CHƯƠNG 4 TRẢ THƯỞNG TRONG DOANH NGHIỆP
6.2. Chế độ tiền lương của Việt Nam
6.2.2. Chế độ tiền lương cấp bậc
6.2.2.1. Khái niệm
Chế độ lương cấp bậc là toàn bộ các quy định chung về trả lương của Nhà nước mà các doanh nghiệp vận dụng để trả lương cho người lao động trực tiếp dựa trên số lượng, chất lượng lao động và hiệu quả
mà người lao động tạo ra tính đến điều kiện và mơi trường lao động nhất định.
Chế độ tiền lương cấp bậc sẽ thực hiện tốt các nguyên tắc trong trả lương cho người lao động là trả lương căn cứ vào cả số lượng và chất lượng lao động. Doanh nghiệp áp dụng chế độ trả lương cấp bậc cần căn cứ vào:
- Số lượng lao động: Thể hiện bởi mức hao phí lao động dùng để tạo
ra một sản phẩm trong một khoản thời gian làm việc cụ thể.
- Chất lượng lao động: Được đánh giá qua trình độ thành thạo, lành
nghề của người lao động sử dụng trong quá trình lao động, chất lượng lao động thể hiện ở trình độ giáo dục, đào tạo, kinh nghiệm, kỹ năng, chất lượng lao động càng cao thì năng suất lao động và hiệu quả lao động càng cao.
Như vậy, chế độ tiền lương cấp bậc cần xác định đúng đắn tiền lương cho từng loại công việc, cần phải xác định rõ số lượng và chất lượng lao động đã hao phí để thực hiện cơng việc đó. Trong đó vấn đề quan trọng là thiết lập thước đo đánh giá chất lượng lao động các ngành nghề, so sánh chất lượng lao động và điều kiện lao động khác nhau giữa các ngành nghề nhằm giải quyết mối quan hệ về trả công lao động trong điều kiện lao động của cụ thể.
6.2.2.2. Vai trò của chế độ tiền lương cấp bậc
Sử dụng chế độ tiền lương cấp bậc cho việc bố trí, sử dụng người lao động một cách hợp lý nhất về năng lực, sức khỏe và trình độ lành nghề, tạo điều kiện để phát triển lao động trong doanh nghiệp, nâng cao trình độ cho người lao động.
Chế độ tiền lương cấp bậc là cơ sở quan trọng để điều chỉnh tiền lương giữa các doanh nghiệp, giữa các ngành, các nghề một cách hợp lý, giảm bớt tính bình qn trong trả lương cho người lao động.
Chế độ tiền lương cấp bậc thu hút và trọng dụng người lao động làm việc trong những ngành nghề có điều kiện lao động nặng nhọc, khó khăn, độc hại, nguy hiểm.
Tùy theo các điều kiện về kinh tế, chính trị, xã hội trong từng thời kỳ mà chế độ tiền lương cấp bậc được cải tiến, sửa đổi, hồn thiện thích hợp để phát huy tốt vai trị của nó.
6.2.2.3. Đối tượng áp dụng chế độ lương cấp bậc
Đối với người lao động làm việc trong khu vực nhà nước thì việc trả lương theo cấp bậc áp dụng theo quy định của Nhà nước về thang, bảng lương, tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật và các mức lương cụ thể của mỗi bậc.
Đối với người lao động làm việc trong khu vực ngồi nhà nước thì các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp tự xây dựng chế độ trả lương cấp bậc trên cơ sở vận dụng chế độ trả lương cấp bậc của Nhà nước phù hợp với điều kiện cụ thể của tổ chức, doanh nghiệp và theo sự thỏa thuận với người lao động qua hợp đồng lao động. Áp dụng chế độ tiền lương cấp bậc trong khu vực kinh tế ngoài nhà nước nhằm đảm bảo xác định mức tiền lương thoả mãn cho người lao động trong quan hệ thuê mướn lao động phù hợp với quy định của pháp luật.
