Tục lệ cưới xin

Một phần của tài liệu Giáo trình Văn hóa Đông Nam Á (Nghề: Hướng dẫn du lịch - Cao đẳng): Phần 2 - Trường Cao đẳng Bách khoa Nam Sài Gòn (Trang 79 - 124)

Hình thức cưới xin ở Lào khá phong phú và phản ánh khá rõ nét một hình thức sinh hoạt tinh thần của người Lào và tích tụ nhiều tập quán cổ của mỗi nhóm dân tộc. Tục cưới xin của người Lào từ trước đến nay thường theo trình tự từ dạm hỏi, lễ cưới và lại nhà như ở Việt Nam. Chỉ có điều khác là đến giờ cưới, khi làm lễ, trưởng họ nhà trai chúc, vẩy nước và buộc chỉ cổ tay cho cô dâu, chú rể. Sau lễ cưới, chàng trai ở rể và tham gia lao động với gia đình vợ.

Việc cưới xin ở Lào cịn có tục kan-xu (cho nợ lễ cưới). Vợ chồng nghèo có thể lấy nhau, sau khi làm ăn khá giả, sẽ tổ chức đám cưới theo tập tục của bản mường.

9. Ma chay

Trong gia đình, khi có người chết thì những người thân dù đau thương nhưng khơng khóc lóc thảm thiết mà nén lịng chịu đựng.

Người chết là ơng bà, cha mẹ thì con cháu dùng nước dừa non để rửa mặt, dùng giấy in dấu chân tay để thờ cúng. Thi hài được vẩy nước thơm và được người thân lấy đồng tiền được mài sáng cho vào miệng, lấy chỉ trắng buộc một vòng vào cổ, hai tay và hai chân. Dù hoả táng hay chơn thì thi hài của người chết cũng được đặt vào quan tài.

Chọn vị trí chơn cất hay hoả táng trong bãi tha ma, người Lào thường dùng nắm xôi hay quả trứng tung lên. Nếu quả trứng hay nắm xơi rơi ở đâu thì chơn hay hoả táng ở vị trí đó.

Nếu hoả táng thì ba ngày sau, người thân mời bà con và các vị sư ra nhặt xương, đem bỏ vào hũ sành, đưa về đặt ở các tháp trong chùa để tiện thờ cúng. 6.2.2.3.Những lễ hội

Lễ hội té nước ở Lào

Lễ hội truyền thống té nước của Lào có tên gọi là lễ hội Bunpimay thường diễn ra từ 13 đến 15/4 hàng năm theo Phật lịch. Lễ hội mang ý nghĩa đem lại sự mát mẻ, phồn vinh cho vạn vật, ấm no hạnh phúc, thanh khiết hóa cuộc sống của con người. Ngày Tết, mọi người thường té nước vào nhau để cầu may cho cả năm. Tết Bunpimay thường diễn ra trong ba ngày. Ngày đầu tiên cũng là ngày cuối cùng của năm cũ, người ta lau dọn sạch sẽ trong nhà ngoài ngõ, chuẩn bị nước thơm và hoa. Vào buổi chiều, người dân trong làng tập trung ở chùa để làm lễ cúng Phật, cầu nguyện, nghe các nhà sư giảng đạo. Người ta lên chùa để cầu mong sức khoẻ và hạnh phúc cho cả năm. Sau đó, người ta rước tượng Phật ra một gian riêng trong ba ngày và mở cửa để mọi người có thể vào tắm Phật. Nước thơm sau khi tưới lên các tượng Phật sẽ được hứng lại đem về nhà để sức vào người làm phước.

Lễ hội Thạt Luổng

Là đất nước mà đạo Phật được coi là Quốc đạo, hàng năm tại Lào, hầu như tháng nào cũng có lễ hội; trong đó, Hội Thạt Luổng là lễ hội truyền thống đặc sắc, đậm nét văn hoá Lào nhất và thu hút được sự quan tâm của đông đảo người dân các bộ tộc Lào trên cả nước cùng nhân dân các tỉnh Đông Bắc Thái Lan, cũng như khách quốc tế. Lễ hội Thạt Luổng diễn ra vào những ngày sát rằm tháng 12 Phật lịch, kéo dài một tuần và kết thúc vào đúng ngày rằm của tháng. Có tới hàng nghìn gian triển lãm hàng hoá là sản phẩm từ các ngành nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của các ngành, địa phương trong cả nước, của các nước láng giềng.

