Tổng quan về thành phố Cần Thơ

Một phần của tài liệu Đánh giá và đề xuất cơ chế quản lý nhà nước về quy hoạch sử dụng đất đai cho phát triển bền vững. (Trang 34)

2.3.1 Khái quát điều kiện tự nhiên, tài nguyên và mơi trường

Điều kiện tự nhiên: thành phố Cần Thơ có diện tích tự nhiên 1.439,2 km2 (theo số liệu kiểm kê đất đai thành phố Cần Thơ năm 2019) chiếm 3,47% diện tích vùng đồng bằng sơng Cửu Long và chiếm 0,43% diện tích cả nước. Thành phố Cần Thơ

khơng có rừng tự nhiên và cách biển Đông 75km. Khoảng cách đến các đô thị khác trong vùng như sau: Long Xuyên 60km; Rạch Giá 116 km; Cà Mau 179km, thành phố Hồ Chí Minh là 169km. Về tọa độ địa lý, Cần Thơ có tọa độ địa lý: 105°13’38”- 105°50’35” kinh độ Đơng và 9°55’08”-10°19’38” vĩ độ Bắc. Tứ cận như sau:

- Phía Bắc tiếp giáp với tỉnh An Giang - Phía Nam tiếp giáp với tỉnh Hậu Giang

- Phía Đơng tiếp giáp với tỉnh Đồng Tháp và tỉnh Vĩnh Long - Phía Tây tiếp giáp với tỉnh Kiên Giang

Cần Thơ có 9 đơn vị hành chính bao gồm 5 quận (Ninh Kiều, Bình Thủy, Cái Răng, Ơ Mơn, Thốt Nốt) và 4 huyện (Vĩnh Thạnh, Cờ Đỏ, Thới Lai, Phong Điền) với 83 xã phường thị trấn (Hình 2.3). Cụ thể: quận Bình Thủy: 8 phường; Quận Cái Răng: 7 phường; Quận Ninh Kiều: 11 phường; Quận Ô Môn: 7 phường; Quận Thốt Nốt: 9 phường; Huyện Cờ Đỏ: 1 thị trấn, 9 xã; Huyện Phong Điền: 1 thị trấn, 6 xã; Huyện Vĩnh Thạnh: 2 thị trấn, 9 xã. Quận Ninh Kiều là trung tâm của thành phố.

Hình 2.3 Bản đồ hành chính thành phố Cần Thơ

Đặc điểm địa hình: địa hình Cần Thơ tương đối bằng phẳng, cao độ trung bình

khoảng 1,00 - 2,00m dốc từ đất trồng ven sông Hậu, sơng Cần Thơ thấp dần về phía nội đồng (từ Đơng Bắc sang Tây Nam) Cần Thơ. Cần Thơ có mạng lưới sơng, kênh, rạch khá dày. Đất có nguồn gốc phù sa sơng Mê Kơng bồi lắng hàng thiên niên kỷ và hiện vẫn còn tiếp tục được bồi lắng thường xuyên qua nguồn nước có phù sa của dịng sơng Hậu. Bên cạnh đó, thành phố cịn có các cồn và cù lao trên sông Hậu như Cồn Ấu, Cồn Khương, Cồn Sơn, Cù lao Tân Lộc.

Tài nguyên đất: được bồi đắp thường xuyên của sông Hậu và các sông khác nên

đất đai Cần Thơ tương đối màu mỡ. Diện tích đất phù sa chiếm 84% diện tích tự nhiên (Hình 2.4), ngồi ra cịn một số loại đất khác chủ yếu là đất nhiễm mặn ít, đất nhiễm phèn chiếm 16% diện tích cịn lại. Nhìn chung khí hậu và thổ nhưỡng của Cần Thơ rất thuận lợi cho việc phát triển một nền nông nghiệp đa ngành với nhiều loại cây trồng và vật ni.

