Lễ hội đua thuyền diễn ra từ ngày 14 đến ngày 16 tháng 11 âm lịch hàng năm. Lễ hội được tổ chức trên sông Mekong của thủ đô Phnom Penh. Đây là lễ hội để tưởng nhớ đến những người lính biển đã hi sinh để xây dựng thánh đường Angkok.
6.2.Lào
6.2.1.1.Dân số và tộc người
Quốc gia Lào có dân số ước tính đạt 6,5 triệu người vào năm 2012, phân bổ không đều trên lãnh thổ. Hầu hết dân chúng sống tại các thung lũng của sông Mekong và các chi lưu của nó. Thủ đơ Vientiane có 740 nghìn cư dân vào năm 2008. Mật độ dân số Lào đạt 27/km2. Cư dân Lào thường được phân chia theo độ cao, gần tương ứng với dân tộc.
Hơn một nửa dân số (60%) là người Lào, chiếm phần lớn cư dân vùng thấp, họ là dân tộc chiếm ưu thế về chính trị và văn hoá tại Lào. Người Lào thuộc nhóm ngơn ngữ Thái, họ bắt đầu di cư từ Trung Quốc về phía nam vào thiên niên kỷ 1. 10% dân số là các nhóm vùng thấp khác, họ cùng với người Lào hợp thành Lào Loum. Tại vùng núi miền trung và miền nam, các bộ lạc Môn- Khmer gọi chung là Lào Theung, hay Lào vùng giữa, chiếm ưu thế. Họ từng là cư dân bản địa tại miền bắc Lào. Một số người Việt, Hoa và Thái vẫn ở lại, đặc biệt là tại các đô thị, song nhiều người dời đi khi Lào độc lập vào cuối thập niên 1940, nhiều người trong số họ tái định cư tại Việt Nam, Hồng Kông hay sang Pháp. Lào Theung chiếm khoảng 30% dân số. Các dân tộc vùng cao như Dao, H’Mông, Shan và một số dân tộc Tạng-Miến sống trong các khu vực tại Lào trong thời gian dài. Các bộ lạc vùng đồi núi có nguồn gốc hỗn hợp về dân tộc/văn hố-ngơn ngữ tại miền bắc Lào bao gồm người Lua và người Khơ Mú, họ là dân tộc bản địa của Lào. Các dân tộc này được gọi chung là Lào Soung hay Lào vùng cao. Người Lào Soung chiếm khoảng 10% dân số.
Ngơn ngữ chính thức và chi phối tại Lào là tiếng Lào, đây là một ngơn ngữ có thanh điệu thuộc nhóm ngơn ngữ Thái. Tuy nhiên, chỉ hơn một nửa dân chúng nói tiếng Lào bản ngữ, phần cịn lại nói các dân tộc thiểu số, đặc biệt là ở nông thôn. Chữ cái Lào tiến triển trong khoảng giữa thế kỷ XIII và XIV, bắt nguồn từ chữ viết Khmer cổ và tương đồng với chữ Thái Lan. Ngồi ra, cịn có các ngơn ngữ thiểu số như Khơ Mú và Mông, đặc biệt là tại vùng giữa và vùng cao.
67% người Lào là tín đồ Phật giáo Thượng toạ bộ, 1,5% là tín đồ Cơ Đốc giáo và 31,5% theo các tôn giáo khác hoặc không xác định.
Tuổi thọ dự tính khi sinh của nam giới Lào là 60,85 năm, còn của nữ giới là 64,76 năm. Tuổi thọ triển vọng khoẻ mạnh là 54 năm
6.2.1.2.Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên
Lào là quốc gia nội lục duy nhất tại Đông Nam Á, hầu hết lãnh thổ nằm giữa vĩ độ 14° và 23° Bắc, và kinh độ 100° và 108° Đơng. Lào có cảnh quan rừng rậm, hầu hết là các dãy núi gồ ghề, đỉnh núi cao nhất là Phou Bia cao 2.818 m, cùng một số đồng bằng và cao nguyên. Sông Mekong tạo thành một đoạn dài biên giới phía tây với Thái Lan, còn dãy Trường Sơn tạo thành hầu hết biên giới phía đơng với Việt Nam, dãy núi Luangprabang tạo thành biên giới tây bắc với các vùng cao Thái Lan. Có hai cao nguyên là Xiangkhoang tại phía bắc và Bolaven tại phía nam.