Một trong những nét chính của phần lễ Thạt Luổng - lễ hội truyền thống đặc sắc của Lào là lễ rước Phạ Sạt Phơng (lễ rước tháp) từ chùa Mẹ Xỉ Mương tới Thạt Luổng. Phạ Sạt Phơng là một mơ hình kiến trúc đền thờ được làm bằng chất liệu xốp, xung quanh gắn hoa làm bằng sáp ong màu vàng rực rỡ. Trên chóp cắm 9 bơng hoa sen trắng, xung quanh tháp có các tua dây kết hoa hoặc

tiền bạc có ý nghĩa giống như tập tục đốt nhà cửa, tiền bạc… cho người đã khuất của người Việt Nam.

Khi đến Thạt Luổng, những người rước sẽ khiêng Phạ Sạt Phơng đi vòng quanh Thạt Luổng ba vòng trước khi dừng lại ở hậu sảnh dâng lễ và được sư thầy tiếp nhận lễ vật với hình thức trang trọng, nghiêm cẩn, thành kính. Theo tục lệ, mỗi gia đình, bản hoặc một nhóm người… đều có thể chung nhau cúng một Phạ Sạt Phơng.

Lễ hội lên chùa Khẩu - phẳn - sả ở Lào

Lào là đất nước coi đạo Phật là Quốc đạo, nên tất cả mọi người dân đều tham gia lễ Khẩu- phẳn- sả; Khách du lịch, người nước ngồi, kể cả một số tơn giáo khác sinh sống tại Lào vẫn bị ảnh hưởng và tiếp nhận các họat động của lễ hội này. Thời gian lễ hội truyền thống đặc sắc của Lào này diễn ra 3 tháng và kết thúc vào giữa tháng 11. Tuy có các tháng kiêng kỵ, nhưng các họat động của xã hội Lào vẫn diễn ra bình thường. Tất cả mọi người, từ nơng thơn đến thành thị đều trọng lễ này và sắm lễ vật lên chùa. Mục đích cầu may, cầu an và sức khỏe, đất nước thanh bình mùa màng tốt tươi. Sau lễ này, mọi người sẽ kiêng không tổ chức cưới hỏi, không say rượu bia; các nhà sư không di chuyển sang chùa khác.

Lễ hội cầu mưa Bun Bangfai

Tháng 5 ở Lào và Thái Lan là tháng của lễ hội Bun Bangfai - Lễ hội bắn pháo cầu mưa truyền thống đặc sắc của người Lào. Lễ hội được tổ chức vào những ngày khác nhau ở các làng khác nhau trên cả nước và rải rác trong suốt cả tháng.

Lễ hội bắn pháo cầu mưa ở làng Naxone quận Pakngum, Vientiane (Lào) được xem là lễ hội lớn so với những làng khác do làng Naxone khá gần thủ đô Vientiane (cách khoảng 50km) nên thu hút số lượng đông đảo nhân dân Vientiane và khu vực lân cận tham gia.

Trước đây, ở thủ đô Vientiane, người ta cũng tổ chức lễ hội truyền thống Lào tương tự nhưng do q trình đơ thị hóa, nhà cửa mọc lên san sát, lễ hội bị

cấm tổ chức trong thành phố vì chính quyền thành phố lo ngại khả năng cháy nổ và gây nguy hiểm. Dân thủ đơ vì vậy tham gia hội bắn pháo ở các vùng lân cận.

