Lễ hội chùa Ananda

Một phần của tài liệu Giáo trình Văn hóa Đông Nam Á (Nghề: Hướng dẫn du lịch - Cao đẳng): Phần 2 - Trường Cao đẳng Bách khoa Nam Sài Gòn (Trang 125 - 131)

Lễ hội chùa Ananda diễn ra từ ngày trăng tròn đến cuối tháng Pyatho (15 ngày, khoảng tháng 1 dương lịch), tại cố đô Bagan. Đây là một trong những lễ hội chùa nổi tiếng nhất Myanmar. Dân làng từ khắp nơi đến chùa Ananda bằng xe bò truyền thống và dựng trại ở lại trong suốt lễ hội. Các đoàn kịch địa phương cũng đến tham dự với các tiết mục giải trí cho khán giả. Ngoài ra, các

gian hàng bán nhiều sản phẩm từ thực phẩm cho đến dụng cụ nông nghiệp xuất hiện trong lễ hội nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân.

8. Brunei

8.1.Những nét nổi bật về đất nước Brunei

8.1.1.Dân số và tộc người

Tổng dân số của Brunei là khoảng 408.000 người trong đó 76% sống tại các khu vực đô thị với khoảng 150.000 người sống tại thủ đô Bandar Seri Begawan. Các đô thị lớn khác là thị trấn cảng Muara, thị trấn sản xuất dầu mỏ Seria và thị trấn lân cận Kuala Belait. Tại huyện Belait, khu vực Panga là nơi sinh sống của một số lượng lớn người Âu tha hương, nhà ở của họ do Royal Dutch Shell và Quân đội Anh Quốc cung cấp, và có một số phương tiện giải trí được đặt ở đó.

Cơ cấu dân số Brunei có 66,3% dân số là người Mã Lai, 11,2% là người Hoa, 3,4% là người bản địa, cùng các nhóm cư dân khác. Brunei cũng là quốc gia thưa dân nhất châu Á cũng như khu vực Đông Nam Á.

Ngơn ngữ chính thức của Brunei là tiếng Mã Lai. Bộ Văn hóa, Thanh niên và Thể thao khuyến khích một phong trào ngơn ngữ nhằm mục đích nâng cao việc sử dụng ngôn ngữ này tại Brunei. Khẩu ngữ chính tại Brunei là tiếng Mã Lai Brunei. Tiếng Anh và tiếng Trung Quốc cũng được nói rộng rãi, tiếng Anh cũng được sử dụng trong kinh doanh với địa vị là ngôn ngữ làm việc, và là ngôn ngữ giảng dạy từ bậc tiểu học đến bậc đại họcvà được một cộng đồng ngoại quốc tha hương tương đối lớn sử dụng. Các khẩu ngữ khác là Kedayan, Tutong, Murut, Dusun và Iban.

8.1.2.Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên

Brunei là một quốc gia Đông Nam Á gồm hai phần tách rời với tổng diện tích là 5.765 kilơmét vng trên đảo Borneo. Quốc gia có 161 kilơmét bờ biển giáp biển Đơng, và có 381 km biên giới với Malaysia. Quốc gia có 500 kilơmét vng lãnh hải và 200 hải lý (370 km) vùng đặc quyền kinh tế.

Hầu hết lãnh thổ Brunei nằm trong vùng sinh thái rừng mưa đất thấp Borneo. Các khu vực rừng mưa vùng núi nằm ở vùng nội địa của quốc gia.

Brunei có khí hậu nhiệt đới xích đạo. Nhiệt độ trung bình năm là 26,1°C trung bình là 24,7 °C từ tháng 4-5 và 23,8°C từ tháng 10-12. Độ ẩm khơng khí cao trong suốt cả năm. Lượng mưa hàng năm là 2800 mm trên bờ biển và lên 7.500 mm trong nội địa. Hầu hết mưa rơi trong giai đoạn từ tháng mười một- tháng ba, trong khi các tháng khô nhất là tháng hai và tháng ba. Các con sông Belait, Tutongi ở phần phía tây của Brunei được đổ vào biển Nam Trung Quốc và phía đơng có các con sơng Pandaruan và Temburong. Gió mùa mưa thổi từ phía đơng nam và đơi khi có thể gây ra những thay đổi nhỏ trong khí hậu. Tại Brunei khơng có động đất, bão và lũ lụt nghiêm trọng, và vấn đề duy nhất là các đám mây theo mùa gây ra bởi cháy ở Indonesia.

8.1.3.Thủ đơ, thể chế chính trị, tiền tệ

Bandar Seri Begawan là thủ đô và là thành phố hoàng gia của Vương

quốc Hồi giáo Brunei với dân số khoảng 27.285 người (2002). Thành phố là nơi sản xuất đồ nội thất, dệt, hàng thủ công, và đồ gỗ. Đây là địa điểm tọa lạc của Nhà Nghi lễ Hoàng gia hay Lapau, Tịa nhà Hồng gia, Nhà thờ Hồi Giáo Sultan Omar Ali Saifuddien, Bảo tàng Công nghệ Mã Lai và Trung tâm lịch sử Brunei. Bandar Seri Begawan có tọa độ 4°55' Vĩ Bắc, 114°55' Kinh Đông (4.91667, 114.91667).

