HƯỚNG THIẾT KẾ CÁC MƠ HÌNH CẢNH QUAN SINH THÁI ỨNG DỤNG

Một phần của tài liệu Giáo trình Cảnh quan địa lý ứng dụng: Phần 2 (Trang 60 - 66)

- Đánh giá cảnh quan là nội dung trọng tâm của một cơng trình

CÁC HƯỚNG ỨNG DỤNG CHỦ YẾU CỦA CẢNH QUAN HỌC

5.7. HƯỚNG THIẾT KẾ CÁC MƠ HÌNH CẢNH QUAN SINH THÁI ỨNG DỤNG

THÁI ỨNG DỤNG

Khi đề cập đến mơ hình, cần phải xem xét cấu trúc và chức năng của mơ hình. Cấu trúc là mối liên hệ giữa các thành phần tạo nên không gian của mơ hình; chức năng là sự hoạt động của các thành phần cấu trúc.

Theo Nguyễn Đăng Độ (2018), cấu trúc có tính chất tĩnh, chức năng có tính chất động. Mơ hình cảnh quan sinh thái ứng dụng có cấu trúc là các thành phần tự nhiên từ nền nham, địa hình, thổ nhưỡng, khí hậu, thủy văn và sinh vật có mối quan hệ tác động tương hỗ lẫn nhau theo chiều thẳng đứng và theo chiều ngang tạo nên sự phân hóa khơng gian lãnh thổ trong cảnh quan sinh thái; đồng thời có chức năng hoạt động và tác động qua lại lẫn nhau giữa các thành phần cấu trúc với con người tạo nên sự chuyển hóa, phát triển trong cảnh quan sinh thái. Cảnh quan sinh thái ứng dụng là một hệ địa sinh thái có mối quan hệ chặt chẽ về thành phần cấu trúc và mối tác động tương hỗ bên trong của chức năng. Đó là một hệ thống động lực hở tự điều chỉnh, có trạng thái cân bằng động và có sự tác động của con người làm thay đổi cân bằng bên trong của chúng. Sự thay đổi đó có thể có chiều hướng phát triển tốt, tạo cho cảnh quan sinh thái một sự cân bằng ổn định của các thành phần cấu trúc cảnh quan và của hệ sinh thái. Nếu sự thay đổi theo chiều hướng tiêu cực sẽ làm mất cân bằng, cấu trúc không ổn định, các thành phần bị thay đổi, gây nên sự biến đổi bất lợi của cảnh quan.

Vận dụng quy luật hoạt động hệ địa sinh thái của cảnh quan, con người tác động vào cấu trúc cảnh quan theo hướng tích cực để tạo ra được những cảnh quan sinh thái mới, những chức năng mới có lợi cho con người về mặt kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường theo hướng bền vững.

Việc nghiên cứu địa hệ thống sinh thái của cảnh quan được J. Demek (1977) đề cập với những nội dung chủ yếu:

- Xác định ranh giới của địa hệ thống cảnh quan sinh thái ở lãnh thổ nghiên cứu.

- Làm rõ những đặc điểm nào của địa hệ thống quan trọng đối với hệ thống chính và những đặc điểm nào quan trọng đối với mối liên kết giữa hệ thống chính với hệ thống phụ.

- Xác định cấu trúc của địa hệ thống, làm rõ sự bố trí các thành phần của địa hệ thống, những cơ cấu thứ bậc của chúng và chức năng của chúng, đồng thời làm rõ ý nghĩa chức năng của địa hệ thống nói chung.

- Tính tốn cân bằng vật chất và năng lượng trong địa hệ thống. Đối với việc phân tích địa hệ thống, J. Demek đề nghị tiến hành theo các bước:

- Quan trắc, đo đạc các yếu tố thành phần của hệ thống.

- Phân tích, thống kê các mối liên kết giữa các yếu tố khả biến. - Lập mơ hình hiện trạng địa hệ thống, nghiên cứu mơ hình tốn học, xác định các mơ hình chính và phụ.

- Mơ phỏng địa hệ thống, phân tích những mơ hình của hệ thống trong các ý nghĩa khác nhau của các biến trình.

- Tối ưu hóa địa hệ thống, tìm kiếm những phương án tối ưu nhất. Việc thiết lập bất kỳ mơ hình nào cho quy hoạch cũng phải thể hiện được cấu trúc và chức năng của nó. Các mơ hình này có những tên gọi khác nhau như mơ hình kinh tế, mơ hình sinh thái, mơ hình sinh thái - kinh tế, mơ hình kinh tế - sinh thái hay mơ hình kinh tế - mơi trường… Các mơ hình đều có phạm vi khơng gian lãnh thổ và đều thuộc vào mơ hình cảnh quan sinh thái ứng dụng. Trong trường hợp cho những mục đích riêng nào đó, có thể có các tên gọi riêng như mơ hình sinh thái lâm nghiệp, mơ hình sinh thái nơng - lâm kết hợp, mơ hình kinh tế - mơi trường…

Một mơ hình cảnh quan sinh thái ứng dụng phải được cơ cấu tổng hợp bởi ba yếu tố riêng: Cấu trúc, chức năng sinh thái - kinh tế và không gian lãnh thổ.