Lễ hội đua thuyền ở Lào - Lễ hội Boat Racing Festival

Theo quan diểm của người Lào sau ba tháng ăn chay, mọi người đã xua hết những ưu phiền để bắt đầu với những ngày mới của cuộc đời, đây là thời điểm diễn ra lễ hội đua thuyền - lễ hội truyền thống đặc sắc của người Lào. Lễ mãn chay gồm có 3 hoạt động chính đó là: hành lễ ( trong đó có cúng thực và rước nến xung quanh chùa), thả thuyền đèn nhưng quan trọng và sôi nổi nhất là hội đua thuyền. Hội đua thuyền vừa được coi là dịp vui chơi vừa để đón nhận những điều tốt lành may mắn. Vì vậy vào những ngày này các cơ quan, công sở cũng được nghỉ làm để vui hội.

Trước ngày lễ người dân đến các ngôi chùa trong thành phố để làm lễ “Tắc bạt” (lễ khấn phật, xá tội). Đêm trước của ngày hội đua thuyền họ tập trung ở bờ sông Mê Kông để thả đèn và thuyền xuống dịng sơng cầu mong hạnh phúc và những điều tốt đẹp. Lễ hội đua thuyền truyền thống đặc sắc của Lào được xem như là một mốc khởi động cho sự vui chơi giải trí, lập gia đình, làm nhà.... của người Lào. Vì vậy nó có ý nghĩa vơ cùng lớn lao đối với con người sinh ra và lớn lên trên đất nước Triệu Voi.

6.3.Việt Nam

6.3.1.Những nét nổi bật

6.3.1.1.Dân số và tộc người

Theo số liệu tổng điều tra dân số, tổng số dân của Việt Nam vào thời điểm 0h ngày 01/4/2019 là 96.208.984 người, trong đó dân số nam là 47.881.061 người (chiếm 49,8%) và dân số nữ là 48.327.923 người (chiếm 50,2%). Với kết quả này, Việt Nam là quốc gia đông dân thứ 15 trên thế giới.

54 dân tộc sống trên đất Việt Nam chia theo ngơn ngữ thì có 8 nhóm. Dân tộc đơng nhất là dân tộc Kinh, chiếm 86,2% dân số. Các dân tộc thiểu số đông dân nhất: Tày, Thái, Mường, Khmer, Hoa, Nùng, H'Mông, Dao, Người Jrai (Gia

Rai), Ê Đê, Bahnarr, Chăm, Sán Dìu, Ra Glai... Đa số các dân tộc này sống ở miền núi và vùng sâu vùng xa ở miền Bắc, Tây Nguyên, miền Trung và đồng bằng sông Cửu Long. Cuối cùng là các dân tộc Brâu, Ơ đu và Rơ Măm chỉ có trên 300 người.(Số liệu dân số theo Kết quả toàn bộ Tổng điều tra Dân số và

Nhà ở Việt Nam năm 2019)

Một số dân tộc có thể có một hoặc nhiều tên gọi, trong số đó có thể trùng nhau:

 Dân tộc Mán có thể là: Sán Chay, Dao, H’Mông, Pu Péo, Sán Dìu (Mán quần cộc, Mán váy xẻ)

 Dân tộc Xá là tên gọi chung cho các dân tộc thiểu số tại Tây Bắc trừ người Thái và người Mường

 Dân tộc Brila có thể là: Giẻ Triêng, Xơ Đăng.  Dân tộc Thổ có thể chỉ dân tộc Tày.

Một số dân tộc được nhắc đến trong hoạt động xã hội, nhưng lại không

được nêu trong danh sách 54 dân tộc tại Việt Nam:

Người Pa Kô

Người Pa Kô là tên một cộng đồng thiểu số có vùng cư trú truyền thống là Trung Việt Nam và Nam Lào. Theo nghĩa trong tiếng Tà Ơi thì "Pa" là phía, "Kơ" là núi, tức là người bên núi . Tại Việt Nam người Pa Kô chủ yếu sống ở các huyện Hướng Hóa, Đakrơng tỉnh Quảng Trị, và A Lưới tỉnh Thừa Thiên Huế. Theo Ethnologue tiếng Pa Kơ là một ngơn ngữ riêng biệt tuy cũng có quan hệ gần với người Tà Ơi, và tại Lào thì người Pa Kơ và Tà Ơi là hai dân tộc riêng biệt. Tuy nhiên cộng đồng Pa Kô chưa được coi là một dân tộc riêng mà đang được xếp vào dân tộc Tà Ôi trong Danh mục các dân tộc Việt Nam.