Bandar Seri Begawan được đặt tên theo nhà vua quá cố, cha đẻ của đương kim hoàng đế Omar Ali Safuddin năm 1975, tên gốc của nó là Bandar Brunei (Begawan là một tên đặt cho các nhà vua Brunei đã thoái vị). Bandar, có gốc từ tiếng Ba Tư có nghĩa "cảng" hoặc "nơi trú chân" (bandar có nghĩa "thành phố" trong tiếng Mã Lai).

Chính trị Brunei được tổ chức theo cơ cấu quân chủ chuyên chế. Quyền

Hành pháp do Chính phủ nắm giữ. Quyền Lập pháp do Hội đồng lập pháp nắm quyền với 36 thành viên nhưng với nhiệm vụ tư vấn. Hiến pháp 1959 ban hành, theo đó Quốc vương Sultan là nguyên thủ quốc gia với tất cả quyền hành pháp,

bao gồm ban bố tình trạng khẩn cấp bổ sung năm 1962. Sultan ban hành triết lý quốc gia Melayu Islam Beraja (Quân chủ Hồi giáo Malay). Quốc gia được thiết quân luật kể từ cuộc bạo loạn trong những năm 1960 sau đó lực lượng Anh tại Singapore can thiệp chấm dứt bạo loạn.

Theo Hiến pháp 1959, Brunei có 5 Hội đồng tư vấn gồm: Hội đồng Cơ mật, Hội đồng Kế vị, Hội đồng Tôn giáo, Hội đồng Bộ trưởng và Hội đồng Lập pháp.

Theo đó Hội đồng Cơ mật bao gồm thành viên Hoàng gia và quan chức cấp cao của chính quyền có nhiệm vụ tư vấn những quyền ân xá, sửa đổi hoặc hủy bỏ các điều trong Hiến pháp. Đồng thời Hội đồng thảo luận với về phong tục Malay, vương huy, tên hiệu và thực hiện công bố người nhiếp chính. .

Hội đồng Kế vị xác định người kế vị khi có vấn đề phát sinh. Thứ tự kế vị được xác định trong Hiến pháp.

Hội đồng Tôn giáo, tên đầy đủ Hội đồng Tôn giáo Hồi giáo là cơ quan quản lý chính sách Hồi giáo, có nhiệm vụ cố vấn các vấn đề liên quan đến đạo Hồi. Các chính sách được Hội đồng xác định và được Bộ Tôn giáo thực hiện.

Hội đồng Bộ trưởng hoặc Nội các hiện nay bao gồm 9 thành viên (bao gồm cả Thủ tướng) thực hiện nhiệm vụ giải quyết hành pháp hàng ngày của chính phủ.

Ngồi ra, dù khơng thơng qua bầu cử nhưng hiện tại Brunei có các chính đảng sau:

 Đảng Đoàn kết Quốc gia Brunei  Đảng Nhận thức Nhân dân Brunei  Đảng Phát triển Quốc gia Brunei

Đô la Brunei (mã tiền tệ: BND) là đơn vị tiền tệ của Brunei từ năm 1967.

Nó thường được viết tắt theo ký hiệu đồng đô la là $, hoặc được viết B$ để phân biệt với các đơn vị tiền tệ dùng đô la khác. Đô la Brunei được chia thành 100 sen (Malay) hoặc cents (Anh).

Đơ la Brunei có tỷ giá trao đổi cố định theo tỉ lệ 1:1 với đô la Singapore. (Singapore là một trong những đối tác thương mại lớn của Brunei).

Hiện nay, tỷ giá trao đổi 1 BND = 16.852,75 VND

8.2.Văn hóa, phong tục, tập quán đặc sắc

Nền văn hóa Brunei chủ yếu là văn hóa Mã Lai, với các ảnh hưởng lớn từ Hồi giáo, và được nhìn nhận là bảo thủ hơn so với Indonesia và Malaysia. Các nền văn hóa Mã Lai từ quần đảo Mã Lai ảnh hưởng đến văn hóa Brunei. Bốn giai đoạn ảnh hưởng về văn hóa đã diễn ra trong lịch sử Brunei, lần lượt là thuyết vật linh, Ấn Độ giáo, Hồi giáo, văn minh phương Tây. Hồi giáo có ảnh hưởng rất mạnh, trở thành hệ tư tưởng và triết lý của Brunei.

Brunei là một quốc gia thi hành luật Sharia, theo đó cấm việc bán và tiêu thụ đồ uống có cồn cơng khai. Những người không theo Hồi giáo được phép đem một lượng đồ uống có cồn hạn chế từ bên ngồi vào để tự sử dụng.