Việc xác định yếu tố cấu trúc đòi hỏi phải điều tra, nghiên cứu kỹ lưỡng, chính xác và đầy đủ các thành phần cấu thành cảnh quan sinh

thái của lãnh thổ; xác định được mối liên hệ tác động qua lại giữa các thành phần tạo nên cấu trúc đặc thù của lãnh thổ nghiên cứu.

Xác định yếu tố chức năng địi hỏi phải phân tích các mối liên hệ thành phần của cấu trúc, làm rõ các mối quan hệ của các thành phần khả biến, xác định những nhân tố quan trọng tác động lẫn nhau trong hệ thống, phát hiện những mối liên hệ xung yếu có khả năng điều khiển hệ thống. Trong việc xác định các mối liên hệ trực tiếp và phản hồi cần xác định rõ những mối liên hệ đầu vào và đầu ra, mối liện hệ thuận chiều và ngược chiều bên trong hệ địa sinh thái.

Đối với chức năng sinh thái - kinh tế, cần phân tích các mối liên hệ hoạt động sinh thái của các thành phần sinh vật có các chức năng tự nhiên cũng như các chức năng kinh tế và môi trường của chúng.

Khi đã xác định được các yếu tố cấu trúc và chức năng, cần phân tích và quy hoạch theo không gian và thời gian. Việc tính tốn, cân nhắc, sắp xếp các vị trí của các thành phần hệ địa sinh thái của quy hoạch cảnh quan sinh thái lên sơ đồ, bản đồ với các diện tích, khơng gian hợp lý nhất của cân bằng sinh thái, sao cho phát huy tốt nhất chức năng sinh thái - kinh tế và bảo vệ mơi trường.

Mơ hình cảnh quan sinh thái ứng dụng có các quy mơ lãnh thổ khác nhau từ diện cảnh quan, nhóm diện cảnh quan, dạng cảnh quan đến cảnh quan sinh thái. Theo các quy mô lãnh thổ, thành phần của mơ hình là các cấu trúc từ đơn giản đến phức tạp.

Mơ hình cảnh quan sinh thái ứng dụng là mơ hình cho sự phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường bền vững. Khi đã được thiết lập, mơ hình phải được cân nhắc và tính tốn kỹ về hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường theo hoạt động của hệ địa sinh thái. Mơ hình được thực hiện ngồi việc đem lại hiệu quả về kinh tế, xã hội và môi trường, các thành phần của mơ hình cần được phát triển theo xu thế ổn định, cân bằng sinh thái đúng với các định hướng của mơ hình theo hướng bền vững. Đó là cơ sở khoa học để xây dựng các làng sinh thái, xã sinh thái, khu sinh thái, thành phố sinh thái…

Trên đây là một số hướng ứng dụng chủ yếu của cảnh quan học hiện nay. Ngoài ra, các hướng ứng dụng khác của cảnh quan học tham gia vào việc giải quyết nhiều vấn đề xã hội quan trọng của đất nước như: - Đánh giá và dự báo các quá trình tai biến thiên nhiên và môi trường ở các vùng lãnh thổ khác nhau, trong đó đặc biệt chú ý các vùng lãnh thổ trọng điểm quốc gia;

- Nghiên cứu đánh giá tác động môi trường của các cơng trình cơng nghiệp, kinh tế và dân sinh.

- Xây dựng cơ sở khoa học cho việc bảo vệ, cải tạo và sử dụng hợp lý môi trường tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.

- Triển khai và chuyển giao công nghệ về bảo vệ môi trường và tổ chức lãnh thổ.

Đồng thời, cảnh quan học với hệ thống các phương pháp nghiên cứu truyền thống và hiện đại (áp dụng công nghệ viễn thám và hệ thống thông tin địa lý (GIS), tin học, tự động hóa bản đồ…) ngày càng có nhiều ứng dụng rộng rãi làm cơng cụ nghiên cứu cũng như hướng tiếp cận vấn đề của nhiều ngành khoa học khác nhau.

TÓM TẮT CHƯƠNG 5

- Các hướng ứng dụng chủ yếu của cảnh quan học hiện nay với mục đích sử dụng tối ưu các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên trên cơ sở nghiên cứu các thể tổng hợp địa lý.

