Chế độ tiền lương tối thiểu

Một phần của tài liệu Giáo trình Trả công lao động trong doanh nghiệp: Phần 2 (Trang 52 - 59)

CHƯƠNG 4 TRẢ THƯỞNG TRONG DOANH NGHIỆP

6.2. Chế độ tiền lương của Việt Nam

6.2.1. Chế độ tiền lương tối thiểu

6.2.1.1. Khái niệm

Theo Nguyễn Ngọc Quân (2009) chế độ tiền lương tối thiểu là những quy định pháp luật của Nhà nước về tiền lương tối thiểu, bắt buộc người sử dụng lao động phải trả lương cho người lao động trong đối tượng điều chỉnh của chế độ này.

Chế độ tiền lương tối thiểu là một bộ phận cấu thành của chế độ tiền lương, có vị trí hết sức quan trọng trong hệ thống tiền lương, có ảnh hưởng tới tồn bộ chính sách tiền lương. Chế độ tiền lương tối thiểu không chỉ áp dụng cho lao động giản đơn mà nó cịn là khung pháp lý quan trọng, là cơ sở để trả cơng cho tồn thể lao động trong xã hội. Quy định về chế độ tiền lương tối thiểu có ý nghĩa đặc biệt quan trọng không chỉ đối với việc bảo vệ người lao động mà cịn có ý nghĩa lớn đối với việc phát triển kinh tế, phát triển quan hệ lao động lành mạnh, ổn định chính trị xã hội.

Chế độ tiền lương tối thiểu được áp dụng đối với người lao động làm những công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường.

Các chế độ tiền lương Chế độ tiền lương tối thiểu Chế độ tiền lương cấp bậc Chế độ tiền lương chức vụ

Chế độ tiền lương này không áp dụng cho lao động làm công việc trong điều kiện và môi trường làm việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Chế độ tiền lương tối thiểu cũng không áp dụng đối với lao động làm những công việc địi hỏi phải qua đào tạo, chun mơn kỹ thuật...

Như vậy chúng ta có thể thấy chế độ tiền lương tối thiểu có các dấu hiệu đặc trưng như sau:

(i) Được xác định tương ứng với trình độ lao động giản đơn nhất, chưa qua đào tạo nghề.

(ii) Tương ứng với cường độ lao động nhẹ nhàng nhất, khơng địi hỏi tiêu hao nhiều năng lượng thần kinh, cơ bắp.

(iii) Được tính tương ứng với điều kiện lao động bình thường, khơng có tác động xấu của các yếu tố điều kiện lao động.

(iv) Phải tương ứng với mức giá tư liệu sinh hoạt chủ yếu ở vùng có mức giá trung bình.

(v) Phải phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia.

6.2.1.2. Vai trò của chế độ tiền lương tối thiểu

Chế độ tiền lương tối thiểu là sự đảm bảo yêu cầu pháp lý của Nhà nước đối với người lao động có tham gia quan hệ lao động trong mọi khu vực kinh tế, nó là cơ sở để xây dựng hệ thống thang, bảng lương và các thỏa thuận khác của các bên trong quan hệ lao động. Xem xét vai trò của chế độ tiền lương tối thiểu cho thấy:

Thứ nhất, đối với người lao động, chế độ tiền lương tối thiểu là sự

thực thi tính pháp lý của Nhà nước đối với người lao động trong mọi ngành nghề, khu vực trong quan hệ lao động, bảo đảm đời sống tối thiểu cho họ, phù hợp với khả năng của nền kinh tế. Thực hiện tốt chức năng bảo vệ người lao động, bảo đảm cho người lao động tái sản xuất sức lao động. Chế độ tiền lương tối thiểu cịn có vai trị trong việc loại trừ khả năng bóc lột có thể xảy ra đối với người lao động trước sức ép của thị trường. Khi cung lao động vượt cầu lao động (thị trường lao động của Việt Nam ln ở trong tình trạng này) nếu khơng có “mảnh lưới an tồn” là chế độ tiền lương tối thiểu do Nhà nước quy định và đảm bảo thực

hiện thì người sử dụng lao động có thể lợi dụng, gây sức ép đối với người lao động về tiền lương.

