Khái niệm chính sách tiền lương của Nhà nước

Một phần của tài liệu Giáo trình Trả công lao động trong doanh nghiệp: Phần 2 (Trang 43 - 45)

CHƯƠNG 4 TRẢ THƯỞNG TRONG DOANH NGHIỆP

6.1.1. Khái niệm chính sách tiền lương của Nhà nước

Chính sách tiền lương của Nhà nước là một cơng cụ quan trọng của quản lý kinh tế - xã hội, chính sách tiền lương phải đảm bảo thực hiện được các chức năng của tiền lương và thực hiện được các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ.

Chính sách tiền lương của Nhà nước về tổng thể được hiểu là các quy định của Nhà nước được thể chế hóa dưới dạng luật hay các quy định dưới luật về tiền lương, được áp dụng cho các đối tượng lao động ở các khu vực hành chính, sự nghiệp, lực lượng vũ trang, các tổ chức kinh tế - xã hội, doanh nghiệp,… thuộc mọi thành phần kinh tế.

Chính sách tiền lương của Nhà nước có thể thay đổi theo giai đoạn phát triển của kinh tế xã hội và tuân thủ các quy luật kinh tế - xã hội, được cụ thể hóa thành những nguyên tắc khoa học, thực tiễn và các tiêu chuẩn để thơng qua chính sách và đánh giá chính sách tiền lương.

Chính sách tiền lương của Nhà nước nằm trong hệ thống các chính sách kinh tế xã hội do đó nó có mối liên hệ mật thiết với các chính sách khác và phải đảm bảo sự đồng bộ, không mâu thuẫn, chồng chéo với những chính sách khác, cùng với hệ thống chính sách kinh tế xã hội thực hiện có hiệu quả chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Đảng và Nhà nước trong từng giai đoạn.

Xét phạm vi tác động chính sách tiền lương bao gồm: Chính sách tiền lương của Nhà nước và chính sách tiền lương trong doanh nghiệp.

Chính sách tiền lương của Nhà nước là khung hướng dẫn chung về tiền lương áp dụng cho các đối tượng người lao động làm việc trong khu vực hành chính, sự nghiệp, lực lượng vũ trang, các tổ chức chính trị - xã hội đồn thể các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế.

Chính sách tiền lương của Nhà nước có tác động bao trùm tồn bộ nền kinh tế, cịn chính sách tiền lương trong tổ chức, doanh nghiệp chỉ có tác dụng, hiệu lực trong tổ chức, doanh nghiệp đó.

Chính sách tiền lương trong doanh nghiệp là sự cụ thể hóa chính sách tiền lương của Nhà nước, căn cứ vào mục tiêu, chiến lược hoạt động kinh doanh; mục tiêu và chiến lược phát triển nguồn nhân lực có tính đến đặc thù ngành nghề, lĩnh vực hoạt động, thành phần kinh tế.

Chính sách tiền lương của Nhà nước theo nghĩa rộng là quan điểm, đường lối về tiền lương được thể hiện trong Nghị quyết của Đảng, trên cơ sở Nghị quyết của Đảng, Nhà nước và Chính phủ, cơ quan của chính phủ ban hành các văn bản pháp quy (Luật, pháp luật, nghị định Chính phủ) để triển khai quan điểm đường lối của Đảng về tiền lương.

Trong các doanh nghiệp chính sách tiền lương được thể hiện trong quy chế trả lương, trả thưởng, trả phúc lợi, trả phụ cấp theo khung hướng dẫn là chính sách tiền lương của Nhà nước.

Văn bản pháp quy của Nhà nước về tiền lương là khung hướng dẫn cho việc ban hành chính sách tiền lương trong doanh nghiệp song có tính bắt buộc phải thực hiện như quy định về lương tối thiểu, thời hạn trả lương, nâng bậc lương, chế độ bảo hiểm bắt buộc.

Tiền lương trong khu vực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là chi phí đầu vào của sản xuất - kinh doanh song được phân phối theo kết quả đầu ra, dựa theo năng suất, chất lượng và hiệu quả công việc mà lao động tạo ra và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Do đó việc trả lương theo nguyên tắc giá cả (tiền lương) ngang với giá trị sức lao động (giữa đóng góp của người lao động và kết quả hoạt động) song chính sách tiền lương trong kinh tế thị trường phải đặt trong mối quan hệ với chính sách việc làm và các chính sách về lao động nói chung, phải tính đến quan hệ cung cầu và cạnh tranh trên thị trường lao động, tính đến sự điều tiết của Nhà nước đối với thị trường lao động, sự thỏa thuận của người sử dụng lao động và người lao động, đảm bảo sự hài hịa về lợi ích giữa người lao động, người sử dụng lao động và Nhà nước.

Thực hiện giao quyền quyết định tiền lương cho khu vực doanh nghiệp, cho tổ chức đại diện người lao động và thủ trưởng đơn vị quyết định, chuyển trả lương theo chuyên môn và thâm niên theo vị trí, chức danh và hiệu quả công việc, đối với khu vực dịch vụ cơng cần trả theo mức đóng góp (kết quả cơng việc) và chất lượng, hiệu quả của dịch vụ công cho xã hội. Việc trả lương là do thủ trưởng đơn vị và tổ chức cơng đồn thống nhất quy định chế độ tiền lương, tương tự như khu vực doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Giáo trình Trả công lao động trong doanh nghiệp: Phần 2 (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)