Campuchia-Là o– Việt Nam( CLV)

Một phần của tài liệu Giáo trình Văn hóa Đông Nam Á (Nghề: Hướng dẫn du lịch - Cao đẳng): Phần 2 - Trường Cao đẳng Bách khoa Nam Sài Gòn (Trang 59 - 68)

6.1.Campuchia

6.1.1.Những nét nổi bật

6.1.1.1.Dân số và tộc người

Campuchia là quốc gia thuần nhất về dân cư với hơn 90% dân số là người Khmer và nói tiếng Khmer, ngơn ngữ chính thức. Số còn lại là người Việt, người Campuchia gốc Hoa, người Chàm và người Thượng sống tập trung ở miền núi phía bắc và đơng bắc.

Cuộc nội chiến và nạn diệt chủng dưới thời Khmer Đỏ có ảnh hưởng mạnh đến cấu trúc dân số Campuchia. Độ tuổi trung bình của Campuchia là 20,6, với hơn 50% dân cư trẻ hơn 25 tuổi. Tỷ lệ nam/nữ là 0.95, thấp nhất trong số các

quốc gia tiểu khu vực sông Mê Kông. Trong số người Campuchia độ tuổi hơn 65, tỷ lệ nữ/nam là 1,6:1.

6.1.1.2.Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên

Campuchia là một quốc gia độc lập có chủ quyền nằm trên bán đảo Đơng

Dương ở vùng Đông Nam Á. Campuchia giáp với vịnh Thái Lan ở phía tây nam, Thái Lan ở phía tây bắc, Lào ở phía đơng bắc và Việt Nam ở phía đơng.

Campuchia nằm trong một vài vùng địa lý xác định. Phần lớn diện tích đất nước (khoảng 75%) gồm bồn địa Tonle Sap và vùng đất thấp Mê Kơng. Ở phía đơng nam của khu vực rộng lớn này là đồng bằng châu thổ Mê Kông, trải dài qua miền Nam Việt Nam cho đến Biển Đông. Các vùng bồn địa và đồng bằng bị bao quanh bởi Phnom Kravanh (dãy núi Bạch đậu khấu') và dãy núi Damrei (Con Voi) ở phía tây nam và ở phía bắc là dãy núi Dangrek.

Vùng đất cao hơn ở đơng bắc và phía đơng hợp với vùng Tây Nguyên của Việt Nam. Khu vực bồn địa Tonle Sap và đất thấp Mekong chủ yếu là các đồng bằng có độ cao dưới 100 mét. Ở những nơi cao, địa hình lượn sóng và bị cắt xẻ.

Phnom Kravanh (dãy núi Bạch đậu khấu') ở phía tây nam, chạy theo hướng chung là tây bắc-đơng nam, có nhiều nơi cao trên 1.500 mét. Đỉnh núi cao nhất Campuchia--Phnom Aural, cao độ 1.771 mét—nằm ở phần phía đơng của dãy núi này. Dãy Damrei, phần kéo dài về phía nam và đơng nam của Phnom Kravanh, có độ cao từ 500 đến 1.000 mét. Ở phía tây của hai dãy núi này là một vùng đồng bằng duyên hải hẹp, bao gồm cả vịnh Kampong Saom, là một phần của vịnh Thái Lan. Khu vực này phần lớn nằm trong tình trạng biệt lập cho đến khi mở cảng Kampong Saom (tên cũ của Sihanoukville và việc xây dựng một tuyến đường bộ và đường sắt kết nối Kampong Saom, Kampot, Takeo, và Phnôm Pênh vào thập niên 1960.

Dãy núi Dangrek tạo thành rìa phía bắc của bồn địa Tonle Sap và có các vách núi dốc đứng với độ cao khoảng 500 mét, đỉnh cao nhất trong dãy là 700 mét. Dãy núi dốc đứng về phía nam và cũng là rìa phía nam của cao nguyên

Khorat tại Thái Lan. Đường phân nước dọc theo các dốc đứng tạo thành biên giới tự nhiên giữa Thái Lan và Campuchia. Con đường chính qua một cửa ngõ của dãy núi Dangrek tại O Smach kết nối tây bắc Campuchia với Thái Lan. Mặc dù vậy, về tổng thể các dốc đứng này đã làm cản trở việc thông thương giữa hai quốc gia. Giữa phần phía tây của dãy Dangrek và phần phía bắc của Phnom Kravanh là phần kéo dài của bồn địa Tonle Sap và hợp vào vùng đất thấp tại Thái Lan, cho phép di chuyển dễ dàng từ biên giới đến Bangkok.