- Hướng nông nghiệp được chú trọng nhiều trong các hướng ứng dụng của cảnh quan học. Hiện nay, có hai hướng ứng dụng rõ rệt nhất trong cảnh quan nông nghiệp: Kiểu loại sản xuất, đánh giá định tính đất trên cơ sở các bản đồ cảnh quan và phân vùng địa lý tự nhiên đối với nông nghiệp.

- Hướng cảnh quan - công trình là một trong những hướng có nhiều triển vọng của cảnh quan ứng dụng.

- Trên cơ sở phân tích, đánh giá các yếu tố dẫn đến suy thoái đất, đề xuất áp dụng các biện pháp cải tạo; các biện pháp chống xói mịn, bảo vệ độ phì đất là hướng ứng dụng quan trọng trong sử dụng hợp lý tài nguyên đất.

- Thông qua bản đồ sinh thái cảnh quan, phân tích đánh giá các điều kiện sinh thái tự nhiên; đánh giá mức độ thuận lợi đối với cuộc sống con người ở từng đơn vị lãnh thổ cảnh quan cụ thể là hướng ứng dụng phục vụ mục tiêu bảo vệ và nâng cao sức khỏe của con người.

- Hiện nay, hướng ứng dụng phục vụ phát triển du lịch là một hướng mới; nghiên cứu hệ thống lãnh thổ nghỉ ngơi du lịch, phát hiện quy luật hình thành, phát triển và phân bố của nó thuộc mọi kiểu, mọi cấp; dự báo và đề xuất các giải pháp để hệ thống hoạt động một cách tối ưu.

- Nghiên cứu cảnh quan nhằm cung cấp cơ sở khoa học cho quy hoạch tổ chức lãnh thổ là hướng ứng dụng đang được quan tâm.

- Thiết kế các mơ hình cảnh quan sinh thái ứng dụng theo các quy mô lãnh thổ khác nhau từ diện cảnh quan, nhóm diện cảnh quan, dạng cảnh quan đến cảnh quan phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường bền vững là hướng ứng dụng đang được nghiên cứu và triển khai ở nhiều khu vực trên thế giới và ở Việt Nam.

CÂU HỎI HƯỚNG DẪN ÔN TẬP CHƯƠNG 5

1. Tại sao muốn sử dụng tối ưu môi trường tự nhiên cần phải hiểu toàn diện và cơ bản các hệ địa lý?

2. Chứng minh nhận định: Cần phải phân định được những loại hình sử dụng chính theo lãnh thổ trong cảnh quan ứng dụng.

3. Phân tích các quan điểm của địa lý tự nhiên ứng dụng trong việc lấy học thuyết về cảnh quan làm cơ sở đánh giá tổng hợp và quy hoạch lãnh thổ.

4. Trình bày hướng đánh giá tiềm năng sinh thái tự nhiên phục vụ quy hoạch sản xuất nơng nghiệp. Cho ví dụ minh họa.

5. Phân tích các hướng ứng dụng của cảnh quan học trong cải tạo đất, chống xói mịn, bảo vệ độ phì đất. Cho ví dụ minh họa.

6. Việc phân tích và đánh giá các cảnh diện, cảnh khu và cảnh quan có ý nghĩa như thế nào trong hướng ứng dụng của cảnh quan phục vụ bảo vệ sức khỏe con người?

7. Tại sao nghiên cứu hệ thống lãnh thổ nghỉ ngơi du lịch là một hướng mới trong cảnh quan học ứng dụng? Cho ví dụ minh họa.

8. Phân tích, đánh giá các điều kiện sinh thái tự nhiên có ảnh hưởng đến tổ chức du lịch, nghỉ dưỡng.

9. Giải thích việc quy hoạch vùng và thành lập bản đồ cảnh quan có ý nghĩa quyết định đến sự tổ chức hợp lý lãnh thổ của vùng.

10. Phân tích các mục tiêu chính của việc tối ưu hóa mơi trường tự nhiên và hình thành cảnh quan văn hóa.

11. Chứng minh cơng tác đánh giá, dự báo các quá trình tai biến thiên nhiên và môi trường ở các vùng lãnh thổ khác nhau là một hướng ứng dụng mới trong cảnh quan.

12. Tại sao khi đã thiết lập mơ hình kinh tế sử dụng lãnh thổ cần phải cân nhắc, tính tốn kỹ về hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường theo hoạt động của hệ địa sinh thái? Cho ví dụ minh họa.

Một phần của tài liệu Giáo trình Cảnh quan địa lý ứng dụng: Phần 2 (Trang 60 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)