Chính xác vị trí tương quan

Một phần của tài liệu Giáo trình Công nghệ chế tạo máy (Nghề: Cắt gọt kim loại - Cao đẳng nghề): Phần 1 - Tổng cục Dạy nghề (Trang 42 - 44)

- Sai số kẹp chặt: Là lượng chuyển vị của chuẩn gốc chiếu lên phương kích

4. Các nguyên tắc chọn chuẩn khi gia công.

1.3. chính xác vị trí tương quan

Độ chính xác này thực chất là sự xoay đi 1 gốc nào đó cuả bề mặt này so với bề mặt kia (dùng làm khn). Độ chính xác vị trí tương quan thường được ghi thành 1 điều kiện kỹ thuật trên bản vẽ thiết kế .

Ví dụ : Độ song song , độ vuông gốc , độ đồng tâm ...

Cần nhớ rằng độ chính xác càng cao (sai số càng nhỏ) thì giá thành càng cao (hình 3.1). Độ chính xác gia cơng trong điều kiện sản xuất phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, do đó người ta thường gia cơng chi tiết với “độ chính xác kinh tế” chứ khơng phải “độ chính xác có thể đạt tới”.

Hình 3.1. Đồ thị mối quan hệ giữa dung sai và giá thành

+ “Độ chính xác kinh tế” là độ chính xác đạt được trong điều kiện sản xuất bình thường với giá thành hạ nhất.

+ “Độ chính xác có thể đạt tới” là độ chính xác đạt được trong những điều kiện đặc biệt khơng tính đến giá thành gia cơng (máy chính xác, đồ gá tốt, cơng nhân có tay nghề cao.) .

Hình 3.2 mơ tả mối quan hệ giưã giá thành gia cơng và độ chính xác (sai số) ở các phương pháp cắt gọt khác nhau . Đường 1 mô tả mối quan hệ giữa giá thành gia công và sai số khi tiện thô, đường 2 - khi tiện tinh và đường 3- khi mài.

nhau

Hình 3.2 mơ tả mối quan hệ giữa giá thành gia cơng và độ chính xác (sai số) ở các phương pháp cắt gọt khác nhau

Như vậy, vùng I có thể gọi là độ chính xác có thể đạt tới (độ chính xác cao nhất), vùng II là độ chính xác kinh tế, cịn vùng III là độ chính xác đảm bảo. Ta có thể phân tích các đường cong này như sau: Ví dụ bằng phương pháp tiện tinh (đường cong 2) . có thể đạt được mức độ chính xác ở vùng 1 nhưng giá thành c cao, vì vậy bằng phương pháp mài cho ta giá thành hạ hơn (đường cong 3). Độ chính xác ở vùng III có thể đạt được bằng tiện tinh (đường cong 2) nhưng tốt hơn là dùng phương pháp tiện thô (đường cong 1) . Để đạt độ chính xác ở vùng II tốt nhất là dùng phương pháp tiện tinh vì có giá thành hạ nhất.

Tính chất của sai số gia cơng:

Khi gia công một loạt cho tiết trong cùng 1 điều kiện xác định mặc dù những nguyên nhân gây ra từng sai số cuả từng chi tiết là giống nhau nhưng sai số tổng cộng trên từng chi tiết là khác nhau .Sở dĩ có hiện tượng như vậy là do tính chất khác nhau cuả các sai số thành phần .

Một số sai số xuất hiện trên từng chi tiết cuả cả loại đều có giá trị khơng đổi theo 1 quy luật nào đó . Những sai số này gọi là sai số hệ thống cố định hoặc hệ thống thay đổi.

Có 1 số sai số khác mà giá trị cuả chúng xuất hiện trên mỗi chi tiết không theo 1 quy luật nào cả. Những sai số này gọi là sai số ngẫu nhiên .

Các nguyên nhân gây ra sai số hệ thống cố định:

- Sai số lý thuyết cuả phương pháp cắt. - Sai số chế tạo cuả máy, dao, đồ gỗ. - Biến dạng nhiệt cuả chi tiết gia công.

Các nguyên nhân gây ra sai số hệ thống thay đổi (theo thời gian gia công):

- Dụng cụ bị mịn theo thời gian gia cơng. - Biến dạng nhiệt cuả máy, dao và đồ gỗ. Các nguyên nhân gây ra sai số ngẫu nhiên:

- Độ cứng cuả vật liệu không đồng đều. - Lượng dư gia công không đồng đều.

- Vị trí cuả phơi trong đồ gá thay đổi(dẫn đến sai số gá đặt). - Thay đổi cuả ứng xuất dư.

- Gá dao nhiều lần. - Thay đổi nhiều lần.

- Thay đổi nhiều máy để gia công một loạt chi tiết. - Dao động nhiệt cuả quá trình cắt.

2. Các phương pháp đạt độ chính xác gia cơng.

Mục tiêu:

- Trình bầy phương pháp cắt thử và phương pháp tự động đạt kích thước khi gia công chi tiết;

- Trình bầy cách đạt hiệu quả khi gia công chi tiết; - Có tính hứng thú trong học tập.

Một phần của tài liệu Giáo trình Công nghệ chế tạo máy (Nghề: Cắt gọt kim loại - Cao đẳng nghề): Phần 1 - Tổng cục Dạy nghề (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)