Giống như phần còn lại của châu Á, khí hậu Campuchia chịu ảnh hưởng của gió mùa, trở thành vùng nhiệt đới ẩm và khô theo mùa một cách rõ rệt. Các luồng khơng khí của gió mùa gây ra bởi các áp cao và áp thấp. Vào mùa hè, luồng khí từ gió mùa tây nam chứa đầy hơi nước thổi đến từ Ấn Độ Dương. Luồng khí sẽ đảo ngược vào mùa đơng, và gió mùa đơng bắc mang đến luồng khơng khí khơ. Gió mùa tây nam mang kéo dài từ giữa tháng 5 đến giữa tháng 9 hay đầu tháng 10, cịn gió mùa đơng bắc kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3. Một phần ba ở phía nam của đất nước có mùa khơ kéo dài 2-3 tháng; cịn hai phần ba ở phía bắc có 4 tháng mùa khơ. Một thời kỳ chuyển tiếp ngắn, đánh dấu bằng một số khác biệt trong độ ẩm nhưng chỉ thay đổi nhỏ trong nhiệt độ, xuất hiện giữa các mùa. Nhiệt độ khá đồng nhất tại toàn bộ khu vực bồn địa Tonle Sap, dao động trung bình khoảng 25°C Nhiệt độ trung bình cao là 28,0°C; nhiệt độ trung bình thấp khoảng 22,98°C Tháng giêng là tháng mát mẻ nhất còn tháng 4 là tháng ấm nhất. Bão nhiệt đới thường đi vào bờ biển Việt Nam song hiếm khi gây thiệt hại cho Campuchia.

Lượng mưa trung bình tại Campuchia thường dao động từ 1.000 và 1.500 milimét. Lượng mưa trung bình từ tháng 4 đến tháng 9 ở bồn địa Tonle Sap và vùng đất thấp Mê Kông là 1.300 đến 1.500 milimét. Lượng mưa lớn nhất là ở dãy núi dọc theo bờ biển tây nam, với từ 2.500 milimét đến hơn 5.000 milimét hàng năm do ảnh hưởng của gió mùa tây nam. Khu vực này có lượng mưa rất lớn tuy nhiên do địa hình nên hầu hết lượng nước chảy ngay ra biển; chỉ có một phần nhỏ đổ vào các con sông chảy trong bồn địa. Độ ẩm vào ban đêm tương

đối cao trong suốt năm; thường vượt quá 90%. Vào ban ngày mùa khô, độ ẩm trung bình chỉ khoảng 50% hoặc thấp hơn, nhưng lên mức 60% vào mùa mưa.

Ngoại trừ một số con sơng nhỏ ở phía tây nam, hầu hết các con sông và hệ thống sông tại Campuchia đều đổ vào Tonle Sap hay sông Mê Kông. Phnom Kravanh và dãy núi Damrei tạo thành một đường phân nước.

Ở phía đơng, các cơng sông đổ nước vào Tonle Sap, trong khi các con sông ở sườn tây chảy ra vịnh Thái Lan. Tuy vậy, ở phía cực nam của dãy Damrei, do ảnh hưởng của địa hình, một số con sơng nhỏ chảy về phía nam và lệch sang phía đơng của đường phân nước.

Từ biên giới Campuchia-Lào, sông Mê Kông chảy theo hướng nam đến điểm dưới thành phố Kratie, tại đây, sơng chảy 50 km về phía tây và sau đó theo hướng tây nam đến thủ đơ Phnom Penh. Ở phía trên Kratie, dịng sơng có nhiều thác ghềnh, cịn từ Kampong Cham, dịng sơng khá hiền hịa, và khu vực hai bên bờ sông thường bị ngập lụt vào giai đoạn từ tháng 6 đến tháng 11. Tại Phnôm Pênh, bốn dòng nước gặp nhau ở một điểm gọi là Chattomukh (Bốn mặt). Sông Mê Kông chảy từ hướng đông bắc xuống và sông Tonle Sap nối với Tonle Sap ở tây bắc. Chúng hợp lưu rồi phân ngay thành 2 dịng nước là sơng Mê Kông (tức sông Tiền) và sông Basak (sông Hậu) và chảy độc lập với nhau qua vùng dồng bằng châu thổ tại Campuchia và Việt Nam rồi đổ ra Biển Đông.