Hình 2.4 Sơ đồ phân bố đất phù sa ở thành phố Cần Thơ

Nguồn: Sở Tài nguyên và Mơi trường thành phố Cần Thơ, 2019

2.3.2 Tình hình phát triển kinh tế xã hội thành phố Cần Thơ

Tình hình kinh tế:

Tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) bình quân giai đoạn 05 năm từ 2015 - 2019 là 7,49%/năm; trong đó, khu vực nơng, lâm nghiệp, thủy sản tăng bình

Nơng, lâm nghiệp và thủy sảnCơng nghiệp và xây dựngDịch vụThuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm 2020 2019 2018 2017 2016 2015 2014 2013 2012 2011 9,324.6 8,618.1 8,519.1 6,161.66,592.96,613.56,666.47,373.57,563.87,647.9 14,761.3 13,667.8 12,323.112,361.6 22,006.623,370.9 20,010.3 31,614.530,367.3 27,795.3 21,163.1 19,778.6 17,714.5 22,856.2 29,735.3 2,645.4 2,472.3 2,310.6 40,000.0 30,000.0 20,000.0 10,000.0 0.0 3,333.232,873.7 36,963.2 50,000.0 40,840.4 4,496.5 44,789.946,105.4 60,000.0 4,826.7 5,466.9 6,061.1 6,616.8 6,449.0 100,000.0 90,000.0 80,000.0 70,000.0

quân 2,18%; khu vực cơng nghiệp - xây dựng tăng bình quân 10,15%; khu vực dịch vụ tăng bình quân 7,11% (Hình 2.5). Cơ cấu kinh tế: năm 2019 tỷ trọng khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm 9,42%, khu vực công nghiệp - xây dựng chiếm 34,56%, khu vực dịch vụ chiếm 56,02% trong cơ cấu GRDP. Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP - giá hiện hành) bình quân đầu người đến cuối năm 2019 đạt 74,0 triệu đồng/người.

Trong năm 2020, hầu hết các ngành, lĩnh vực kinh tế quan trọng của thành phố suy giảm hoặc tăng trưởng thấp so với cùng kỳ. Tình hình dịch bệnh đã ảnh hưởng xấu đến sản xuất, kinh doanh trong tất cả các ngành, lĩnh vực như đã nêu trên, hơn thế nữa nó cịn làm thay đổi đáng kể cơ cấu kinh tế của thành phố theo hướng tăng tỷ trọng khu vực sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản; công nghiệp và xây dựng; giảm tỷ trọng khu vực dịch vụ. Từ đầu tháng 5 năm 2020, hoạt động sản xuất kinh doanh đã hoạt động trở lại với mức tăng cao so với tháng 3 và tháng 4 năm 2020, cho thấy dấu hiệu dần hồi phục, tuy nhiên so với cùng kỳ năm 2019 vẫn còn sụt giảm đáng kể. Tổng sản phẩm trên địa bàn 6 tháng đầu năm 2020 ước tính tăng 1,43% so cùng kỳ. Trong đó khu vực I tăng 2,42% so cùng kỳ, khu vực II tăng 6,66% so cùng kỳ, khu vực III bằng 96,72% (giảm 3,28%) so cùng kỳ năm 2019. Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 7,29% so cùng kỳ năm 2019 (Cục thống kế thành phố Cần Thơ, 2020).

Đơn vị tính: tỷ đồng

Hình 2.5 Tổng sản phẩm trên địa bàn theo giá hiện hành phân theo khu vực kinh tế

(Nguồn: Cục thống kê thành phố Cần Thơ, 2019)

Quy mơ kinh tế của thành phố Cần Thơ có sự tăng trưởng đáng kể. Giai đoạn 2011-2015, tăng trưởng của thành phố Cần Thơ bình quân đạt 5,94%/năm. Giai đoạn 2016-2019 tăng trưởng của thành phố Cần Thơ bình quân đạt 7,27%/năm. Tuy vậy, giai đoạn 2011-2019, tăng trưởng GRDP của thành phố bình quân đạt 6,53%/năm, thấp hơn tăng trưởng bình quân của cả nước (6,78%/năm) (Cục thống kế thành phố

Cần Thơ, 2020). Thu nhập bình quân đầu người từ 1,54 triệu đồng năm 2010 lên 5,03 triệu đồng năm 2020, tăng hơn 3,3 lần. Thu nhập bình quân đầu người cao gấp 1,3 lần so với khu vực ĐBSCL và 1.2 lần so với cả nước và gần tương đương với các đơ thị khác như Hải Phịng và Đà Nẵng.

Cơ cấu và hướng dịch chuyển kinh tế: Quy mô và cơ cấu tổng sản phẩm (GRDP)

trên địa bàn thành phố Cần Thơ năm 2019 theo giá hiện hành ước đạt 91.471,5 tỷ đồng (Hình 2.3). Cơ cấu nền kinh tế có sự dịch chuyển theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng, giảm các ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản. Năm 2019, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm khoảng 9,42%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm khoảng 34,56%; khu vực dịch vụ chiếm khoảng 48,97% và thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm khoảng 7,05% (Cục thống kê thành phố Cần Thơ, 2019).

