Lễ hội Thaipusam

Một phần của tài liệu Giáo trình Văn hóa Đông Nam Á (Nghề: Hướng dẫn du lịch - Cao đẳng): Phần 2 - Trường Cao đẳng Bách khoa Nam Sài Gòn (Trang 28 - 37)

Một trong những lễ hội ở Malaysia quan trọng nhất chính là Thaipusam. Cộng đồng người Ấn Độ chiếm khá đông trong dân số của Malaysia, vậy nên dịp đầu năm mới chính là thời gian để tổ chức lễ hội Thai Pu Sam của họ.

3.Thai land

3.1.Những nét nổi bật về đất nước Thailand

3.1.1.Dân số và tộc người

Vương quốc Thái Lan nằm ở khu vực Đơng Nam Á và có tổng diện tích 513.000 km vuông. Dân số của đất nước là 67 triệu người, điều này khiến nơi này trớ thành quốc gia đứng thứ 20 trong số các quốc gia đông dân khác. Phần lớn dân số nơi đây sống ở các vùng nông thôn, đặc biệt là các vùng trồng lúa ở miền Trung và miền Bắc, vùng này là một quốc gia đa dạng về vùng miền và các nhóm dân tộc. Tuy nhiên, dân tộc Thái chiếm 92% dân số, 8% dân số còn lại là dân tộc thiểu số khác. Những người di cư từ các nước láng giềng như Lào, Myanmar và Nepal đã đóng góp vào dân số khơng cư trú của nơi đây hơn 4 triệu người.

Thái lan có khoảng 70 nhóm dân tộc, trong đó có ít nhất 24 nhóm dân tộc Thái, phần lớn là nhóm người Thái, Lào và Yuan, 22 nhóm dân tộc Austroasiatic, với nhóm người Bắc Khmer và Kuy chiếm chủ yếu ; 11 nhóm dân tộc Trung-Tạng (“bộ lạc đồi”), trong đó người Karen chiếm đơng nhất; 3 nhóm dân tộc Austronesian , tức là Mã Lai , đa số các nhóm dân tộc tập trung ở ba tỉnh cực nam, cùng với người Moken và Urak Lawoi (sea gypsies); và cả hai nhóm Hmong-Mien . Các nhóm dân tộc khác bao gồm các cộng đồng nhập cư lâu đời như người Hoa và người Ấn Độ .

Thái Lan được phân chia thành 6 vùng địa lý, dựa trên các đặc điểm tự nhiên bao gồm địa hình và dịng chảy, cũng như mơ hình văn hóa của con người. Đó là: Khu vực phía Bắc, đơng Bắc, miền Trung, miền phía Đơng, miền Tây và miền Nam. Mặc dù Bangkok về mặt địa lý là một phần của đồng bằng trung tâm, vì là thủ đơ và thành phố lớn nhất, khu vực này có thể coi là khía cạnh khác, một khu vực riêng biệt. Mỗi vùng trong 6 vùng địa lý khác so với vùng khác ở dân số, các nguồn lực cơ bản, đặc điểm tự nhiên và mức độ phát triển kinh tế xã hội. Sự đa dạng của các vùng thực tế là thuộc tính nổi bật trong địa chất Thái Lan.

Địa hình

Với diện tích 513.120 km² (tương đương diện tích Việt Nam cộng với Lào), Thái Lan xếp thứ 50 trên thế giới về diện tích, rộng thứ ba tại Đông Nam Á, sau Indonesia và Myanma.