Lưu lượng nước vào Tonle Sap là tùy thuộc theo mùa. Vào tháng 9 hay tháng 10, dịng chảy của sơng Mê Kơng, được cấp thêm từ các trận mưa do gió mùa, tăng lên đến điểm mà các dòng chảy qua đồng bằng không thể chứa được nữa. Lúc này, dịng nước bị đẩy về phía bắc theo sơng Tonle Sap và đổ vào the Tonle Sap, do đó làm tăng kích thước của hồ từ khoảng 2.590 km² đến khoảng 24.605 km² vào cao điểm mùa lũ. Sau khi nước sông Mê Kơng lên đến đỉnh và các dịng chảy phía hạ du có thể chứa được dung tích nước, dịng sơng đảo ngược và chảy từ hồ ra sông.

Sau khi nước rút khỏi Tonle Sap, nó để lại một lớp trầm tích mới. Các trận lụt hàng năm, cộng với việc thoát nước yếu quanh hồ, đã biến vùng xung quanh

Tonle Sap thành một đầm lầy khó có thể sử dụng cho mục đích nơng nghiệp vào mùa khơ. Lượng trầm tích lắng đọng trong hồ vào giai đoạn lũ lụt lớn hơn lượng được sơng Tonle Sap mang đi sau đó. Dần dấn, hiện tượng bồi lắng hồ có vẻ đang xảy ra; khi mực nước thấp, nó chỉ sâu khoảng 1,5 mét, còn trong mùa lũ, độ sâu là từ 10 đến 15 mét.

6.1.1.3.Thủ đơ, thể chế chính trị, tiền tệ

Phnơm Pênh chính thức được chọn làm kinh đơ của Campuchia từ thế kỷ 15 dưới triều vua Ponhea Yat khi kinh đô Angkor Thom bị quân Xiêm chiếm mất. Địa danh này xuất phát từ Wat Phnom Daun Penh (hay Wat Phnom, nghĩa là "Chùa trên đồi"), xây từ năm 1373 để thờ 5 pho tượng Phật. Đồi ở đây là một gò đất nhân tạo, đắp cao 27 mét. Tên quả đồi lấy từ nhân vật Daun Penh (Bà Penh), tương truyền là một góa phụ giàu có. Phnơm Pênh cịn có nghĩa là "vùng đất của Bà Pênh".Dù vậy mãi đến năm 1866 triều vua Norodom I thì Phnơm Pênh mới trở thành kinh đơ chính thức của Campuchia

Thành phố Phnơm Pênh có diện tích 678,46 km vng với 11.401 ha trong đô thị và 26.106 ha đường sá. Đất nơng nghiệp trong đơ thị có diện tích 34.685 km2 với 1.476 km2 dưới thủy lợi.

Chính trị Campuchia được nhiều người nước ngoài biết đến bởi thời kỳ diệt chủng của Khmer Đỏ, việc này gây ra những đổ vỡ lớn trong nội bộ những nước đã từng ủng hộ chế độ này.

Vương quốc Campuchia hiện là một nước Quân chủ lập hiến theo hình thức quân chủ tuyển cử. Trên thực tế Quốc vương không điều hành đất nước. Vị Quốc vương được lựa chọn bởi một Hội đồng Tôn vương gồm 9 người theo Hiến pháp. Nguyên thủ đầu tiên của đất nước là Quốc vương Norodom Sihanouk sau khi ông trở lại làm vua vào tháng 9 năm 1993. Cuối tháng 10 năm 2004, Quốc vương Norodom Sihanouk thoái vị làm Thái thượng vương, Hội đồng Tôn vương đã đưa Thái tử Norodom Sihamoni lên làm tân Quốc vương.

