HƯỚNG ỨNG DỤNG CẢI TẠO ĐẤT, CHỐNG XĨI MỊN, BẢO VỆ ĐẤT

Một phần của tài liệu Giáo trình Cảnh quan địa lý ứng dụng: Phần 2 (Trang 54 - 55)

- Đánh giá cảnh quan là nội dung trọng tâm của một cơng trình

CÁC HƯỚNG ỨNG DỤNG CHỦ YẾU CỦA CẢNH QUAN HỌC

5.3. HƯỚNG ỨNG DỤNG CẢI TẠO ĐẤT, CHỐNG XĨI MỊN, BẢO VỆ ĐẤT

BẢO VỆ ĐẤT

Cải tạo đất là làm tăng độ phì của đất. Theo nghĩa rộng, thuật ngữ này bao gồm các dạng tác động khác nhau, nhất là đến các tổng thể tự nhiên với mục đích thay đổi cấu trúc theo hướng thuận lợi cho sử dụng nông nghiệp và các sử dụng khác.

Bất kỳ một hợp phần nào như tài nguyên nước, thực vật, địa hình, các q trình địa mạo… cũng có thể trở thành đối tượng tác động trực tiếp, nhưng trong khi dự tính hiệu quả cuối cùng của cải tạo đất, con người đã sử dụng và đang sử dụng mối quan hệ giữa các hợp phần tự nhiên có ý thức hay khơng có ý thức.

Do đó, đối tượng của hướng ứng dụng cải tạo đất là xây dựng bản đồ cảnh quan để xác lập các tổng thể tự nhiên bị thối hóa.

Trên cơ sở phân tích, đánh giá các yếu tố dẫn đến suy thoái đất, đề xuất áp dụng các biện pháp cải tạo đất (cải tạo sinh học, hóa học, cơ học) phù hợp; các biện pháp chống xói mịn, bảo vệ độ phì đất nhất là các đất có vấn đề như đất mặn, đất phèn, đất cát biển...

- Đối với đất nghèo dinh dưỡng dùng biện pháp sinh học, hóa học. - Đất chua dùng biện pháp bón vơi.

- Đất mặn dùng biện pháp rửa mặn; đất đầm lầy dùng biện pháp tháo nước, phơi khô, cày xới…

- Đối với việc bảo vệ và nâng cao độ phì đất cần phải xem xét tất cả những tính chất đất, phân tích các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và cần áp dụng tổng hợp nhiều biện pháp:

+ Thủy lợi: Áp dụng các biện pháp tưới, tiêu hợp lý.

+ Bón phân: Phân hữu cơ (phân chuồng, phân xanh...), phân khống vơ cơ (phân đạm, lân, kali, phân vi lượng) và phân vi sinh vật.

+ Kỹ thuật canh tác: Kỹ thuật làm đất, kỹ thuật canh tác trên đất dốc, biện pháp chống xói mịn đất, áp dụng các mơ hình sản xuất nơng - lâm kết hợp...

+ Chế độ canh tác: Luân canh, xen canh, thâm canh tăng vụ... + Bố trí loại cây trồng và cơ cấu cây trồng hợp lý: Thực hiện phương châm “đất nào cây ấy”.

Như vậy, muốn bảo vệ, nâng cao độ phì đất và cho thu hoạch năng suất cao, ổn định thì phải tác động đồng thời đến các yếu tố đối với cây trồng. Tuy nhiên, tùy thuộc vào từng cảnh quan cụ thể mà phải đưa một số yếu tố lên hàng đầu. Ví dụ: Ở các cảnh quan khô hạn, yếu tố quan trọng hàng đầu là tưới nước; ngược lại vùng quá ẩm ướt thì biện pháp điều hịa chế độ khơng khí và chế độ nước trong đất cần được quan tâm.

Một phần của tài liệu Giáo trình Cảnh quan địa lý ứng dụng: Phần 2 (Trang 54 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)