Với hướng chuyển dịch kinh tế như vậy, cả cung và cầu của thị trường bất động sản sẽ nhận được nhiều tác động tích cực:

- Lực lượng lao động di cư về thành phố tăng mạnh dẫn tới gia tăng nhu cầu nhà ở, trong đó nhóm lao động gia tăng chủ yếu tập trung vào ngành dịch vụ, thương mại dẫn đến cơ cấu nhu cầu nhà ở vẫn sẽ tập trung vào phân khúc nhà ở thương mại giá thấp và nhà ở xã hội.

- Thu nhập bình quân đầu người tăng trưởng dẫn đến sự gia tăng về khả năng chi trả cho nhà ở, sức mua tăng lên sẽ hấp dẫn được các nhà đầu tư tham gia vào thị trường bất động sản, nguồn cung sẽ dồi dào và đa dạng hơn.

- Nền kinh tế chung tăng trưởng sẽ dẫn đến tác động cả vào cung và cầu nhà ở, thu hút vốn đầu tư về thành phố ngày một lớn, thu nhập bình quân ngày càng tăng (Cục thống

kê thành phố Cần Thơ, 2019).

Đầu tư: Vốn đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý

ước đến tháng 6 năm 2020 được 1.766,25 tỷ đồng đạt 28,42% kế hoạch năm. Trong đó vốn cân đối ngân sách thành phố thực hiện được là 241,54 tỷ đồng đạt 25,67% kế hoạch năm, vốn trung ương hỗ trợ đầu tư theo mục tiêu thực hiện được 242,55 tỷ đồng đạt 61,14% kế hoạch năm, vốn nước ngoài ODA 185,75 tỷ đồng đạt 13,40% kế hoạch năm, vốn xổ số kiến thiết 212,70 tỷ đồng đạt 27,80% kế hoạch năm, nguồn vốn khác thực hiện được 125,02 tỷ đồng đạt 16,73% kế hoạch năm, vốn ngân sách cấp huyện được 758,69 tỷ đồng đạt 38,34% kế hoạch năm. Đến ngày 19/6/2020 đã giải ngân 1.077,66 tỷ đồng đạt 17,31% so kế hoạch năm. Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài: 6 tháng đầu năm 2020, cấp mới 03 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký 0,202 triệu USD; điều chỉnh 01 dự án giảm vốn đầu tư 4,7 triệu USD; thực hiện chấm dứt hoạt động đầu tư 07 dự án với tổng vốn đăng ký 1,42 triệu USD. Lũy kế đến nay, trên địa bàn có 82 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký 725,18 triệu USD (Cục thống kê thành phố Cần

Dân số trung bình (Nghìn người) Mật độ dân số (Người/km2) .000200.000400.000600.000800.0001000.0001200.0001400.000 1240.700 1236.000 1282.300 1272.800 1257.900 1248.000 1238.300 1228.500 1218.300 1208.000 862.000 859.000 891.000 885.000 874.000 886.000 871.890 871.890 864.660 857.350 2020 2019 2018 2017 2016 2015 2014 2013 2012 2011

2.3.3 Dân số, lao động, việc làm và nhà ở

Dân số: tổng dân số của thành phố Cần Thơ là 1.235.171 người, trong đó dân số

nam là 612.543 người (chiếm 49,59%) và dân số nữ là 622.628 người (chiếm 50,41%). Dân số thành phố Cần Thơ chiếm tỷ lệ 7,19% dân số Đồng bằng sông Cửu Long và chiếm 1,28% dân số toàn quốc.