Nghị viện Campuchia theo hệ thống lưỡng viện với cả Thượng viện (61 ghế) nhiệm kỳ 6 năm và Quốc hội (123 ghế) nhiệm kỳ 5 năm. Thể chế hiện tại của Campuchia là thể chế đại nghị hệ thống Đảng phái ưu thế. Đảng cầm quyền hiện nay Đảng Nhân dân Campuchia (CPP) đã nắm quyền kể từ năm 1981 và luôn chiếm đa số ghế trong cả Thượng viện và Quốc hội. Thủ tướng đương nhiệm là Hun Sen thuộc Đảng Nhân dân Campuchia, đứng đầu Nội các Campuchia - cơ quan hành pháp của nước này.

Campuchia là thành viên của Liên hiệp quốc và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á. Nước này đã đạt được sự ổn định tương đối về chính trị từ thập niên 1990 trở lại đây.

Đứng đầu nhà nước là quốc vương Norodom Sihamoni, được Hội đồng Tôn vương lựa chọn để tấn tơn lên ngơi ngày 29/10/2004. Đứng đầu Chính phủ hiện nay gồm 01 Thủ tướng thuộc đảng chiếm đa số tại Quốc hội và 06 Phó Thủ tướng. Nội các: Hội đồng Bộ trưởng do Vua ký sắc lệnh bổ nhiệm.

Cơ quan lập pháp của Vương quốc Campuchia là Nghị viện lưỡng viện: có 123 ghế, bầu đại biểu theo chế độ phổ thông đầu phiếu, nhiệm kỳ 5 năm. Campuchia đã tổ chức bầu cử Quốc hội 3 lần (1993, 1998, 2003), bầu cử Quốc hội khóa 4 diễn ra vào năm 2008.

Hội đồng Thẩm phán tối cao (được Hiến pháp quy định, thành lập 12/1997); Toà án Tối cao và các Toà án địa phương.

Các đảng chính trị hiện nay ở Campuchia có 3 Đảng lớn là: Đảng Nhân dân Campuchia (CPP), Đảng Mặt trận đồn kết dân tộc vì một nước Campuchia độc lập, trung lập, hồ bình và thống nhất (FUNCINPEC) là hai đảng chính đang cầm quyền. Đảng Cứu quốc Campuchia(CNRP) là đảng đối lập chính và khoảng 58 đảng phái khác.

Riel (phiên âm tiếng Việt là Riên) là tiền tệ của Campuchia. Có hai loại

tiền riel riêng biệt, loại thứ nhất được phát hành giữa năm 1953 và tháng 5 năm 1975, và loại thứ hai kể từ ngày 1 tháng 4 năm 1980.

Ở Campuchia, dollar Mỹ cũng được sử dụng rộng rãi. Tỷ giá quy đổi hiện nay: 1 Riel = 5,67 VND

6.1.2.Văn hóa, phong tục, tập quán đặc sắc

6.1.2.1.Tín ngưỡng, tơn giáo

Campuchia là một trong những quốc gia mà người dân cực kì tin tưởng vào tơn giáo. Có thể nói, tơn giáo du nhập vào Campuchia vào giai đoạn rất sớm. Từ thời kì sơ khai của Vương quốc này thì đạo Hindu đã có mặt và chiếm được phần lớn sự tín ngưỡng của người dân nơi đây. Mãi đến thế kỉ VII, khi Phật giáo bắt đầu du nhập vào đất nước mà tơn giáo là “món ăn” tinh thần khơng thể thiếu thì cũng đã nhanh chóng trở thành Quốc giáo của đất nước Campuchia, tính đến nay thì số lượng Phật tử đã chiếm hơn 90% dân số Campuchia. Từ đó đến nay, Phật giáo đóng vai trị quan trọng trong việc hình thành chuẩn mực đạo đức xã hội, góp phần hướng người dân Campuchia đến với lối sống đúng đắn, không tạp niệm

Phật giáo Nguyên thủy là tôn giáo chính thức của Campuchia, được thực hành bởi hơn 95% dân số. Phật giáo là tôn giáo phổ biến và phát triển mạnh mẽ trong tất cả các tỉnh, với ước tính khoảng 4.392 đền thờ, tu viện trong cả nước. Phần lớn sắc tộc Khmer theo đạo Phật, và có những hiệp hội gần gũi giữa Phật giáo, truyền thống văn hóa và cuộc sống hằng ngày. Tuân thủ đạo Phật thường được xem là bản sắc dân tộc và văn hóa của đất nước. Tơn giáo ở Campuchia, trong đó có Phật giáo, đã bị đàn áp bởi chế độ Khmer Đỏ trong thời gian cuối những năm 1970 nhưng kể từ khi chế độ này bị lật đổ, Phật giáo đã hồi sinh trở lại trên đất nước này.

