- Sai số kẹp chặt: Là lượng chuyển vị của chuẩn gốc chiếu lên phương kích
2. Nguyên tắc chọn phô
Mục tiêu:
- Nêu yêu cầu cơ bản khi chọn phôi;
- Biết vận dụng nguyên tắc chọn phôi vào thực tế; - Có tính độc lập trong học tập.
Hai yêu cầu cơ bản của việc chọn phôi là:
- Đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm.
- Đảm bao chi phí phơi nhỏ nhất góp phần làm giảm chi phí sản xuất. Muốn vậy người ta phải dựa vào u cầu kỹ thuật, hình dạng, kích thước của chi tiết, dạng sản xuất và cơ sở vật chất -kỹ thuật của cơ sở sản xuất để giải quyết các vấn đề sau đây:
Muốn đạt được chi tiết có hình dạng, kích thước và chất lượng phù hợp với các yêu cầu kỹ thuật ghi trên bản vẽ ta phải thực hiện gia công qua nhiều nguyên công (hay nhiều bước). Tại mỗi nguyên công (hay mỗi bước) ta phải hớt đi một lượng kim loại nhất định.
Lớp kim loại được hớt đi trong q trình gia cơng được gọi là lượng dư gia công. Xác định lượng dư gia cơng hợp lý sẽ góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế.
Lượng dư gia công quá lớn sẽ dẫn đến: Tốn vật liệu, làm cho hệ số sử dụng vật liệu giảm xuống. Tăng khối lượng lao động để gia công chi tiết. Tốn
năng lượng điện ( vì phải cắt nhiều lần hoặc phải dùng máy có cơng suất lớn). Hao mịn dụng cụ cắt. Máy mịn nhanh. Vận chuyển nặng.
Ngồi ra, lượng dư lớn cịn gây khó khăn cho việc gia công trên máy được điều chỉnh sẵn, tăng biến dạng đàn hồi của hệ thống công nghệ, do đó giảm độ chính xác gia cơng. Tất cả những tồn tại trên đây làm cho giá thành của sản phẩm tăng.
Lượng dư gia công quá nhỏ sẽ dẫn đến: Lượng dư không đủ để hớt đi sai lệch của phôi. Lượng dư quá nhỏ sẽ xảy ra hiện tượng trượt giữa dao và chi tiết, dao sẽ bị mịn nhanh, bề mặt gia cơng khơng bóng. Tăng phế phẩm và tăng giá thành của sản phẩm.