Thái Lan là mái nhà chung của một số vùng địa lý khác nhau, tương ứng với các vùng kinh tế. Đặc điểm nổi bật của địa hình Thái Lan là núi cao, một đồng bằng trung tâm và một vùng cao nguyên. Núi chiếm phần lớn phía bắc Thái và trải rộng dọc theo biên giới Myanmar qua eo Kra và bán đảo Mã Lai. Đồng bằng trung tâm là một vùng đất thấp bồi bởi sông Chao Phraya và các chi lưu, đó hệ thống sơng chính của nước này, chảy vào đồng bằng ở đầu vịnh Bangkok. Hệ thống sông Chao Phraya chiếm khoảng một phần ba lãnh thổ quốc gia. Ở phía đơng bắc của đất nước là cao ngun Khorat, một khu vực nhấp nhô nhẹ với đồi thấp và hồ nông, cung nước vào sông Mekong qua sông Mun. Các hệ thống sơng Chao Phraya và Mê Kơng duy trì nền nơng nghiệp Thái Lan qua việc hỗ trợ trồng lúa và cung cấp đường thủy cho việc vận chuyển hàng hóa, người. Ngược lại, các đặc điểm tự nhiên phân biệt của bán đảo Thái Lan là đường bờ biển dài, các hịn đảo ngồi khơi và đầm lầy ngập mặn giảm đi.

Khí hậu Thái Lan chịu ảnh hưởng bởi gió mùa có đặc điểm theo mùa (gió mùa tây nam và gió mùa đơng bắc). Gió mùa tây nam bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10 được đặc trưng bởi chuyển động của khơng khí ấm ẩm từ Ấn Độ

Dương tới Thái Lan, gây ra mưa dồi dào nhất đất nước. Gió mùa đông bắc bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 2 mang lại khơng khí lạnh và khơ nhất Thái Lan. Ở miền nam Thái Lan, gió mùa đông bắc mang lại thời tiết ấm áp và mưa nhiều trên bờ biển phía đơng. Phần lớn Thái Lan có khí hậu "nhiệt đới ẩm và khơ hoặc khí hậu thảo nguyên" loại (khí hậu xavan). Phía nam và đầu phía đơng của miền đơng có khí hậu nhiệt đới gió mùa.

Mùa mưa ở Thái Lan bắt đầu từ giữa tháng 5 đến giữa tháng 10 trên phần lớn đất nước. Mùa này đặc trưng bởi mưa dồi dào vào tháng 8 và 9 là thời kì ẩm ướt nhất trong năm có thể dẫn đến lũ lụt. Ngoài mưa gây ra bởi gió mùa tây nam, những dải hội tụ (ITCZ) và xốy thuận nhiệt đới cũng góp phần gây mưa trong mùa mưa. Tuy nhiên, những đợt khô thường xảy ra trong khoảng 1 - 2 tuần kể từ đầu tháng 6 - 7. Đó là do sự chuyển động về phía bắc của dải hội tụ đến miền nam Trung Quốc. Mùa Đông bắt đầu từ giữa tháng 10 đến giữa tháng 2. Phần lớn Thái Lan trải qua thời tiết khô trong mùa này với nhiệt độ nhẹ. Ngoại trừ phía nam Thái Lan, nơi có lượng mưa lớn, đặc biệt là vào tháng 10 - 11. Hai tháng mùa hè từ giữa tháng 2 đến giữa tháng 5 và đặc trưng là thời tiết ấm hơn.

Do đặc điểm thiên nhiên nội địa và vĩ độ, miền bắc, đông bắc, trung và đông của Thái Lan trải qua một thời gian dài thời tiết ấm áp. Trong thời gian nóng nhất trong năm (tháng 3 - tháng 5), nhiệt độ thường đạt tới 40 °C trở lên, ngoại trừ vùng duyên hải, nơi gió biển có nhiệt độ dịu buổi chiều. Ngược lại, sự bùng phát khơng khí lạnh từ Trung Quốc có thể mang lại nhiệt độ lạnh hơn trong một số trường hợp (đặc biệt là ở miền bắc và đông) gần hoặc dưới 0 °C. Nam Thái lan đặc trưng bởi thời tiết ơn hịa quanh năm với nhiệt độ ít thay đổi ban ngày và mùa hè thay đổi do ảnh hưởng của biển.

