Nội dung chính sách tiền lương của Nhà nước

Một phần của tài liệu Giáo trình Trả công lao động trong doanh nghiệp: Phần 2 (Trang 45 - 51)

CHƯƠNG 4 TRẢ THƯỞNG TRONG DOANH NGHIỆP

6.1.2. Nội dung chính sách tiền lương của Nhà nước

Chính sách tiền lương của Nhà nước về thực chất là những quy định được thể chế hóa thành luật và các văn bản pháp quy của Nhà nước về trả lương hay quy định của doanh nghiệp về trả lương gắn với điều kiện, chính sách phát triển của doanh nghiệp, phù hợp với các quy định của Nhà nước về trả lương, sự thỏa thuận của doanh nghiệp với người lao động qua hợp đồng lao động có tính đến yếu tố thị trường lao động.

Chính sách tiền lương được xây dựng nhằm thực hiện chiến lược phát triển doanh nghiệp, phát triển nguồn nhân lực của doanh nghiệp và được thay đổi, điều chỉnh trong sự phù hợp với chiến lược phát triển nguồn nhân lực, tính đến lao động và mơi trường trong từng giai đoạn.

Chính sách tiền lương của Nhà nước về tổng thể là các quy định về tiền lương tối thiểu, hệ thống thang lương, bảng lương, quy chế trả lương, tổ chức trả lương và các bộ phận cấu thành khác của trả công lao động.

Các quy định trả lương của Nhà nước được áp dụng cho đối tượng là người lao động làm việc trong khu vực nhà nước đồng thời là khung hướng dẫn cho việc xây dựng chính sách tiền lương cho các khu vực ngoài nhà nước. Các quy định này bao gồm quy định về trả lương tối thiểu, chế độ lương cấp bậc và chế độ lương chức vụ - chức danh, chế độ phụ cấp.

Chính sách tiền lương của Nhà nước là quy định của Nhà nước về tiền lương với nội dung cơ bản gồm quy định về xác định và điều chỉnh mức lương tối thiểu, hệ thống thang, bảng lương, các chế độ phụ cấp lương, chế độ nâng bậc lương, chế độ trả lương, nguồn kinh phí để thực hiện chế độ tiền lương, quản lý tiền lương và thu nhập. Đây là khung hướng dẫn chung cho việc thực hiện trả lương ở tất cả các khu vực hành chính, dịch vụ cơng và khu vực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và khu vực hành chính áp dụng trực tiếp chế độ tiền lương là cụ thể hóa của chính sách tiền lương của Nhà nước. Tùy theo sự phát triển kinh tế xã hội và chiến lược kinh tế xã hội chiến lược phát triển nguồn nhân lực mà chính sách tiền lương có thể được điều chỉnh, cải tiến. Trên quan điểm của Đảng và Nhà nước về chính sách tiền lương, Quốc hội và Chính phủ ban hành các chính sách cụ thể (Nghị Quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Nghị định Chính phủ về tiền lương).

6.1.2.1. Xác định và điều chỉnh tiền lương tối thiểu

Xác định và điều chỉnh tiền lương tối thiểu là một trong những nội dung quan trọng nhất của chính sách tiền lương của Nhà nước.

Tiền lương tối thiểu phải đảm bảo mức sống tối thiểu, đảm bảo sự an toàn cuộc sống cho người lao động trong tồn xã hội, là cơng cụ tấn cơng trực tiếp vào đói nghèo của một quốc gia, làm giảm sự cạnh tranh không công bằng, chống lại xu hướng giảm chi phí sản xuất - kinh doanh đến mức không thỏa đáng, trong số này có chi phí lao động, khơng cho phép chủ doanh nghiệp cắt giảm chi phí tiền lương một cách tùy tiện. Tiền lương tối thiểu là căn cứ để xác định các mức lương khác. Theo nguyên tắc lao động phức tạp là bội số của lao động giản đơn.

Tiền lương tối thiểu được xác định từ một số phương pháp chủ yếu sau:

Phương pháp 1: Dựa trên nhu cầu tối thiểu của người lao động về

các tư liệu sinh hoạt để đảm bảo bù đắp hao phí lao động, tái sản xuất mở rộng sức lao động, theo đó tiền lương tối thiểu (dùng để trả cho lao động giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường) đủ để mua các tư liệu sinh hoạt (các yếu tố đảm bảo cho ăn, mặc, ở, đi lại, học hành, chữa bệnh,…) theo giá trị thặng dư để đảm bảo tái sản xuất mở rộng sức lao động. Đây là phương pháp phổ biến và hiện nay Việt Nam đang áp dụng phương pháp này.