Tốc độ tăng trưởng dân số chỉ đạt 0,4%/năm trong khoảng từ 2011-2020, thấp hơn nhiều so với mức trung bình của cả nước là 1,14%. Mật độ dân số trung bình của Thành phố dao động từ 829 người/km2 (năm 2011) đến 862 người/km2 (năm 2020). Thành phố Cần Thơ có mật độ dân số cao so với các tỉnh, thành khác trong cả nước, đứng 12/63 và cao gấp 3 lần mật độ dân số toàn quốc (290 người/km2); cao gấp 2 lần mật độ dân số Đồng bằng sông Cửu Long (423 người/km2). Khu vực thành thị là

860.393 người (chiếm 69,66%) và nơng thơn là 374.778 người (chiếm 30,34%) (Hình 2.6). Dù được xếp hạng là đô thị loại I nhưng Cần Thơ vẫn chưa đáp ứng được tiêu chí về mật độ dân số bởi theo quy định, dơ thị loại I cần có quy mơ tồn đơ thị đạt 2000 người/km2 và khu vực nội thành tính trên diện tích đất xây dựng đơ thị đạt từ 10.000 người/km2 trở lên.

Dân số TP Cần Thơ có sự phân bố khơng đều, vùng có mật độ dân cư tập trung cao nhất là quận Ninh Kiều (khoảng 9741 người/km2), quận Bình Thủy (khoảng 2035người/km2) và nơi có mật độ dân số thấp nhất là huyện Vĩnh Thạnh (khoảng 317 người/km2) và huyện Cờ Đỏ (khoảng 362 người/km2).

Tồn thành phố Cần Thơ có bốn nhóm dân tộc chính sinh sống, bao gồm dân tộc Kinh, Hoa, Khmer, Chăm. Trong đó có 1.203.868 người dân tộc Kinh (chiếm 97,47%) và 31.303 người dân tộc khác chiếm 2,53% (dân tộc Khmer với 1.6%, dân tộc Hoa 0,9% và người Chăm 0,02%) (Cục thống kê thành phố Cần Thơ, 2020).

Hình 2.6 Dân số và mật độ dân số thành phố Cần Thơ 2011-2020

Về lao động: Năm 2020, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của Cần Thơ là

716.782 người, chiếm 58% tổng dân số, trong đó lao động có việc làm là 693.317.43 người. Cơ cấu lao động: Chia theo khu vực thì khu vực thành thị cao gần gấp 3 lần khu vực nông thôn (31,8% so với 11,0%). Chia theo giới tính thì khơng có sự khác biệt nhiều giữa giới tính nam và giới tính nữ (nam 25,7% với nữ 23,5%). Lực lượng lao động làm việc trong 03 ngành kinh tế có sự chuyển dịch, theo đó cơ cấu lao động giữa ngành từ nông-lâm- thủy sản , công nghiệp – xây dựng và thương mại -dịch vụ năm 2015 và 2019 lần lượt là: 35,7% - 20,9% - 41,6% và 26% - 22,1% - 48,6%. Có thể thấy, cơ cấu lao động đang chuyển dịch rõ rệt từ nông lâm - thủy sản sang thương mại- dịch vụ. Chất lượng lao động: Trong giai đoạn 2011-2020, chất lượng lao động trên địa bàn Thành phố Cần Thơ khơng có bước chuyển biến đáng kể. Năm 2020, trong số lực lượng lao động đang làm việc và đóng góp vào nền kinh tế, chỉ có 20,6% lao động đã qua đào tạo. Mặc dù tỉ lệ này ở mức cao so với vùng nhưng vẫn cần cải thiện nhiều để bắt kịp các Thành phố lớn khác như Hà Nội (48,5%), Đà Nẵng (44%), TP Hồ Chí Minh (38,7%), Hải Phòng (34,7%).

Việc làm: Tỷ lệ thất nghiệp của dân số từ 15 tuổi trở lên 3,63% chỉ đứng sau Đà

Nẵng 3,93%. Trong khi đó tỷ lệ thất nghiệp dân số từ 15 tuổi trở lên ở Đồng bằng sông Cửu Long chỉ 2,42% và toàn quốc 2,05%. Chia theo khu vực thành thị tỷ lệ thất nghiệp cao 1,83 lần tỷ lệ thất nghiệp nơng thơn (4,23% so với 2,35%). Có sự khác biệt về giới tỷ lệ thất nghiệp nữ giới cao hơn tỷ lệ thất nghiệp nam giới (4,33% so với 3,15%). Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động cũng tương tự như dân số 15 tuổi trở lên Thành phố Cần Thơ là 3,76%, đứng sau Đà Nẵng 4,26%. Trong khi Đồng bằng sơng Cửu Long chỉ 2,51% và tồn quốc 2,16%. Lao động trẻ từ 15-24 tuổi là những người thất nghiệp nhiều chiếm 11,78% tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi.