Hồi giáo là tôn giáo của đa số người Chăm và người Mã Lai thiểu số ở Campuchia. Đa số là người Hồi giáo Sunni và tập trung đông ở tỉnh Kampong Cham. Hiện nay có hơn 250.000 người Hồi giáo trong nước.

1% dân số Campuchia được xác định là Kitơ hữu, trong đó Cơng giáo Rơma tạo thành nhóm lớn nhất tiếp theo là cộng đồng Tin Lành. Hiện nay có

20.000 người Cơng giáo tại Campuchia, chiếm 0,15% tổng dân số. Các nhánh Kito khác bao gồm Baptist, Liên minh Kitô giáo và truyền giáo, Phong trào Giám Lý, Nhân chứng Giê-hô-va, Phong trào Ngũ Tuần, và Giáo hội Các Thánh hữu Ngày sau của Chúa Giêsu Kitô.

Phật giáo Đại thừa là tôn giáo của đa số Hoa kiều và Việt kiều tại Campuchia. Các yếu tố của thực hành tôn giáo khác, chẳng hạn như việc tơn kính các anh hùng dân gian và tổ tiên, Khổng giáo và Đạo giáo kết hợp với Phật giáo Trung Hoa cũng được thực hành.

Trước chế độ Khmer Đỏ, có 73.164 tín đồ đạo Cao Đài ở Campuchia, trong đó Việt kiều chiếm 64.954 người và số người Campuchia là 8210 người. Hiện nay, chỉ còn khoảng 2.000 tín đồ Cao Đài ở Campuchia tập trung ở thủ đô Phnom Penh với một Thánh thất Cao Đài..

6.1.2.2.Phong tục, tập quán đặc sắc

Văn hóa giao tiếp

- Sompiah là tên của cách chào hỏi đặc trưng của người Campuchia. Khi chào, hai tay chắp vào nhau ở trước ngực như lúc cầu nguyện và hơi cúi nhẹ đầu. Đây là cách chào đối với người có cùng địa vị xã hội hoặc cao hơn. Ngồi ra du khách cũng có thể bắt tay khi chào hỏi, nhưng trước tiên hãy thực hiện kiểu chào truyền thống trước, đồng thời cũng nên đáp lại bằng kiểu chào Sompiah nếu có ai đó chào mình.

- Nếu muốn thể hiện sự kính cẩn với người đối diện thì khi chào sẽ cúi thấp người hơn và chắp tay ở vị trí cao hơn

- Đối với người ngoại quốc thì người dân Campuchia cũng dùng cách bắt tay nhưng đối với phụ nữ thì họ vẫn chào theo cách truyền thống

- Cịn để gọi người khác một cách kính trọng và lịch sự, người ta thường thêm “Lok” đối với đàn ông và “ Lok Srey” với phụ nữ trước tên của họ

- Theo quan niệm của người Campuchia, đầu trẻ em là nơi linh thiêng chỉ có thánh thần và cha mẹ của chúng mới được chạm vào nên việc xoa đầu trẻ em là điều thất lễ khi đến với đất nước này

- Theo văn hóa của người Campuchia, tay trái là tay khơng sạch sẽ nên du khách không nên đưa tiền, đưa đồ hay bất cứ gì bằng tay trái. Thay vào đó nên sử dụng tay phải khi đưa và nhận đồ

Một phần của tài liệu Giáo trình Văn hóa Đông Nam Á (Nghề: Hướng dẫn du lịch - Cao đẳng): Phần 2 - Trường Cao đẳng Bách khoa Nam Sài Gòn (Trang 59 - 68)