctg. (2003); Valla và Escorbiac (2006); Lucchetta (2007); Bon im và Kim (2009); Vodová (2011).

Khi ngân hàng tăng quy mơ thì thanh khoản ngân hàng giảm và ngun nhân có thể xuất phát từ lí do như sau: bằng lợi thế quy mơ của mình, các ngân hàng có thể tích lũy đủ nguồn nhân lực để phát triển mạng lưới giao dịch, hệ thống thanh toán, quản trị rủi ro, cũng như chuẩn bị tốt trong việc giải quyết các tranh chấp. Tuy nhiên khi ngân hàng tăng quy mô đến một mức độ nào đó thì thanh khoản ngân hàng sẽ giảm và điều này có thể được lí giải như sau: khi ngân hàng mở rộng quy mô, ngân hàng sử dụng tiền chủ yếu cho mục đích cho vay, đầu tư kiếm lời là chính

và chưa quan tâm lớn đến thanh khoản; bên cạnh đó vốn huy dộng được từ phía chính phủ,các tổ chức tín dụng hay tiền gửi của khách hàng có xu hương gia tăng nhanh so với tốc độ gia tăng của tài sản.

4.8.4 Tỷ lệ thất nghiệp (UNE)

Tỷ lệ thất nghiệp không ảnh hưởng đến thanh khoản. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với nghiên cứu của tác giả Vodová (2011).

4.8.5 Tăng trưởng kinh tế (GDP)

Đối với yếu tố bên ngồi thì GDP có ảnh hưởng đến thanh khoản và mức ảnh hưởng này tác động tích cực đến thanh khoản tại NHTMVN. Điều này thể hiện tăng trưởng kinh tế cao hơn của năm hiện hành sẽ làm gia tăng thanh khoản. Chỉ tiêu này có mức ý nghĩa thống kê 1% khi sử dụng hiệu ứng FEM. Kết quả này phù hợp với các nghiên cứu của tác giả Valla và Escorbiac(2006); Bunda Desquylbet(2003); Vodova (2011).

Như vậy khi nền kinh tế tăng trưởng tốt thì hoạt động của hệ thống ngân hàng sẽ được cải thiện, lợi nhuận ngân hàng ngày một gia tăng và hiệu quả ngân hàng cao.

4.8.6 Tỷ lệ lạm phát (INF)

Theo kết quả nghiên cứu thì tỷ lệ lạm phát có ảnh hưởng đến thanh khoản và mức ảnh hưởng này tác động tích cực đến thanh khoản tại NHTMVN. Điều này thể hiện, tỷ lệ lạm phát gia tăng cao hơn năm trước sẽ ảnh hưởng làm tăng thanh khoản năm nay. Chỉ tiêu này có mức ý nghĩa thống kê 1% khi sử dụng hiệu ứng FEM. Kết quả này phù hợp với các nghiên cứu của tác giả Bunda Desquylbet(2003); Vodova (2011).

Tóm tắt chương 4

Chương này trình bày thực trạng về tình trạng thanh khoản tại các ngân hàng thông qua tổng tài sản của ngân hàng thương mại, hệ số an toàn vốn, hệ số vốn tự có so với tổng tài sản, tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu. Bên cạnh đó chạy mơ hình hồi quy của các NHTM Việt Nam 2006-2016 thông qua một số chỉ tiêu như CAP, ROE, SIZE, GDP, INF, UNE . Từ kết quả này có thể thấy được các yếu tố như C P, ROE, SIZE, GDP, INF có ảnh hưởng lớn đến thanh khoản. Khi có sự thay đổi nhỏ các yếu tố này thì thanh khoản cũng sẽ thay đổi và tỷ lệ thất nghiệp không tác động đến thanh khoản.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) yếu tố ảnh hưởng đến thanh khoản của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 57 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)