Nhà ở: theo kết quả điều tra tỷ lệ nhà ở kiên cố thành phố Cần Thơ 89,4% và các

quận có tỷ lệ nhà kiên cố cao tập trung ở các quận Ninh Kiều (100%), quận Cái Răng (96,2%), quận Bình Thủy (97,5%). Trong khi đó tỷ lệ nhà thiếu kiên cố và đơn sơ thành phố Cần Thơ chiếm 10,6% trong đó khu vực thành thị chỉ chiếm 4,2%; nông thôn 27%. Điều đặc biệt theo kết quả Tổng điều tra lần này tỷ lệ hộ khơng có nhà ở Cần Thơ khơng có hộ nào. Q đó thể hiện phần nào đúng thực trạng nhà ở thành phố Cần Thơ do đặc thù vùng miền ít bị tác động của thiên tai như miền Trung do đó hầu như người dân ít quan tâm nhiều đến nhà ở. Vì vậy tỷ lệ nhà thiếu kiên cố và đơn sơ cao hơn bình qn chung tồn quốc 4 điểm phần trăm. Nhưng tỷ lệ nhà ở thiếu kiên cố và đơn sơ ở khu vực nông thôn thành phố Cần Thơ lại cao hơn khu vực nông thôn ở Đồng bằng sông Cửu Long (23,3%). Trong các đơn vị nông thôn (huyện) thành phố Cần Thơ còn một bộ phận khá cao người dân sống trong nhà ở thiếu kiên cố và đơn sơ như đơn vị huyện Cờ Đỏ chiếm tỷ lệ đến 34,5% (Cục thống kê thành phố Cần Thơ, 2020)

2.3.4 Thực trạng phát triển kết cấu hạ tầng

Kết nối giao thông:

- Hệ thống giao thơng đường bộ: Tồn thành phố có 2.762,84km đường, mật độ 2,3km/km2 (nếu khơng tính đường xã ấp, tồn thành phố có 698,548km đường, mật độ 0,5km/km2); trong đó có 123,715km quốc lộ; 183,85km đường tỉnh; 332,87 km đường huyện; 153,33km đường đô thị; 1.969,075km đường ấp, xã, khu phố. Với 3,98% mặt đường bê tơng nóng, 26,26% nhựa, 27,74% rải đá, 17,44% cấp phối, còn lại là đường đất phần lớn sử dụng cho người đi bộ và xe 2 bánh với quy mơ và tải trọng nhỏ. Có 06 quốc lộ đi qua Cần Thơ bao gồm: Quốc lộ 1, Quốc lộ 91, Quốc lộ 80, Quốc lộ 91B, tuyến Nam Sông Hậu và tuyến Cần Thơ – Vị Thanh, kết nối thuận tiện Cần Thơ với thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh trong vùng (Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức thành phố Cần Thơ, 2016).

- Đường cao tốc: Dự án đường cao tốc từ thành phố Hồ Chí Minh đi Cần Thơ đã hồn thành đoạn thành phố Hồ Chí Minh – Trung Lương; đoạn Trung Lương – Mỹ Thuận, đoạn Mỹ Thuận – Cần Thơ đang triển khai đầu tư (Hình 2.7) (Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức thành phố Cần Thơ, 2016).

Hình 2.7 Sơ đồ các tuyến huyết mạch đường bộ, đường cao tốc, đường sông TP Cần Thơ

(Nguồn: Ban quản lý dự án ODA thành phố Cần Thơ, 2016)

- Hệ thống giao thông đường sơng: Mạng lưới đường thủy trên địa bàn có tổng chiều dài 1.157km, trong đó có khoảng 619km có khả năng vận tải cho loại phương

tiện trọng tải từ 30 tấn trở lên (độ sâu trung bình >2,5m). Gồm: 6 tuyến do Trung ương quản lý (sông Hậu, sông Cần Thơ, kênh Cái Sắn, kênh Thị Đội, rạch Ơ Mơn, kênh Xà No) với tổng chiều dài 132,88km, đảm bảo cho phương tiện trọng tải từ 100 - 250 tấn hoạt động… Bốn tuyến đường sông do thành phố quản lý là: kênh Thốt Nốt, kênh Bà

Một phần của tài liệu Đánh giá và đề xuất cơ chế quản lý nhà nước về quy hoạch sử dụng đất đai cho phát triển bền vững. (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(165 trang)
w