- Đánh giá cảnh quan là nội dung trọng tâm của một cơng trình
CÁC HƯỚNG ỨNG DỤNG CHỦ YẾU CỦA CẢNH QUAN HỌC
5.1. HƯỚNG ỨNG DỤNG PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP
Vào thời kỳ V. V. Dokusaev, hướng nông nghiệp được chú trọng nhiều trong các hướng ứng dụng của cảnh quan học. Dokusaev đã chứng minh sự cần thiết phải tính tốn tổng hợp các điều kiện tự nhiên trong hoạt động nông nghiệp ở mọi trình độ. Trên thực tế, các cơng trình nghiên cứu cảnh quan nơng nghiệp, bao gồm cả đo vẽ cảnh quan lẫn việc xác định các nguyên tắc đánh giá chất lượng đất và phân vùng tự nhiên phục vụ sản xuất nông nghiệp ngày càng nhiều.
Tổ chức sản xuất nơng nghiệp địi hỏi sự tính tốn tổng hợp toàn diện các điều kiện địa lý tự nhiên. Ở dạng chung nhất, nội dung của các cơng trình cảnh quan ứng dụng phù hợp với mức cơ bản của quy hoạch và lập đề án thiết kế sản xuất nông nghiệp theo các dạng sơ đồ:
- Đối với quy hoạch quốc gia, phân vùng cảnh quan và kiểu loại ứng dụng của cảnh quan tỷ lệ 1/500.000 - 1/1.000.000.
- Đối với quy hoạch cấp tỉnh, đặc điểm cảnh quan cụ thể và các đặc tính chủ yếu của cấu trúc bên trong lãnh thổ với kiểu loại đánh giá ứng dụng tỷ lệ 1/100.000 - 1/200.000.
- Đối với lập đề án thiết kế quản lý đất đai - kiểu loại sản xuất nông nghiệp chi tiết của đất đai. Các đơn vị hình thái cảnh quan là dạng, á dạng, tỷ lệ 1/10.000 - 1/50.000.
Hiện nay, có 2 hướng ứng dụng rõ rệt nhất trong cảnh quan nông nghiệp: a. Kiểu loại sản xuất và đánh giá định tính đất trên cơ sở các bản đồ cảnh quan.
b. Phân vùng địa lý tự nhiên đối với nông nghiệp.
Nhiều tác giả cho rằng, đánh giá định tính đất như là một trong những nhiệm vụ chủ yếu của nghiên cứu cảnh quan ứng dụng. Nhiệm vụ này phải bao gồm 3 nội dung:
- Nghiên cứu phân hạng đất. - Phân kiểu sản xuất nông nghiệp.
- Đánh giá đặc thù (nhận định phẩm chất) của đất.
Với mục tiêu phục vụ phát triển nông nghiệp; sau khi xây dựng bản đồ cảnh quan, cần căn cứ vào từng loại hình sản xuất nơng nghiệp cụ thể để phân tích, đánh giá tiềm năng sinh thái tự nhiên nông nghiệp phục vụ cho quy hoạch thiết kế.
Ví dụ, đánh giá điều kiện sinh thái lãnh thổ cho nhóm cây công nghiệp dài ngày, cần tiến hành bước:
- Xác định quan điểm đánh giá. - Chọn chỉ tiêu và phân cấp chỉ tiêu.
- Áp dụng phương pháp đánh giá phân hạng. - Kiến nghị quy hoạch thiết kế.