Thứ hai, đối với nền kinh tế, chế độ tiền lương tối thiểu là công cụ

điều tiết thiết thực của Nhà nước trên phạm vi toàn xã hội và trong từng cơ sở kinh tế. Mục tiêu nhằm:

(i) Bảo vệ sức mua của các mức tiền lương trước sự gia tăng của lạm phát và các yếu tố kinh tế khác.

(ii) Loại bỏ sự cạnh tranh không cơng bằng trong thị trường lao động. (iii) Phịng ngừa những cuộc xung đột trong các ngành khác nhau. (iv) Thiết lập mối quan hệ kinh tế ràng buộc trong sử dụng lao động, tăng cường trách nhiệm của các bên trong quản lý lao động.

Ngoài chức năng bảo vệ lợi ích của người lao động chế độ tiền lương tối thiểu cịn đảm bảo lợi ích của người sử dụng lao động, có chức năng khuyến khích đầu tư trong nước và thu hút đầu tư nước ngồi, thúc đẩy phân cơng lao động quốc tế trong hội nhập kinh tế quốc tế.

6.2.1.3. Đối tượng áp dụng chế độ tiền lương tối thiểu

Trong điều kiện lao động bình thường, các loại lao động làm việc giản đơn thường áp dụng chế độ tiền lương tối thiểu, tiền lương tối thiểu có thể kể đến các loại lao động như: Lao động làm các công việc giản đơn về bán hàng và dịch vụ; Chế biến và bán hàng thực phẩm trên hè phố, bán hàng trên hè phố, bán qua điện thoại; Đánh giày, làm dịch vụ đơn giản khác trên hè phố; Quét dọn, giúp việc trong các gia đình, cơ quan và các cơ sở khác; Dịch vụ giặt, là bằng máy ở khách sạn; Dịch vụ giặt bằng tay; Trông giữ nhà cửa, lau chùi và các công việc tương tự: (trông giữ nhà cửa, lau chùi xe cộ, cửa sổ, gác cổng, đưa tin thư, bưu phẩm, bưu kiện…); Công việc giản đơn trong nông, lâm nghiệp, thuỷ sản; Công việc giản đơn trong khai thác mỏ, xây dựng, công nghiệp, giao thông vận tải; Bốc xếp hàng hố; Cơng việc giản đơn khác…

6.2.1.4. Tiền lương tối thiểu

Tiền lương tối thiểu là một bộ phận cấu thành của chế độ tiền lương tối thiểu. Theo quy định có 3 loại tiền lương tối thiểu: Lương tối thiểu chung (lương cơ sở), lương tối thiểu vùng và lương tối thiểu ngành.

a. Lương tối thiểu chung

Lương tối thiểu chung là mức lương thấp nhất do Nhà nước quy định qua các nghị định, áp dụng cho người lao động thuộc các khu vực, thành phần kinh tế, ngành nghề khác trong phạm vi quốc gia. Mức lương tối thiểu chung là cơ sở để quy định các mức lương tối thiểu khác. Vì vậy, về nguyên tắc, mọi mức lương tối thiểu khác và mọi mức trả lương không thể thấp hơn mức lương tối thiểu chung.

Lương tối thiểu chung được dùng làm căn cứ tính tốn các mức lương trong hệ thống thang lương, bảng lương, mức phụ cấp lương trong khu vực nhà nước, tính các mức lương ghi trong hợp đồng lao động đối với doanh nghiệp tự mình xây dựng thang lương, bảng lương theo quy định của pháp luật lao động và thực hiện một số chế độ khác cho người lao động. Ví dụ: Dưới đây là lương tối thiểu chung mà Nhà nước quy định từ năm 1994 đến năm 2019 cho các doanh nghiệp nhà nước áp dụng (xem bảng 6.3).