6.2.2.4. Nội dung của chế độ tiền lương cấp bậc
Chế độ tiền lương cấp bậc được cấu thành bởi ba yếu tố thể hiện như sau: (xem hình 6.2).
Hình 6.2: Các yếu tố cấu thành chế độ tiền lương cấp bậc Chế độ tiền lương cấp bậc Thang lương Mức lương Tiêu chuẩn cấp bậc cơng việc
a. Thang lương
Thang lương (cịn gọi là bảng lương) là bảng xác định quan hệ tỷ lệ về tiền lương giữa những người lao động trong một nghề hoặc nhóm nghề giống nhau theo trình độ thành thạo nghề nghiệp của họ.
Thang lương gồm 3 bộ phận: Bậc lương, hệ số lương và bội số thang lương.
Bậc lương là bậc phản ánh trình độ lành nghề của người lao động
được xếp theo thứ tự từ thấp đến cao. Tùy theo ngành nghề mà bậc lương có 3 bậc, 5 bậc, 6 bậc hoặc 7 bậc và hơn nữa tùy theo quy định cho từng ngành.
Hệ số lương là hệ số phản ánh bậc lương gắn với trình độ lành nghề
của người lao động so với mức lương tối thiểu ứng với hệ số là 1. Hệ số lương phản ánh mức lương trả cho người lao động cao hơn mức lương tối thiểu bao nhiêu lần.
Bội số thang lương là tỷ lệ của hệ số bậc lương cao nhất với hệ số
bậc lương của bậc thấp nhất hoặc là sự gấp bội giữa hệ số lương cao nhất và hệ số lương thấp nhất.
b. Mức lương
Mức lương là lượng tiền dùng để trả lương cho người lao động trong một đơn vị thời gian tương ứng với mỗi bậc lương trong thang lương.
Theo quy định hiện hành thì mức lương tối thiểu có hệ số là 1. Khi đó mức lương đối với bậc i sẽ được tính:
MLi = ML1 x Ki Trong đó: ML1: Mức lương tối thiểu Ki: Hệ số lương của bậc i
c. Tiêu chuẩn cấp bậc công việc
Tiêu chuẩn cấp bậc công việc là mức độ phức tạp của công việc được xác định theo một thang đánh giá về trình độ kỹ thuật, về tổ chức sản xuất, kinh doanh theo mức độ phức tạp của công việc.
Cấp bậc công việc được thể hiện là mức độ phức tạp của công việc, bậc cơng việc càng cao thì cơng việc càng phức tạp. Trong tổ chức lao
động và trả lương, doanh nghiệp thường dựa vào tiêu chuẩn cấp bậc công việc. Theo đó người lao động có trình độ lành nghề nhất định được bố trí đảm nhiệm những cơng việc có độ phức tạp phù hợp với trình độ lành nghề của họ, từ đó họ sẽ được trả lương phù hợp với số lượng và chất lượng lao động đã hao phí.
Để đảm bảo tính tốn chính xác và tương quan hợp lý giữa các cơng việc có cùng bậc hay bậc trên, bậc dưới nối nhau thì sau khi đã xác định được cấp bậc công việc phải tiến hành cân đối khung, bậc giữa các ngành nghề tính đến tính chất nặng nhọc, độc hại, điều kiện lao động của mỗi nghề. Sau đây là ví dụ tiêu chuẩn bậc công việc của Tổng công ty Cấp nước Sài Gòn (xem hộp 6.1).
Hộp 6.1: Ví dụ tiêu chuẩn bậc cơng việc của Cơng ty Cấp nước Sài Gịn
1. Quy định chung
Người lao động phải thực hiện đúng các quy định sau:
- Chấp hành nội quy lao động của Tổng cơng ty, xí nghiệp, nhà máy.
- Hiểu và chấp hành các quy trình kỹ thuật (đối với khối lao động kỹ thuật đường ống, khối kỹ thuật công nghệ) thuộc phạm vi đảm nhận và quy phạm kỹ thuật an tồn lao động có liên quan đến cơng việc.