Lào có khí hậu nhiệt đới, chịu ảnh hưởng của gió mùa. Mùa mưa riêng biệt và kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11, tiếp đến là mùa khô kéo dài từ tháng 12 đến tháng 4. Theo truyền thống địa phương, một năm có ba mùa là mùa mưa, mùa lạnh và mùa nóng, do hai tháng cuối của mùa khơ nóng hơn đáng kể so với bốn tháng trước đó. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10. Mùa khô mát từ tháng 11 đến tháng 4; nhiệt độ ở Viêng Chăn có thể xuống đến hơn 10oC; các vùng núi cao có lúc nhiệt độ xuống rất thấp đến mức có băng giá, Xiengkhuang hay Phongsaly vào khoảng tháng 1 có lúc xuống đến 5oC. Mùa khơ nóng từ tháng 3 đến tháng 4. Vùng ven sông Mê Công ở Hạ Lào vào mùa khơ nóng có thể có lúc nhiệt độ lên tới 40oC.
6.2.1.3.Thủ đơ, thể chế chính trị, tiền tệ
Viêng Chăn là thủ đơ của Lào, đơn vị hành chính địa phương cấp 1 ngang
với các tỉnh của Lào. Viêng Chăn bao gồm 9 đơn vị hành chính cấp 2, 5 đơn vị đô thị và 4 đơn vị nơng thơn, trong đó thủ đơ Viêng Chăn được xác định ở khu vực đô thị gồm 9 quận của Viêng Chăn.
Viêng Chăn rộng 3920 km² và có 820.940 dân, tính cả khu vực đơ thị và các huyện nơng thơn) trong đó khu vực Thủ đơ có 471.000 người tiếp giáp với tỉnh Viêng Chăn ở phía tây bắc và bắc, Bolikhamsai ở phía đơng bắc, tỉnh Nong Khai của Thái Lan ở phía nam và tỉnh Bueng Kan của Thái Lan ở phía đơng với sơng Mê Kông là biên giới tự nhiên. Viêng Chăn nằm ở tả ngạn sông Mekong, Ở đoạn này con sơng chính là biên giới giữa Lào với Thái Lan.
Lào là một nhà nước xã hội chủ nghĩa với chính đảng hợp pháp duy nhất là Đảng Nhân dân Cách mạng Lào. Nguyên thủ quốc gia là chủ tịch nước, người này đồng thời là tổng bí thư của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào. Thủ tướng là một thành viên trong Bộ Chính trị Đảng Nhân dân Cách mạng Lào. Các chính sách của chính phủ được Đảng xác định thơng qua Bộ Chính trị gồm 11 thành viên và Ủy ban Trung ương Đảng gồm 61 thành viên. Các quyết định quan trọng của chính phủ do Hội đồng Bộ trưởng xem xét. Việt Nam duy trì ảnh hưởng đáng kể đến Bộ Chính trị Đảng Nhân dân Cách mạng Lào.
Hiến pháp đầu tiên của Lào được ban hành vào ngày 11 tháng 5 năm 1947, trong đó tuyên bố Lào là một nhà nước độc lập trong Liên hiệp Pháp. Hiến pháp sửa đổi vào ngày 11 tháng 5 năm 1957 bỏ qua đề cập đến Liên hiệp Pháp, song vẫn còn quan hệ mật thiết về giáo dục, y tế, kỹ thuật với cường quốc thực dân cũ. Một hiến pháp mới được thông qua vào năm 1991, trong đó xác định "vai trị lãnh đạo" của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào.
Cuộc bầu cử quốc hội 1992 bầu ra 85 đại biểu, số đại biểu tăng lên 99 vào năm 1997, 115 vào năm 2006 và 132 vào năm 2011.
Kip là tiền tệ của Lào kể từ năm 1952. Mã ISO 4217 là LAK và thường
được viết là ₭ hay ₭N. Một kíp được chia ra 100 att. Năm 1979, tiền giấy có các mệnh giá 1, 5, 10, 20, 50 và 100 kip. 500 kip đã được bổ sung năm 1988, sau đó là 1000 kip năm 1992, 2000 và 5000 kip năm 1997, 10.000 và 20.000 kip năm 2002 và 50.000 kip vào ngày 17 tháng giêng năm 2006.
6.2.2.1.Tín ngưỡng, tơn giáo
Tơn giáo tại Lào mang tính đa dạng cao, và bắt nguồn từ ba nguồn chính, hầu hết người Lào tự xem mình là tín đồ Phật giáo tiểu thừa, nhiều truyền thống của họ bắt nguồn từ Ấn Độ giáo và Phật giáo.
Phật giáo là tôn giáo phổ biến nhất tại Lào, được 67% dân số nước này và gần như toàn bộ dân tộc Lào tin theo. Con số "Phật tử" có thể cịn cao hơn, do Phật giáo cũng có ảnh hưởng đến nhiều nhóm bộ tộc khác, song những nhóm này lại thường tự xem mình là người theo thuyết vật linh. Phật giáo cũng là tôn giáo chiếm ưu thế tại Isan và hầu hết các quốc gia láng giềng của Lào. Bên trong Phật giáo, hầu hết người Lào theo phái tiểu thừa song vẫn có ảnh hưởng lịch sử từ Đại thừa và đây cũng là phái chính của những người Việt và người Hoa thiểu số định cư giữa những người Lào.