Bảng 6.3: Mức lương tối thiểu chung (mức lương cơ sở) từ năm 1995 - 2019 Nghị định Ngày ban hành Thời điểm áp dụng Mức lương tối thiểu chung (VNĐ) 05/CP 26/01/1994 01/01/1995 120.000 06/CP 21/01/1997 01/01/1997 144.000 175/1999/NĐ-CP 15/12/1999 01/01/2000 180.000 77/2000/NĐ-CP 15/12/2000 01/01/2001 210.000 03/2003/NĐ-CP 15/01/2003 01/01/2003 290.000 118/2005/NĐ-CP 15/09/2005 01/10/2005 350.000 94/2006/NĐ-CP 07/09/2006 01/10/2006 450.000 166/2007/NĐ-CP 10/12/2007 01/01/2008 540.000 33/2009/NĐ-CP 06/04/2009 01/05/2009 650.000 28/2010/NĐ-CP 25/03/2010 01/05/2010 730.000 22/2011/NĐ-CP 04/04/2011 01/05/2011 830.000

31/2012/NĐ-CP 12/04/2012 01/05/2012 1.050.000 66/2013/NĐ-CP 27/06/2013 01/07/2013 1.150.000 47/2016/NĐ-CP 26/05/2016 01/05/2016 1.210.000 47/2017/NĐ-CP 24/04/2017 01/07/2017 1.300.000 72/2018/NĐ-CP 15/05/2018 01/07/2018 1.390.000 38/2019/NĐ-CP 09/05/2019 01/07/2019 1.490.000

Nguồn: Các NĐ của Chính phủ về lương tối thiếu chung 1994 - 2019 b. Lương tối thiểu vùng

Lương tối thiểu vùng do Nhà nước quy định, áp dụng cho người lao động làm việc ở từng vùng lãnh thổ nhất định. Trong đó, điều kiện tự nhiên và điều kiện xã hội, mức sống của nhân dân địa phương…, là những yếu tố cơ bản để phân vùng và quy định mức lương tối thiểu theo vùng.

Lương tối thiểu theo vùng là cơ sở để doanh nghiệp và người lao động thỏa thuận về tiền lương, trong đó mức lương trả cho người lao động làm việc trong điều kiện bình thường, bảo đảm đủ giờ làm việc bình thường trong tháng và hồn thành định mức lao động hoặc cơng việc đã thỏa thuận phải đảm bảo: Không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng với người lao động chưa qua đào tạo công việc đơn giản nhất; Áp dụng cao hơn mức lương tối thiểu vùng cho người lao động đã qua học nghề. Ví dụ theo quy định tại Nghị định 122/2015/NĐ-CP thì mức lương đối với người lao động đã qua học nghề cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng.

Nguyên tắc áp dụng lương tối thiểu vùng là: Đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn nào thì áp dụng mức lương tối thiểu vùng tại địa bàn đó. Nếu doanh nghiệp có nhiều chi nhánh, đơn vị trực thuộc thì chi nhánh, đơn vị trực thuộc áp dụng mức lương tối thiểu tại vùng đó; Nếu doanh nghiệp trong khu cơng nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế nằm trên các địa bàn khác nhau, doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn mới thành lập từ một hay nhiều địa bàn thì áp dụng mức lương

tối thiểu vùng cao nhất; Nếu doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thay đổi tên hay chia tách thì tạm thời áp dụng mức lương tại địa bàn trước khi thay đổi đến khi có quy định mới.

Lương tối thiểu vùng áp dụng đối với người lao động làm việc tại các doanh nghiệp sử dụng lao động có hợp đồng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động. Thông thường, cứ sau 1 năm, mức lương tối thiểu vùng thay đổi 1 lần. Tuy nhiên, hiện nay chưa có văn bản nào quy định cụ thể về chu kỳ thay đổi này.

Căn cứ vào lương tối thiểu vùng, doanh nghiệp điều chỉnh các mức lương trong thang lương, bảng lương, mức lương ghi trong hợp đồng lao động và mức lương trả cho người lao động cho phù hợp, bảo đảm các quy định của pháp luật lao động. Đồng thời nó cũng là cơ sở để đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động làm việc tại doanh nghiệp. Việc tăng lương tối thiếu vùng phải đảm bảo mức sống tối thiểu cho người lao động và tạo điều kiện để doanh nghiệp duy trì và phát triển bền vững. Mức lương tối thiểu vùng qua các năm từ năm 2009- 2019 được thể hiện như sau: (xem bảng 6.4).

