HƯỚNG ỨNG DỤNG PHỤC VỤ BẢO VỆ SỨC KHỎE CON NGƯỜ

Một phần của tài liệu Giáo trình Cảnh quan địa lý ứng dụng: Phần 2 (Trang 55 - 56)

- Đánh giá cảnh quan là nội dung trọng tâm của một cơng trình

CÁC HƯỚNG ỨNG DỤNG CHỦ YẾU CỦA CẢNH QUAN HỌC

5.4. HƯỚNG ỨNG DỤNG PHỤC VỤ BẢO VỆ SỨC KHỎE CON NGƯỜ

Về phương diện địa lý y học, việc phân tích và đánh giá các cảnh diện, cảnh khu và cảnh quan nhằm phát hiện những nhân tố tự nhiên tích tực hay tiêu cực đối với sức khỏe con người, phát hiện các nguồn lợi điều dưỡng.

Theo Hoàng Đức Triêm, sự phân bố và đặc điểm biểu hiện của một số bệnh tật có thể do ảnh hưởng của mơi trường tự nhiên. Khảo sát hiện tại của địa lý y học chỉ ra mối liên quan của nhiều bệnh tật với các đới cảnh quan xác định, các cảnh quan và thậm chí đến các dạng và diện. Trong đó, trước hết phải kể đến các ổ truyền nhiễm (bệnh viêm não do bét, bệnh sốt phát ban, bệnh dịch hạch) lan truyền của chúng qua người do động vật và các bệnh khác như bướu cổ liên quan đến thiếu iot.

Mặc dù, một trong những hợp phần tự nhiên là nguyên nhân trực tiếp truyền bá các bệnh, nhưng trong thực tế những điều kiện và tiền đề gây bệnh được xác định do đặc điểm cấu trúc của địa hệ nói chung.Ví dụ, phân bố các động vật mang bệnh vi rút (thường là các

loài gậm nhấm, một số lồi có móng guốc, chim) và trong phân bố các động vật truyền bệnh (động vật hút máu, côn trùng, bét) được xác định bởi các điều kiện lập quần, tức là khí hậu, chế độ nước, đất, thực vật.

Như vậy, mỗi một địa hệ được xem như là một môi trường địa y học tự nhiên đặc biệt, đòi hỏi nghiên cứu tổng hợp và đánh giá dưới góc độ tương ứng của tự nhiên.

Vì vậy, đối tượng nghiên cứu là bản đồ sinh thái cảnh quan. Trên cơ sở bản đồ sinh thái cảnh quan, phân tích đánh giá các điều kiện sinh thái tự nhiên có ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Cần đánh giá mức độ thuận lợi đối với cuộc sống con người ở từng đơn vị lãnh thổ cảnh quan cụ thể.

Một phần của tài liệu Giáo trình Cảnh quan địa lý ứng dụng: Phần 2 (Trang 55 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)