Phương pháp 2: Xác định mức lương tối thiểu theo mức tiền lương

trên thị trường lao động.

Phương pháp 3: Tiền lương tối thiểu được xác định trên cơ sở tiền

lương thực tế trả trong các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế chính thức.

Phương pháp 4: Tiền lương tối thiểu được xác định dựa trên khả

năng của nền kinh tế (GDP) và quỹ tiêu dùng cá nhân.

Ở Việt Nam tiền lương tối thiểu chủ yếu được xác định theo phương pháp 1 song do lạm phát và do điều chỉnh lương tối thiểu theo sự lạm phát chậm và không theo kịp tốc độ lạm phát nên thực tế tiền lương tối thiểu thực tế người lao động được nhận không theo đúng ý nghĩa của tiền lương tối thiểu; việc điều chỉnh chủ yếu dựa trên sức chịu đựng của ngân sách Nhà nước.

6.1.2.2. Hệ thống thang, bảng lương

Thang lương là bảng xác định quan hệ về tiền lương giữa người lao động cùng nhóm ngành có trình độ lành nghề khác nhau.

Mỗi thang lương có một số bậc nhất định, trong thang lương ghi rõ số bậc lương, áp dụng cho nhóm ngành nghề cơng việc, hệ số lương của từng bậc và mức lương cụ thể từng bậc (gắn với tiền lương tối thiểu theo quy định ở thời kỳ đó), bậc lương là bậc phân biệt trình độ lành nghề của người lao động trong 1 thang lương.

Hệ số lương chỉ rõ lương của lao động ở bậc nào đó trả cao hơn lao động bậc tối thiểu là bao nhiêu lần; là hình thức quy đổi lao động phức tạp về lao động giản đơn. Mức lương trả cho lao động bậc i có hệ số lương là Ki được xác định bằng Ki x mức lương tối thiểu.

Bảng 6.1: Ví dụ thang lương lao động, nhân viên trực tiếp sản xuất, kinh doanh và mức lương cơ sở theo Nghị quyết số 70/2018/QH14 TT Nhóm Hệ số lương theo bậc Ngạch Bậc 1 Bậc 2 Bậc 3 Bậc 4 Bậc 5 Bậc 6 Bậc 7 5 Nhóm III Hệ số lương 1,67 1,96 2,31 2,71 3,19 3,74 4,90 Mức lương (1000đ) 2.488,3 2.920,4 3.441,9 4.037,9 4.753,1 5.572,6 7.301 Nguồn: Nghị quyết số 70/2018/QH14

Trong đó mức lương hưởng bậc 1 của lao động, nhân viên trực tiếp sản xuất, kinh doanh nhóm III theo quy định tiền lương tối thiểu là 1.490 nghìn đồng/tháng sẽ là 1.490 nghìn đồng/tháng x 1,67 = 2.488,3 nghìn đồng/tháng.

Để xây dựng thang lương cần xác định các chỉ tiêu sau đây: - Bội số thang lương (BSl)

- Hệ số tăng tuyệt đối (Ktđ) - Hệ số tăng tương đối (ktđ)

a. Bội số thang lương là tỷ lệ của hệ số lương bậc cao nhất với hệ số

lương bậc thấp nhất trong một thang lương, ví dụ ở bảng trên ta có: BSl = 4,90/1,67 = 2,93

Bội số của các thang lương khác nhau thì khác nhau phụ thuộc vào độ phức tạp của lao động đối với mỗi ngành, nghề song luôn thấp hơn bội số lương chung (Ví dụ bội số thang lương của Chủ tịch nước có hệ số lương cao nhất là 13) so với mức lương tối thiểu.

Việc xác định bội số lương cho mỗi thang lương tương ứng với lao động của nhóm ngành nghề, cơng việc thường căn cứ thời gian làm việc cần thiết để hồn thành cơng việc ở bậc thấp nhất (ứng với thang lương đó) và cơng việc có mức độ phức tạp cao nhất (ứng với bậc cao nhất của thang lương đó).

b. Hệ số tăng tuyệt đối giữa hai bậc lương của 1 thang lương là chênh

lệch của hai hệ số liên tiếp tương ứng với hai bậc lương liên tiếp trong thang lương.