Trong một cộng đồng người Lào, đền chùa là trung tâm của các hoạt động cộng đồng, nơi dân làng tập hợp để thảo luận về các mối quan tâm hoặc thỉnh cầu nhà sư suy xét và hướng dẫn cho họ, và hầu hết đàn ông sẽ vào chùa ở trong một số thời điểm nhất định để tiếp nhận thêm kiến thức tôn giáo và để làm công đức.
Ngũ giới của Phật giáo khuyên con người không được sát sinh, trộm cướp, tà dâm, gian dối, say sưa. Văn hóa và cách cư xử của người Lào mang những nét tiêu biểu xuất phát từ niềm tin Phật giáo, bao gồm khoan dung, tôn trọng người lớn tuổi và cấp bậc trong gia đình, lịng vị tha, vơ tư với thế gian, chu đáo với em ruột, lịch sự, tự phủ định, và khiêm tốn. Các niềm tin căn bản là đầu thai và nghiệp.
Đối với người dân tộc Lào, thuyết vật linh đan xen với Phật giáo và một số yếu tố Ấn Độ giáo. Và là một bộ phận lớn trong truyền thống tôn giáo của người Lào.
Người Lào tin vào ba mươi hai vị thần linh được gọi là khwan, bảo vệ thể xác con người, và các nghi lễ basi được thực hiện trong các sự kiện quan trọng hoặc trong những lúc lo lắng để trói buộc các linh hồn và thể xác, nếu thiếu vắng
chúng thì người ta sẽ tin rằng đã mời bệnh tật hoặc tai họa đến. Ngồi ra, có các thần linh khác, được gọi là phi; cụ thể là bảo vệ các ngôi nhà hoặc các lãnh thổ, chúng là các địa điểm, sự vật hoặc hiện tượng tự nhiên; linh hồn tổ tiên và các linh hồn khác bảo vệ con người; và các linh hồn độc ác. Các thần linh bảo hộ của các địa điểm, như phi wat của các chùa và lak mueang của các đô thị được cộng đồng tổ chức cúng tế với thực phẩm.
Trong cuộc sống hàng ngày, hầu hết người Lào phải cúng tế các thần linh được cho là cư trú trong các điện thờ để mong được bình an. Đồ cúng gồm hoa, hương, và nến, và người ta sẽ cầu nguyện các thần linh phù hộ. Các thần linh tự nhiên bao gồm các thần sống trong cây cối, đồi núi, hoặc trong rừng. Các thần linh bảo vệ người dân thường là tổ tiên hoặc các thánh thần đến vào các thời điểm khác nhau trong cuộc sống, được gọi là thewada. Các thần linh ác độc bao gồm những người xấu xa trong kiếp trước hoặc đã chết một cách bi thảm, chẳng hạn như phi pob rùng rợn và phi dip hút máu. Một số "phi" là các vị thần bản địa và phi Ấn Độ giáo, như phi thaen.
Các pháp sư tâm linh là những người địa phương được đào tạo để thực hiện các lễ nghi và giao tiếp giữa linh hồn của họ với các linh hồn nói chung. Pháp sư thường được người dân đến tham khảo ý kiến những lúc họ gặp rắc rối, bị ma ám ảnh, bị bệnh tật hoặc các bất hạnh khác mà họ cho rằng có thể do các linh hồn độc ác hoặc không hạnh phúc gây ra. Các pháp sư cũng thường hiện diện trong các lễ hội vật linh.
Ấn Độ giáo có ảnh hưởng lớn, song người Lào không công khai chúng như những người Xiêm láng giềng mà họ đã tiếp nhận và phỏng tác Ramayana thành thành một phiên bản địa phương, được gọi là Phra Lak Phra Ram. Phiên bản Lào của sử thi được xen vào những thần thoại của người Lào, và Bản sinh kinh cũng được coi trọng. Nhiều điệu múa cung đình dựa trên các tình tiết của câu chuyện. Ấn Độ giáo đã đan xen một cách dễ dàng vào cả thuyết vật linh và Phật giáo, do đó nhiều vị thần Ấn Độ giáo được coi là Thaen và các nhà sư Phật
giáo đã kết hợp nhiều nghi thức Bà-la-môn. Người dân Lào đặc biệt tơn kính Naga, các á thần giống con rắn và cai trị các tuyến đường thủy.
6.2.2.2.Phong tục, tập quán đặc sắc