Người Nguồn

Người Nguồn là tên gọi cộng đồng người gồm 35.000 nhân khẩu, sống ở huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình, Việt Nam. Hiện vẫn cịn chưa có sự thống

khoa học xác định dân tộc Nguồn tổ chức ngày 19 tháng 10 năm 2004 tại Đồng Hới, Quảng Bình, có ý kiến đề nghị xếp người Nguồn vào dân tộc Mường, Thổ hoặc Chứt, và cũng có ý kiến tách người Nguồn thành một dân tộc thiểu số riêng. Tiếng Nguồn hiện được Glottolog xếp là một ngôn ngữ riêng.

Người Arem

Người Arem là tộc người hiện có 42 hộ với 183 người, sống ở vùng vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, hiện được xếp là người Chứt. Năm 1992 họ được bộ đội biên phòng phát hiện trong các hang đá và đưa về sống với cộng đồng, hiện ở xã Tân Trạch, Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình. Họ nói tiếng Arem nhưng cũng nói được tiếng của những tộc láng giềng: gặp người Khùa họ nói tiếng Khùa, gặp người Ma Coong họ dùng tiếng Ma Coong để giao tiếp.

Người Đan Lai

Người Đan Lai có dân số khoảng hơn 3000 người, sống chủ yếu ở vùng núi tại các bản Co Phạt, Khe Khặng, xã Môn Sơn huyện Con Cuông tỉnh Nghệ An.

Người Đan Lai được coi là có nguồn gốc từ người Kinh, trước đây ở làng

Đan Nhiệm bỏ lên núi sống do các xung đột trong xã hội. Hiện tại họ được xếp

vào dân tộc Thổ.

Người Tà Mun

Người Tà Mun là cộng đồng cỡ 3.000 người, với gần 2.000 người sống ở Tây Ninh và trên 1.000 người ở Bình Phước. Sở VH-TT-DL tỉnh Tây Ninh đã chủ trì một đề tài khoa học là "Nghiên cứu, xác định thành phần dân tộc của

người Tà Mun tại Tây Ninh", trong đó đã xác định là khoảng những năm 1945 -

1954 nhóm người Tà Mun trú ngụ ở sóc 5, xã Tân Hiệp, huyện Bình Long (nay là huyện Hớn Quản, Bình Phước) đã di cư đến Tây Ninh.

Người Tà Mun theo chế độ mẫu hệ. Theo người già thuật lại thì giấy chứng nhận sắc tộc trước kia hiện cịn giữ lại, đã cơng nhận "sắc dân Tà Mun" là "đồng bào Thượng miền Nam". Sau năm 1975, trong CMND của người Tà Mun

vẫn được ghi là dân tộc Tà Mun. Đến khi lập danh mục thành phần dân tộc VN thì người Tà Mun khơng cịn vị thế riêng mà xếp vào nhóm dân tộc "được coi là có quan hệ gần gũi về văn hóa, ngơn ngữ trên địa bàn là người Xtiêng và Khmer". Tuy nhiên bà con người Tà Mun ln khẳng định mình là người Tà Mun và khơng liên quan gì tới người Xtiêng, Khmer, hay Chơ Ro.

Người Thủy

Người Thủy là dân tộc sinh sống chủ yếu tại tỉnh Quý Châu, Trung Quốc, và được công nhận là một trong 56 dân tộc tại CHND Trung Hoa. Người Thủy nói tiếng Thủy, là một ngơn ngữ thuộc Ngữ hệ Tai-Kadai. Tại Việt Nam có 26 hộ với 104 khẩu người Thủy sống tại xã Hồng Quang, huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang, tuy nhiên họ không được công nhận chính thức là một dân tộc thiểu số.

Những năm trước đây các giấy tờ cá nhân như Chứng minh nhân dân đã ghi mục "Dân tộc" là "Thủy" (bản CMND năm 2006). Tuy nhiên "bắt đầu từ

năm 2016 công an tỉnh Tuyên Quang dừng cấp chứng minh nhân dân cho tộc người Thủy" và việc này gây rắc rối cho hoạt động của họ.