8.2.1.Tín ngưỡng, tơn giáo

Hồi giáo là tơn giáo chính thức của Brunei và hai phần ba cư dân tại quốc gia trung thành với Hồi giáo. Các tín ngưỡng khác cũng hiện diện là Phật giáo (13%, phần lớn là người Hoa) và Thiên Chúa giáo (10%). Những người theo tư tưởng tự do chiếm khoảng 7% dân số, hầu hết là người Hoa. Mặc dù hầu hết trong số họ thực hành các nghi lễ với các yếu tố của Phật giáo, Nho giáo và Đạo giáo, song họ muốn biểu thị rằng mình khơng theo tơn giáo chính thức nào, do vậy được xếp là người vô thần trong thống kê chính thức. Những người theo các tơn giáo bản địa là khoảng 2%.

8.2.2.Phong tục, tập quán đặc sắc

Xưng hô trong giao tiếp

Brunei là nước Hồi giáo với 70% dân số theo đạo Hồi. Việc sử dụng tước vị là thể hiện sự trọng thị trong xưng hô ở Brunei. Một nam giới thông thường được gọi là Awang và nữ giới là Dayang. Tước hiệu Pengiran thuộc dịng dõi

Hồng tộc. Những người có cơng lớn đóng góp cho đất nước trên các lĩnh vực khác nhau được nhà Vua ban tặng các chức danh Pehin và Dato.

Người Brunei thường dùng chức danh trên trong giao tiếp hàng ngày thay thế cho tên gọi.

Người Brunei không dùng tên họ, con trai thường có đệm là bin, con gái là binti, tiếp theo là tên của người cha. Phụ nữ có chồng khơng gọi theo tên chồng mà vẫn giữ tên của mình.

Những hành vi và cử chi cần lưu ý trong giao tiếp

- Dùng ngón tay cái của bàn tay phải hoặc trái khi chỉ vào ai đó thay cho ngón tay trỏ.

- Sau khi bắt tay, thường áp bàn tay phải lên ngực phía bên trái để tỏ lịng chân thành, thân thiện.

- Khi tặng quà nên đưa bằng tay phải hoặc để tay trái đưới cổ tay phải để nhận khi được tặng quà.

- Khi vào thăm nhà thờ Hồi giáo phải bỏ giày, dép phía ngồi, rửa chân tay, lau mặt, tránh đi trước mặt những tín đồ trong lúc họ đang cầu nguyện hoặc đụng chạm vào sách Kinh Koran. Nếu là phụ nữ phải dùng khăn che đầu, không để lộ đầu gối và cánh tay.

Những điều nên tránh

- Không ngồi vắt chéo chân, nhất là là trước đông người hoặc trong các cuộc tiếp khách thăm viếng xã giao.

- Buôn bán, tàng trữ và sử dụng thuốc phiện, ma túy là phạm tội nghiêm trọng nếu bị bắt, truy tố sẽ chịu án phạt tử hình.

- Nghiêm cấm mang súng, vật dụng nổ, và các loại hung khí khác.

- Khơng được uống rượu, bia, đồ uống có cồn nơi cơng cộng trừ khi ở một số khách sạn được cho phép hoặc ở nhà riêng.

- Khi dự bữa ăn với người Hồi giáo dùng tay trái để ăn sẽ là thiếu lịch sự (bị coi là tay không sạch), nên dùng cả hai tay trong khi ăn.

- Theo luật Hồi giáo, tín đồ Hồi giáo bị nghiêm cấm ăn thịt lợn và uống rượu, bia, đồ có cồn.

- Phụ nữ khơng được ăn mặc hở hang khi tham dự các hoạt động xã hội như: chiêu đãi, tiệc tùng nhất là trong các hoạt động tôn giáo.

- Tặng phẩm dùng tặng người Hồi giáo tránh mua những tranh ảnh có hình phụ nữ, con vật, đặc biệt là lợn. Đồ thủ công mỹ nghệ, gốm, sứ, vàng bạc, đá quý là những đồ được ưa thích.

- Ở Brunei nếu ăn, uống ở những nơi công cộng là thiếu lịch sự , trừ những khu vực dành cho dã ngoại, các hội chợ ẩm thực. Trong tháng ăn chay của người Hồi giáo hay còn gọi là tháng Ramadhan (vào tháng 9 hàng năm), người Hồi giáo không được ăn, uống từ lúc mặt trời mọc đến khi mặt trời lặn. Vì vậy cũng khơng nên ăn, uống trước mặt mọi người trong tháng ăn chay này.

- Brunei không cho phép kinh doanh các dịch vụ: quán rượu, bia; hộp đêm, vũ trường hay karaoke. Luật pháp Brunei cấm tụ tập đông người ở các nơi cơng cộng. Nếu có phải xin phép cảnh sát trước.

8.2.3.Những lễ hội

Một phần của tài liệu Giáo trình Văn hóa Đông Nam Á (Nghề: Hướng dẫn du lịch - Cao đẳng): Phần 2 - Trường Cao đẳng Bách khoa Nam Sài Gòn (Trang 125 - 131)