Động thực vật

Thái Lan là quốc gia có nhiều lồi động vật quý hiếm trên thế giới sinh sống, nổi bật nhất là hổ, voi và bị tót khổng lồ. Rất nhiều loài đang đứng trước hiểm họa diệt chủng do nạn săn trộm và phá rừng.

Voi là biểu tượng quốc gia của Thái Lan. Hiện nay số lượng voi suy giảm nghiêm trọng do nạn săn trộm voi để lấy ngà voi, và gần đây là để lấy thịt voi. Voi con thường bị bắt để sử dụng trong các điểm tham quan du lịch, mặc dù việc sử dụng chúng đã giảm kể từ khi chính phủ cấm khai thác vào năm 1989. Hiện nay số lượng cá thể voi sống trong điều kiện bị giam cầm thậm chí cịn lớn hơn cả số voi cịn tồn tại ngồi tự nhiên, và các nhà hoạt động môi trường cáo buộc rằng những con voi sống trong điều kiện nuôi nhốt thường bị ngược đãi.

3.1.3.Thủ đơ, thể chế chính trị, tiền tệ

Băng Cốc là thủ đô và đồng thời là thành phố đông dân nhất của Thái Lan.

Bangkok có diện tích 1568,7 km2 và nằm trong châu thổ sông Chao Phraya ở miền Trung Thái Lan với dân số khoảng 8 triệu người.

Nếu tính cả vùng đơ thị Bangkok thì dân số của thành phố lên đến hơn 14 triệu chiếm hơn 1/5 dân số cả nước và vượt trội hơn tất cả những vùng đô thị khác ở Thái Lan. Bangkok cũng là một trong những thành phố lớn nhất trong khu vực Đông Nam Á và châu Á.

 Thể chế nhà nước: quân chủ lập hiến.  Cơ cấu các cơ quan quyền lực:

Nguyên thủ quốc gia là nhà Vua được coi là thiêng liêng và bất khả xâm phạm. Về danh nghĩa nhà Vua là người đứng đầu nhà nước, Tổng Tư lệnh quân đội và là người bảo trợ Phật giáo.

Quốc hội: Theo Hiến pháp ngày 24 tháng 8 năm 2007, Quốc hội Thái Lan là Quốc hội lưỡng viện. Hạ viện (cơ quan lập pháp) gồm 480 ghế và Thượng viện gồm 150 ghế.

Chính phủ: bao gồm 36 thành viên gồm 3 Phó Thủ tướng, 21 Bộ trưởng và 11 Thứ trưởng. Ngồi ra cịn có một số Ủy ban của Chính phủ được lập ra để phối hợp thực hiện các chính sách chung.

Thái Lan đã có 17 hiến pháp và sửa đổi. Trong suốt q trình đó, chính phủ liên tiếp chuyển đổi qua lại từ chế độ độc tài quân sự sang chế độ dân chủ,

nhưng tất cả các chính phủ đều thừa nhận triều đại cha truyền con nối của Hoàng gia Thái Lan như lãnh đạo tối cao của dân tộc.

Baht (ký hiệu ฿, mã ISO 4217 là THB) là tiền tệ của Thái Lan. Đồng baht

được chia ra 100 satang. Ngân hàng Thái Lan là cơ quan chịu trách nhiệm phát hành tiền tệ.

Hiện nay, tỷ giá quy đổi: 1 Baht = 700 VND

3.2.Văn hóa, phong tục, tập quán đặc sắc

Văn hóa Thái Lan là một khái niệm bao hàm những niềm tin và các đặc

trưng văn hóa bản địa trên vùng đất mà ngày nay được biết đến như là đất nước Thái Lan hiện đại, cùng với những ảnh hưởng văn hóa đến từ Ấn Độ, Trung Quốc, Campuchia và ảnh hưởng từ các nền văn hóa sơ sử của các quốc gia láng giềng Đơng Nam Á khác. Chủ yếu, đó là những ảnh hưởng đến từ Phật giáo, Ấn Độ Giáo, vật linh giáo và từ các nhóm dân di cư gần đây đến từ Trung Quốc và miền nam Ấn Độ.

