Các tiêu chí xác định mục tiêu của hoạt động quản trị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng quản lý rủi ro thông tin tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu , luận văn thạc sĩ (Trang 26 - 28)

1.2 Hoạt động quản trị

1.2.3 Các tiêu chí xác định mục tiêu của hoạt động quản trị

1.2.3.1 Thương hiệu. Thương hiệu là một tập hợp những cảm nhận của

khách hàng về một công ty, một sản phẩm hay dịch vụ với đầy đù các khía cạnh: mô tả nhận diện (brand identities), giá trị (brand values), thuộc tính (brand attributes), cá tính (brand personality). Thương hiệu ràng buộc với người tiêu dùng qua mối quan hệ thương hiệu – người tiêu dùng (brand – consumers relationship).

Về mặt nhận diện, thương hiệu là cái tên hay dấu hiệu nhận biết một sản phẩm. Một thương hiệu thành cơng đánh dấu một sản phẩm có lợi thế cạnh tranh bền vững. Thương hiệu là một thành phần phi vật thể nhưng lại là một thành phần thiết yếu của một doanh nghiệp. Một khi mà các sản phẩm đạt đến mức độ không thể phân biệt được bằng tính chất, đặc điểm, lợi ích cơng dụng thì thương hiệu là yếu tố duy nhất tạo ra sự khác biệt giữa các sản phẩm, dịch vụ. Thương hiệu nói lên sự tin tưởng và an toàn.

Một doanh nghiệp, một tổ chức có hoạt động quản trị tốt sẽ tạo nên thương hiệu của chính mình. Do đó, có thể nói thương hiệu là tiêu chí hàng đầu để xác định mục tiêu của quản trị.

1.2.3.2 Lợi nhuận. Lợi nhuận của doanh nghiệp là số tiền chênh lệch giữa

doanh thu và chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để đạt được doanh thu đó. Đây là kết quả tài chính cuối cùng của hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ, là một tiêu chí chất lượng để đánh giá hiệu quả kinh tế của hoạt động doanh nghiệp. Lợi nhuận của doanh nghiệp có ý nghĩa rất lớn đối với tồn bộ hoạt động của doanh nghiệp, vì lợi nhuận tác động đến mọi hoạt động của doanh nghiệp, có ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình tài chính của doanh nghiệp. Việc phấn đấu thực hiện được chỉ tiêu lợi nhuận là điều kiện quan trọng đảm bảo cho tình hình tài chính của doanh nghiệp được ổn định vững chắc. Lợi nhuận còn là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp nói lên kết quả của tồn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ. Nếu doanh nghiệp phấn đấu cải tiến hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ làm giá thành hoặc chi phí hạ thấp thì lợi nhuận sẽ tăng lên một cách

trực tiếp. Ngược lại, nếu giá thành hoặc chi phí tăng lên sẽ trực tiếp làm giảm bớt lợi nhuận. Hơn nữa, lợi nhuận cịn là nguồn tích lũy cơ bản để tái sản xuất mở rộng, bù đắp thiệt hại, rủi ro cho doanh nghiệp, là nguồn bổ sung vốn rất quan trọng đề đầu tư phát triển một doanh nghiệp. Vì vậy, lợi nhuận được coi là địn bẩy kinh tế quan trọng, đồng thời là một chỉ tiêu cơ bản để đánh giá hiệu quả hoạt động quản trị của doanh nghiệp.

1.2.3.3 Niềm tin của khách hàng. Khách hàng luôn muốn được tôn trọng và

thỏa mãn nhu cầu, khi đó họ sẽ có thêm lịng tin và sự trung thành đối với doanh nghiệp. Đây chính là một trong những lý do mà doanh nghiệp cần đánh giá cao vai trò của khách hàng và nổ lực đem lại cho khách hàng sự hài lịng trong mọi tình huống.

"Sự tin tưởng và lịng tơn trọng = Ảnh hưởng = Khả năng kiểm soát = Thị

phần ở mỗi cơ hội mang lại lợi nhuận chung". Công thức bán hàng này của

nhà tư vấn chiến lược Chet Holmes đã nổi tiếng khắp thế giới và ngày càng được áp dụng rộng rãi. Hoạt động quản trị của doanh nghiệp luôn phải quan tâm đến tiêu chí niềm tin của khách hàng, đây là một yếu tố quyết định thị phần, lợi nhuận, thương hiệu.

1.2.3.4 Vị thế xã hội. Vị thế xã hội là vị trí xã hội với những trách nhiệm và

quyền lợi gắn kèm theo (địa vị xã hội). Nói cách khác, vị thế xã hội chính là một khái niệm tổng hợp nhằm chỉ vị trí xã hội cùng với những quyền lợi và nghĩa vụ tương ứng. Một doanh nghiệp muốn có được vị thế xã hội nhất định thì cần được sự định hướng ngay từ ban đầu, chiến lược quản trị đúng đắn sẽ tạo ra một vị thế xã hội đúng nghĩa. Khi đánh giá doanh nghiệp, tiêu chí vị thế xã hội ln được xem xét, cống hiến của doanh nghiệp, niềm tin đối với doanh nghiệp. Do đó, đây là một trong những tiêu chí để đánh giá hoạt động quản trị của doanh nghiệp.

1.2.3.5 Chiến lược phát triển kinh doanh. Trong hoạt động sản xuất kinh

doanh của mỗi doanh nghiệp, việc xây dựng và lựa chọn chiến lược kinh doanh là một vấn đề hết sức có ý nghĩa, bởi vì nó có vị trí và vai trị quan trọng, là cơ sở để xây dựng và thực hiện các chiến lược, kế hoạch khác nhằm phát triển toàn diện doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp đã từng thành công nhờ tập trung

hầu như toàn bộ nổ lực vào việc giải quyết tốt những vấn đề phát sinh trong nội bộ tổ chức. Ngày nay, mặc dù hiệu quả hoạt động nội bộ vẫn rất quan trọng, nhưng trong cơ chế thị trường hay nói rộng hơn là mơi trường kinh doanh lại ảnh hưởng rất lớn, nó ln vận động, biến đổi, phá vỡ sự cứng nhắc trong kế hoạch ngắn hạn cũng như dài hạn của doanh nghiệp. Vì vậy, các doanh nghiệp cần thiết phải hoạch định và triển khai một cơng cụ kế hoạch hóa hữu hiệu đủ linh hoạt để ứng phó với những thay đổi của mơi trường kinh doanh, đó là chiến lược kinh doanh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng quản lý rủi ro thông tin tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu , luận văn thạc sĩ (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)