Bảng 6.4: Lương tối thiểu vùng từ năm 2009 - 2019

ĐV: VNĐ Nghị định Thời điểm áp dụng Vùng 1 Vùng 2 Vùng 3 Vùng 4 110/2008/NĐ- CP Từ 01/01/2009 đến 31/12/2009 800.000 740.000 690.000 650.000 97/2009/NĐ-CP Ngày 30/10/2009 Từ 01/01/2010 đến 31/12/2010 980.000 880.000 810.000 730.000 108/2010/NĐ- CP Ngày 29/10/2010 Từ 01/01/2011 đến 01/10/2011 1.350.000 1.200.000 1.050.000 830.000

70/2011/NĐ-CP Ngày 22/08/2011 Từ 01/10/2011 đến 31/12/2012 2.000.000 1.780.000 1.550.000 1.400.000 103/2012/NĐ- CP Ngày 04/12/2012 Từ 01/01/2013 đến 31/12/2013 2.350.000 2.100.000 1.800.000 1.650.000 182/2013/NĐ- CP Ngày 14/11/2013 Từ 01/01/2014 đến 31/12/2014 2.700.000 2.400.000 2.100.000 1.900.000 103/2014/NĐ- CP Ngày 11/11/2014 Từ 01/01/2015 đến 31/12/2015 3.100.000 2.750.000 2.400.000 2.150.000 122/2015/NĐ- CP Ngày 14/11/2015 Từ 01/01/2016 đến 31/12/2016 3.500.000 3.100.000 2.700.000 2.400.000 153/2016/NĐ- CP Ngày 14/11/2016 Từ 01/01/2017 đến 31/12/2017 3.750.000 3.320.000 2.900.000 2.580.000 141/2017/NĐ- CP Ngày 07/12/2017 Từ 01/01/2018 đến 31/12/2018 3.980.000 3.530.000 3.090.000 2.760.000 157/2018/NĐ- CP Ngày 16/11/2018 Từ 01/01/2019 đến nay 4.180.000 3.710.000 3.250.000 2.920.000

Nguồn: Các nghị định của Chính phủ về lương tối thiểu vùng từ năm 2008-2019

c. Lương tối thiểu ngành

Lương tối thiểu ngành do Nhà nước quy định, áp dụng cho người lao động làm việc trong ngành hoặc nhóm ngành nhất định. Lương tối thiểu ngành được xác định trên cơ sở lương tối thiểu chung có tính đến những yếu tố đặc thù của ngành, nghề.

Lương tối thiểu ngành được xác định thông qua thương lượng tập thể ngành, được ghi trong thoả ước lao động tập thể ngành nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Nhà nước quy định. Ví dụ theo Bộ luật Lao động 2012, mức lương tối thiểu ngành được xác định thông qua thương lượng tập thể ngành, được ghi trong thỏa ước lao động tập thể ngành và mức lương này không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng. Như vậy, kể từ ngày 01/01/2019 mức lương tối thiểu ngành cũng được điều chỉnh cho phù hợp với mức lương tối thiểu vùng đã thay đổi.

Ngoài ra, một số doanh nghiệp áp dụng mức lương tối thiểu chung nhưng còn được sử dụng hệ số điều chỉnh tăng thêm so với mức lương tối thiểu chung. Hệ số điều chỉnh tăng thêm không quá 2 lần so với mức lương tối thiểu chung và mức tiền lương tối thiểu này dùng làm cơ sở tính đơn giá tiền lương

Cơng thức tính: TLminDN = TLmin x (1 + Kđc) Trong đó:

TLminDN: Tiền lương tối thiểu điều chỉnh tối đa của doanh nghiệp TLmin: Mức lương tối thiểu chung do Nhà nước quy định Kđc: Hệ số điều chỉnh tăng thêm của doanh nghiệp

Kđc = K1 + K2

K1: Hệ số điều chỉnh theo ngành K2: Hệ số điều chỉnh theo vùng

Một phần của tài liệu Giáo trình Trả công lao động trong doanh nghiệp: Phần 2 (Trang 52 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)