Người Xạ Phang

Người Xạ Phang hay Thượng Phương là một cộng đồng dân tộc có dân số hơn 2,000 người, di trú từ Trung Quốc vào đầu thập niên 60 thế kỷ 20. Họ có cùng nguồn gốc với dân tộc Hoa và sử dụng tiếng Hoa là ngơn ngữ chính tuy trang phục, tập tục có nét giống với người Mơng và người Lơ Lô. Họ sinh sống rải rác ở các xã, huyện biên giới Nậm Pồ, Mường Chà, Nậm Pồ, Mường Nhé, Tủa Chùa của tỉnh Điện Biên.

Người Pú Nả

Người Pú Nả cịn có tên gọi khác như: Củi Chu, Pố Y, Sa Quý Châu... sinh sống ở xã San Thàng, thị xã Lai Châu được xếp vào nhóm dân tộc Giáy, và có văn hóa giống người Giáy ở Lào Cai nhưng nói tiếng Pú Nả người Giáy khơng

nghe được. Họ có nguồn gốc từ tỉnh Quý Châu (Trung Quốc) di cư về Việt Nam cách đây từ 150 - 200 năm.

Người Ngái

Người Ngái được xếp là một dân tộc sinh sống tại Việt Nam, tuy nhiên các dân tộc được xếp vào người Ngái tồn tại rất nhiều khác biệt về nguồn gốc, ngôn ngữ. Tiếng mẹ đẻ của người Ngái là tiếng Ngái, một loại tiếng H'Mơng-Miền tuy nhiên nhiều cộng đồng có nguồn gốc người Khách Gia, người Nùng, người Hoa (như người Hoa Nùng tại Đồng Nai) cũng được xếp vào nhóm dân tộc Ngái. Ngồi ra cịn có thiểu số người Đản Gia là một dân tộc sống trên sông nước tại miền Nam Trung Quốc, tại Việt Nam họ cũng được xếp vào dân tộc Ngái.

Người En

Người nói tiếng Nùng Vẻn hay cịn gọi là tiếng En gồm 200 người sinh sống tại xóm Cả Tiểng xã Nội Thôn, huyện Hà Quảng, Cao Bằng. Năm 1998, tiếng Nùng Vẻn được các nhà nghiên cứu đã xác định tiếng En là một ngơn ngữ thuộc nhóm Bố Ương, khơng phải nhóm Tày-Nùng.

Người Mơ Piu

Tiếng Mơ Piu là một ngôn ngữ H'mông chưa được phân loại được nói ở làng Nậm Tu Thượng, xã Nậm Xé, mạn tây huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai. Nó được ghi nhận lần đầu tiên vào năm 2009 bởi một nhóm các nhà ngơn ngữ học Pháp, tiếng Mơ Piu rất khác biệt so với các ngôn ngữ H'Mông lân cận ở Việt Nam.

Người Thu Lao, Pa Dí

Người Thu Lao và người Pa Dí sinh sống ở huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai, hiện được xếp vào dân tộc Tày. Người Thu Lao nói tiếng Thu Lao thuộc ngữ chi Tráng Đại và có bản sắc văn hóa riêng.

Cư dân Thu Lao đặt chân đến mảnh đất Lào Cai từ thế kỷ 17 – 18. Nơi đầu tiên họ cư trú là xã Tả Gia Khâu, huyện Mường Khương. Sau đó, do thiếu nguồn

nước và đất canh tác, họ chuyển dần sang địa phận xã Thảo Chư Phìn và Bản Mộ huyện Si Ma Cai và xã Mường Khương, xã Thanh Bình của huyện Mường Khương và định cư cho đến ngày nay. Người Pa Dí sinh sống chủ yếu ở Mường

Một phần của tài liệu Giáo trình Văn hóa Đông Nam Á (Nghề: Hướng dẫn du lịch - Cao đẳng): Phần 2 - Trường Cao đẳng Bách khoa Nam Sài Gòn (Trang 79 - 124)