Bàn luận về kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến độ tin cậy báo cáo tài chính giữa niên độ của các công ty được niêm yết thuộc nhóm VN100 (Trang 72 - 76)

CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.2 Bàn luận về kết quả nghiên cứu

Dựa trên các kết quả thống kê mẫu nghiên cứu, phân tích tương quan giữa các biến, phân tích hồi quy đa biến, tác giả có thể thấy rõ được Độ tin cậy của BCTC giữa niên độ của các cơng ty trong rổ cổ phiếu VN100. Từ phân tích cho thấy độ tin cậy BCTC giữa niên độ của các cơng ty nhìn chung vẫn chưa cao.

Nghiên cứu đã làm rõ về thực trạng ĐTC của BCTC giữa niên độ của các CTNY thuộc nhóm VN100 và các nhân tố ảnh hưởng đến ĐTC của BCTC giữa niên độ của các doanh nghiệp được nghiên cứu. Thông qua các kết quả thực hiện được, tác giả đưa ra những bàn luận như sau:

- Nhân tố thứ 1: Quy mô công ty

Quy mô công ty được đo lường bằng Log của tổng tài sản và theo kết quả tương

quan có sự tương quan nghịch chiều đối với Độ tin cậy BCTC giữa niên độ. Kết quả nghiên cứu cho thấy biến Quy mô công ty khơng có ý nghĩa trong mơ hình hồi quy. Có thể được giải thích một phần do nghiên cứu thu thập mẫu ở nhiều cơng ty thuộc nhiều nhóm nghành nghề khác nhau mức tài sản, vốn đầu tư ở nhiều mức độ khác

62

nhau thể hiện ở một số cơng ty có nguồn tài sản lớn GAS, HAG, HNG, MSN, PVD. Và do chịu sự áp lực trong việc công bố thông tin giữa các doanh nghiệp lớn nhỏ khác nhau nên kết quả khơng có sự đồng nhất. Kết quả này trái ngược với nghiên cứu của Bushman và cộng sự (2004), Desoky và Mousa (2012) cho rằng có mối quan hệ cùng chiều giữa quy mơ cơng ty và độ minh bạch, tin cậy của BCTC.

- Nhân tố thứ 2: Cơng ty kiểm tốn

Cơng ty kiểm tốn khơng có ý nghĩa trong mơ hình hồi quy. Tuy nhiên trong

kiểm định tương quan kết quả cho thấy cơng ty có kiểm tốn bởi Big4 (bao gồm các cơng ty KPMG, Deloitte, PwC, EY) có độ tin cậy cao hơn cơng ty Non-Big4, nó cũng trùng với nghiên cứu của Dopuch và Simunic có sự khác nhau giữa chất lượng kiểm tốn được ở cơng ty kiểm tốn khác nhau. Trong mẫu khảo sát nghiên cứu của tác giả thì có 52/86 CTNY thực hiện việc lựa chọn kiểm toán bởi Big4 cho thấy các công ty cũng tin tưởng trong việc lựa chọn một cơng ty kiểm tốn uy tín để mang lại ĐTC và chất lượng cho báo cáo của cơng ty mình đối với người sử dụng.

Theo lý thuyết thơng tin hữu ích do tính mất cân đối thơng tin giữa các đối tượng bên ngoài và bên trong doanh nghiệp, nên các BCTC đáng tin cậy thường là những báo cáo được kiểm tốn bởi các cơng ty lớn. Nó cũng trùng với kết quả nghiên cứu của Bhayani (2012) cho rằng việc lựa chọn một cơng ty lớn thì chất lượng thơng tin sẽ mang tính minh bạch, trung thực và khách quan.

- Nhân tố thứ 3: Lợi nhuận

Lợi nhuận được đo lường bằng LNST/ Tổng tài sản. Biến này có ý nghĩa đối

với mơ hình hồi quy nghiên cứu. Lý thuyết đại diện cho thấy cơng ty có lợi nhuận cao thì nhà quản trị muốn công bố thông tin nhiều hơn nhằm thu hút nhà đầu tư, nâng cao giá trị công ty. Kết quả nghiên cứu cho thấy giữa chỉ tiêu lợi nhuận và độ tin cậy BCTC có sự tương quan ngược chiều với nhau nó trái với nghiên cứu của Singhvi về mối quan hệ thuận chiều giữa lợi nhuận và thông tin được công bố. Từ kết quả nghiên cứu ta cũng có thể nhận thấy rằng nhiều cơng ty cũng có xu hướng che dấu những thơng tin bất lợi về lợi nhuận của công ty trước những NĐT, chủ nợ hay người sử

63

- Nhân tố thứ 4: Tự lực về tài chính

Tự lực về tài chính được đo lường dựa trên tỉ suất VCSH/ Tổng tài sản

Theo kết quả nghiên cứu về sự tương quan của tác giả thì giữa chỉ tiêu Tự lực về tài chính và Độ tin cậy BCTC có mối tương quan nghịch với nhau và nó trái với nghiên cứu Archambault (2003) về việc khơng có mối liên hệ giữa tính Tự lực về tài chính với việc cơng bố thơng tin của doanh nghiệp. Tuy nhiên biến này khơng có ý nghĩa trong mơ hình hồi quy.

- Nhân tố thứ 5: Địn bẩy tài chính

Địn bẩy tài chính được xác định Tổng Nợ phải trả/ Tổng tài sản, nó có ảnh

hưởng thuận chiều đối với độ tin cậy của BCTC. Biến có ý nghĩa trong việc kiểm định tương quan cũng như có ý nghĩa trong mơ hình hồi quy. Với những doanh nghiệp có tính thanh khoản thấp có xu hướng cơng bố thông tin nhiều hơn, nhằm tạo niềm tin đối với nhà đầu tư. Bên cạnh đó nghiên cứu có kết quả trái ngược với nghiên cứu của Fama và Miller về việc chủ động công bố thơng tin khi cơng ty có địn bẩy tài chính cao. Theo nghiên cứu của Meek và cộng sự (1995) nghiên cứu về mức độ công bố thơng tin và địn bẩy tài chính cũng cho thấy có mối quan hệ ngược chiều.

64

TÓM TẮT CHƯƠNG 4

Trong chương 4, tác giả đã trình bày sơ lược tổng quan về nhóm cơng ty VN100 và thực trạng về độ tin cậy của các cơng ty thuộc nhóm VN100.

Thực hiện các phương pháp thống kê mơ tả, phân tích tương quan giữa các biến, mơ hình hời quy và từ đó đưa ra nhận xét đánh giá về sự phù hợp của mơ hình. Thơng qua kết quả của mơ hình tác giả thấy được có hai biến thể hiện rõ sự ảnh hưởng đến ĐTC của BCTC giữa niên độ là Lợi nhuận và Địn bẩy tài chính. Trong đó Lợi nhuận có mối quan hệ ngược chiều và Địn bẩy tài chính có mới quan hệ cùng chiều.

Từ kết quả có được tác giả dùng so sánh với các nghiên cứu đã được thực hiện trước đây và từ đó làm cơ sở để đưa ra kết luận và hàm ý nghiên cứu trong chương tiếp theo.

65

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến độ tin cậy báo cáo tài chính giữa niên độ của các công ty được niêm yết thuộc nhóm VN100 (Trang 72 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)