- Người lao động từ bậc 1/7 đến 4/7 đạt trình độ văn hố hết THCS hoặc tương đương. Lao động từ bậc 5/7 - 7/7 đạt trình độ hết THPT hoặc tương đương.
- Lao động bậc trên nắm vững kỹ thuật và thông thạo lao động bậc dưới trong cùng một chức danh.
- Trong cùng một nghề lao động bậc trên phải làm được công việc kèm cặp, hướng dẫn lao động bậc dưới cách nhau 2 bậc trở lên.
- Tất cả lao động kỹ thuật của chức danh bậc thấp đến cao phải hiểu biết tốt về an toàn và vệ sinh lao động, nắm vững các biện pháp kỹ thuật và thực hiện mọi công việc theo quy định.
2. Tiêu chuẩn cấp bậc công việc của một số chức danh nghề Chức
danh nghề
Lao động kỹ thuật đường ống thi công - tu bổ - sửa chữa - quản lý mạng lưới bậc từ 1/7 đến 7/7
Lao động bậc từ 1/7 đến 7/7 kinh doanh: Đọc số - thu tiền - kiểm tra
Bậc 1
- Chuẩn bị phụ tùng đồ nghề thi công
- Dựng rào chắn, biển báo - Sử dụng được dụng cụ thi công thông thường: Búa, đục, cưa…
- Vệ sinh, thu gom dụng cụ đồ nghề sau sử dụng - Bang được cát và dồn cát vào ống chặt - Vẽ mặt số và mô tả 1 số đồng hồ nước thông dụng - Đọc được chỉ số tiêu thụ - Lập bảng kê số thu hàng tháng - Thực hiện các bài tập tính số nước
- Sử dụng được các loại thiết bị số cầm tay
- Kiểm tra được các loại chì nêm Bậc 7 - Tổ chức thi công lắp đặt ống cấp nước cỡ 800 trở lên - Thiết kế các vị trí xả phù hợp mạng lưới cấp nước - Tổ chức chế tạo phụ tùng sửa chữa đường ống cấp nước - Thiết kế được đầu mối các vị trí phức tạp, phát hiện hư hỏng và biện pháp xử lý - Sử dụng thiết bị cầu chuyển, phối hợp thi cơng cơng trình lớn
- Hướng dẫn và đào tạo các thợ bậc dưới
- Đề xuất các biện pháp hạ thấp tỷ lệ thất thoát nước - Chỉ huy thực hiện cơng trình cấp nước mới và sửa chữa bể nước
- Xây dựng lộ trình đọc số đồng hồ nước phân theo địa bàn
- Xây dựng lộ trình thu tiền nước
- Xây dựng kế hoạch thu tiền nước đạt năng suất cao
- Tổ chức kiểm soát hoạt động sử dụng nước của khách hàng - Tham mưu, xử lý các hoạt động gian lận nước của khách hàng
- Hướng dẫn, đào tạo nhóm bậc thấp
- Đề xuất các biện pháp hạ thấp tỷ lệ thất thoát nước - Hiểu biết các văn bản pháp luật về sản xuất- cung ứng - tiêu thụ nước sạch
Để xác định cấp bậc cơng việc nhà quản trị tiền lương có thể dùng nhiều phương pháp khác nhau như: Phương pháp chuyên gia, phương pháp so sánh, phương pháp cho điểm…, cụ thể:
Phương pháp chuyên gia: Dựa vào kinh nghiệm của những chuyên
gia có trình độ chun mơn cao, kỹ thuật sản xuất giỏi, có nhiều kinh nghiệm để xác định bậc công việc.
Phương pháp so sánh: Dựa vào sự phân nhóm của cơng việc điển
hình, quy định cấp bậc cơng việc cho cơng việc đó (có thể so sánh với các cơng việc đã làm).
Phương pháp cho điểm: Dựa vào bảng điểm mẫu, tiến hành cho điểm
theo mẫu, tổng số điểm đạt được so sánh với bậc tương ứng.