3.2.1.Tín ngưỡng, tơn giáo

Theo số liệu điều tra dân số chính thức, khoảng 95% người Thái theo đạo Phật. Tuy nhiên, đời sống tôn giáo của quốc gia này phức tạp hơn số liệu thống kê. Trong số đông đảo người Thái gốc Hoa, hầu hết những người theo Phật giáo đã hòa nhập vào truyền thống Ngun thủy đơng đảo, chỉ có một thiểu số không đáng kể là theo Phật giáo Trung Quốc. Mặt khác, một bộ phận lớn người Thái gốc Hoa vẫn duy trì việc thực hành tơn giáo dân tộc Trung Quốc, bao gồm Đạo giáo, Nho giáo và các tôn giáo cứu tinh của Trung Quốc (như Yiguandao và Đức giáo). Mặc dù được thực hành tự do, các tôn giáo này không được cơng nhận chính thức, và những người theo họ được coi là Phật tử Nguyên thủy trong các nghiên cứu thống kê. Ngoài ra, nhiều người Thái và Isan thực hành tôn giáo dân gian Tai của dân tộc mình.

Người Hồi giáo là nhóm tơn giáo lớn thứ hai ở Thái Lan với 4% đến 5% dân số. Các tỉnh cực nam của Thái Lan - Pattani, Yala, Narathiwat và một phần

của Songkhla và Chumphon - có số lượng lớn người Hồi giáo, bao gồm cả người Thái và Mã Lai.

Người theo đạo Công giáo, chủ yếu là người Công giáo Rôma, chỉ chiếm hơn 1% dân số. Một cộng đồng nhỏ nhưng có ảnh hưởng của người Sikh ở Thái Lan và một số người theo đạo Hindu, chủ yếu sống ở các thành phố của đất nước và tham gia vào lĩnh vực thương mại bán lẻ. Ngoài ra cịn có một cộng đồng Do Thái nhỏ ở Thái Lan, có từ thế kỷ 17.

3.2.2.Phong tục, tập quán đặc sắc

Một trong những điểm đặc trưng nhất của phong tục Thái là vái (tiếng Thái wai), gần giống như cách cúi chào của người Ấn (Tiếng Hindi: namaste). Cử chỉ này được sử dụng khi gặp mặt, chia tay hoặc xác nhận, với nhiều dạng khác nhau phụ thuộc và vị trí xã hội của người đó, nhưng nhìn chung, thường là cử chỉ giống như đang lễ với hai tay chắp lại và đầu cúi xuống.

Sự thể hiện tình cảm nơi cơng cộng thường là giữa bè, nhưng rất hiếm khi xảy ra giữa các đôi lứa đang yêu. Do đó, thường thấy bè nắm tay nhau, nhưng các cặp đơi rất ít khi làm thế .

Chuẩn mực xã hội Thái cho rằng sờ vào đầu một ai đó là vơ lễ. Cũng là mất lịch sự khi đặt chân cao hơn đầu ai đó, đặc biệt nếu người đó có địa vị xã hội cao hơn. Đó là bởi vì người Thái cho rằng chân là bộ phận dơ bẩn và thấp kém nhất trên cơ thể, còn đầu là bộ phận cao nhất và đáng kính nhất. Nguyên tắc này cũng ảnh hưởng đến cách người Thái ngồi trên sàn- chân của họ để vào trong hay ra đằng sau mà không chĩa vào người đối diện. Chĩa vào hay chạm vào bất cứ cái gì bằng chân đều bị xem là mất lịch sự.