Ví dụ: Hệ số tăng tuyệt đối của bậc I so với bậc I - 1 trong thang

lương là

Ktđ = Ki - Ki-1

Ở bảng 6.1 có hệ số tăng tuyệt đối bậc 4 so với bậc 3 bằng (2,71- 2,31) = 0,4

c. Hệ số tăng tương đối của 1 bậc lương là tỷ lệ của hệ số tăng tuyệt

đối và hệ số lương trước đó liền kề:

Ví dụ: Hệ số tăng tương đối của bậc I so với bậc i - 1 trong 1 thang

lương là:

ktđ = (Ktđ / Ki-1)* 100%

Ở bảng 6.1 có hệ số tăng tương đối bậc 4 so với bậc 3 là: (2,71/2,31) * 100%= 117%

Hệ số tăng tương đối có ba loại như sau:

- Hệ số tăng tương đối đều đặn (tức là mức tăng của các bậc sau đều bằng các bậc trước đó).

- Hệ số tăng tương đối lũy tiến (tức là mức tăng của các bậc sau thì nhanh hơn các bậc trước đó).

- Hệ số tăng tương đối lũy thoái: Ngược lại so với hệ số tăng tương đối lũy tiến (tức là mức tăng của các bậc sau thì chậm hơn các bậc trước đó).

Bảng 6.2: Ví dụ hệ số tăng tuyệt đối và tương đối của lao động nhóm III theo Nghị định 47/2017 NĐ - CP STT Nhóm Hệ số lương theo bậc Ngạch Bậc 1 Bậc 2 Bậc 3 Bậc 4 Bậc 5 Bậc 6 Bậc 7 5 Nhóm III Hệ số lương 1,67 1,96 2,31 2,71 3,19 3,74 4,90 Hệ số tăng tuyệt đối - 0,29 0,35 0,4 0,48 0,55 1,16

Hệ số tăng tương đối (%)

- 117 118 117 117 117 131

Nguồn: Nghị định 47/2017/ NĐ - CP 6.1.2.3. Phụ cấp

Phụ cấp là một khoản thu nhập dùng để bổ sung cho tiền lương cơ bản (lương cấp bậc, chức vụ) nhằm thu hút lao động vào làm việc ở lĩnh vực đó.

6.1.2.4. Quy định về nâng lương, chế độ trả lương và quản lý tiền lương, thu nhập

Nhà nước quy định chế độ nâng lương thường xuyên trên cơ sở kết quả hồn thành nhiệm vụ, cơng việc của người lao động trong thời gian giữa bậc trong ngạch hoặc chức danh. Tùy theo đối tượng (ngạch lương) mà thời gian được nâng bậc có thể khác nhau, ví dụ ở Việt Nam hiện nay theo đối tượng có các loại là 24 tháng, 36 tháng và 60 tháng (chuyên gia cao cấp) và quy định chế độ nâng lương trước hạn đối với người lao động hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, được nâng bậc sớm so với chế độ nâng lương thường xuyên tối đa là 12 tháng.

Nhà nước quy định chế độ trả lương gắn với kết quả thực hiện nhiệm vụ của người lao động, nguồn trả lương và quy chế trả lương của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp qua quy chế trả lương, được thực hiện công khai trong cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp.

Nguồn kinh phí thực hiện chế độ tiền lương được lấy từ phần tiết kiệm chi thường xuyên (10% chi thường xuyên sau khi đã trừ lương và

các khoản có tính chất lương) đối với các cơ quan hành chính, sự nghiệp của Bộ, tỉnh, thành trực thuộc Trung ương.

Một tỷ lệ nhất định từ nguồn thu của các đơn vị sự nghiệp có thu (theo quy định hiện hành là ≥ 40%) riêng y tế (35%).

Đối với cơ quan hành chính có thu: Tỷ lệ được sử dụng ≥ 40% nguồn thu.

Ngân sách địa phương được sử dụng 50% phần tăng thu ngân sách giữa dự toán năm kế hoạch và dự toán năm trước, 50% số tăng thu thực tế theo dự toán năm kế hoạch so với dự kiến kế hoạch thu ngân sách.

Ngân sách trung ương được bổ sung trong trường hợp việc đảm bảo nguồn kinh phí theo quy định của chế độ lương mà vẫn thiếu.

Quản lý tiền lương và thu nhập được thực hiện theo phân cấp quản lý về trách nhiệm người đứng đầu: Theo đó các cơ quan, đơn vị thực hiện việc xếp lương, nâng bậc lương, phụ cấp lương, trả lương và quản lý tiền lương, thu nhập theo quy định của Chính phủ.

Các cơ quan, hành chính nhà nước được khốn biên chế và kinh phí quản lý hành chính, các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước thực hiện chế độ hạch tốn và tự chủ tài chính.

Một phần của tài liệu Giáo trình Trả công lao động trong doanh nghiệp: Phần 2 (Trang 45 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)