Trong cuộc sống hàng ngày ở Thái, mọi người thường chú ý giữ cho cuộc sống được vui vẻ (khái niệm này gọi là sanuk). Vì quan niệm này, người Thái rất thoải mái ở nơi làm việc mà trong các hoạt động hàng ngày. Thể hiện cảm xúc tích cực trong các tương tác xã hội cũng rất quan trọng trong văn hóa Thái, quan trọng như là việc Thái Lan được biết đến như "Đất nước của những nụ

Cãi vả hay thể hiện sự tức giận là một điều kiêng cữ trong văn hóa Thái, và cũng như các nền văn hóa châu Á khác, cảm xúc trên khuôn mặt là cực kỳ quan trọng. Vì vậy, cần đặc biệt chú ý tránh tạo ra các xung đột, thể hiện sự giận dữ hay khiến cho một người Thái đổi nét mặt. Sự khơng đồng tình hoặc các cuộc tranh chấp nên được giải quyết bằng nụ cười và không nên cố trách mắng đối phương.

Thường thì, người Thái giải quyết sự bất đồng, các lỗi nhỏ hay sự xui xẻo bằng cách nói "Mai pen rai", nghĩa là "Khơng có gì đâu mà". Việc sử dụng phổ biến thành ngữ này ở Thái Lan thể hiện tính hữu ích của nó với vai trị một cách thức giảm thiểu các xung đột, các mối bất hòa và than phiền; khi một người nói "mai pen rai" thì hầu như có nghĩa là sự việc khơng hề quan trọng, và do đó, có thể coi là khơng có sự va chạm nào và không làm ai đổi nét mặt cả.

Một phong tục Thái khác là bun khun, là sự mang ơn các đấng sinh thành, cũng như là những người giám hộ, thầy cơ giáo và những người có cơng dưỡng dục chăm sóc mình. Phong tục này gồm những tình cảm và hành động trong các mối quan hệ có qua có lại.

Ngồi ra, giẫm lên đồng bạt Thái cũng là cực kỳ vơ lễ vì hình ảnh đầu của quốc Vương có xuất hiện trên tiền xu Thái. Khi ngồi trong các ngôi đền chùa, mọi người nên tránh chĩa chân vào các tranh ảnh, tượng đức Phật. Các miếu thờ trong nơi ở của người Thái được xây sao cho chân không chĩa thẳng vào các biểu tượng thờ tự- ví dụ như không đặt miếu thờ đối với giường ngủ nếu nhà q nhỏ, khơng có chỗ khác để đặt miếu.

Cởi giày dép trước khi vào nhà hay vào những nơi linh thiêng ở các đền chùa cũng là một phong tục, và cũng không được giẫm lên bậc cửa.

Có một số phong tục ở Thái liên quan đến địa vị đặc biệt của các nhà sư trong xã hội Thái. Theo kỷ luật tôn giáo, các nhà sư bị cấm có bất cứ một tiếp xúc cơ thể nào với nữ giới. Phụ nữ, do đó, phải đứng xa khi sư đi qua để chắc rằng các tiếp xúc dù vô ý cũng không thể xảy ra. Một loạt các phương cách vẫn được thực hiện để tránh xảy ra mọi sự tiếp xúc dù vơ tình (hay thậm chí chỉ là

các hành vi có vẻ như là tiếp xúc) giữa giới nữ và các nhà sư. Khi phụ nữ dâng lễ cho nhà sư, họ phải đặt đồ lễ dưới chân của sự hoặc trên một tấm vải trải trên sàn hay trên bàn. Các nhà sư ban phúc lành cho phụ nữ bằng một số loại bột hoặc cao được chấm vào đầu nến hoặc đầu đũa. Mọi người phải ngồi hoặc đứng với đầu thấp hơn đầu nhà sư. Trong chùa, có khi các nhà sư ngồi trên bệ cao để nguyên tắc này được thực thi.

3.2.3.Những lễ hội

Lễ hội té nước Songkran

Lễ hội Songkran được biết đến là một trong những lễ hội ngày Tết cổ

truyền của Thái Lan được diễn ra vào ngày 13 - 15/04 hàng năm. Vào buổi

Một phần của tài liệu Giáo trình Văn hóa Đông Nam Á (Nghề: Hướng dẫn du lịch - Cao đẳng): Phần 2 - Trường Cao đẳng Bách khoa Nam Sài Gòn (Trang 28 - 37)