CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ HÀM Ý CHÍNH SÁCH
5.2. Một số hàm ý chính sách
Đề tài nghiên cứu về ảnh hưởng của thận trọng kế tốn đến giá trị thích hợp thơng tin bằng chứng thực nghiệm đối với các DNNVV trên địa bàn TP.HCM tại Việt Nam giai đoạn 2014-2018 đã chứng minh có tồn tại một mối quan hệ giữa thận trọng kế tốn và giá trị thích hợp của thơng tin kế tốn. Nghiên cứu chỉ ra rằng, giá trị thích hợp của thông tin tăng lên đối với các cơng ty có mức độ thận trọng kế tốn cao. Điều đó cho thấy sự thay đổi trong phiên bản 2018 của IASB là đưa ra định nghĩa thận trọng là mức độ cẩn thận khi thực hiện các xét đoán trong các điều kiện không chắc chắn và tin rằng nguyên tắc thận trọng là hỗ trợ cho tính trung lập (trong đặc điểm trình bày hợp lý) là cần thiết.
5.2.1. Đối với cơ quan quản lý Nhà nước
Mặc dù kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng trong phạm vi nghiên cứu là các DNNVV thì mức độ thận trọng kế tốn và giá trị thích hợp thơng tin có mối quan hệ cùng chiều. Điều đó cho thấy, thận trọng kế toán là cần thiết trọng việc lập và trình bày thơng tin trên BCTC. Tuy nhiên, việc kiểm sốt cung cấp thơng tin tài chính của các DNNVV hiện nay mới chỉ dừng lại ở việc phục vụ cho các pháp lệnh về thuế để đảm bảo cho thu ngân sách, chứ chưa có các quy định cứng rắn trong việc cung cấp thơng tin tài chính cho các đối tượng ngồi DN. Ngồi ra IASB cũng đã ban hành IFRS for SMEs trên nguyên tắc tơn trọng giá trị hợp lý. Song song đó để tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho các DNNVV, trong việc áp dụng và thực hiện chế độ kế toán DN, Bộ Tài chính đã ban hành TT 133/2016/TT-BTC, hướng dẫn chế độ kế tốn dành riêng cho loại hình DNNVV nhưng khơng hạn chế loại hình này áp dụng chế độ kế tốn theo Thơng tư 200/2015/TT-BTC, trên cơ sở tôn trọng giá trị hợp lý trong giải quyết xung đột với giá trị gốc khi hạch tốn kế tốn. Vì vậy, Nhà nước mà cụ thể là Bộ Tài chính nên có những tính tốn thận trọng trong việc áp dụng nguyên tắc thận trọng kế toán trong ban hành các chế độ kế tốn nhất là đối với loại hình DNNVV.
Kết quả nghiên cứu thông qua hệ số hiệu chỉnh R2 của các mơ hình đo lường giá trị thích hợp thông tin dù vẫn lớn hơn 0 nghĩa là vẫn đảm bảo cho sự giải thích biến phụ thuộc bởi biến độc lập là có ý nghĩa nhưng ở mức thấp. Điều đó cho thấy tính thích hợp của thơng tin kế tốn cịn thấp, giá trị ghi sổ của vốn chủ chưa phản ánh hết giá trị thị trường của nó dẫn đến thơng tin kế tốn trình bày giá trị tài sản thực của doanh nghiệp trên báo cáo tài chính chưa được phản ánh đầy đủ. Xét rằng, Bộ Tài Chính cần đẩy mạnh hồn thiện lại 26 chuẩn mực kế tốn Việt Nam thậm chí xây dựng riêng khung pháp lý cho loại hình DNNVV trên cơ sở sửa đổi, bổ sung và cập nhật có chọn lọc những nội dung mới của IFRS và có xét đến IFRS for SMEs, phù hợp với sự phát triển kinh tế và trình độ quản lý của Việt Nam và có xem xét đến vai trị của các DNNVV trong phát triển kinh tế địa phương cũng như trình độ quản lý và tư duy quản trị của các nhà điều hành DNNVV. Từ đó, hồn thiện dần chất lượng báo cáo tài chính của DNNVV bằng việc đề cao trách nhiệm giải trình, trách nhiệm cung cấp thơng tin kế tốn cho đối tượng ngồi DN, cung cấp cho người sử dụng báo cáo tài chính nhiều thơng tin hữu ích nhằm thúc đẩy sự liên thông với thị trường vốn của các DNNVV với các chủ nợ.
5.2.2. Đối với các DNNVV
Để tồn tại và phát triển vững chắc trong thời kỳ hội nhập, các DNNVV cần xác định rõ vai trò và vị trí của mình trong phát triển kinh tế địa phương tiến đến phát triển và hội nhập thế giới hướng tới tồn cầu hóa. Muốn vậy DN cần đảm bảo thực thi các chuẩn mực kinh doanh nói chung và chuẩn mực về kế tốn nói riêng, đảm bảo hạch toán kế toán đầy đủ kịp thời để cung cấp thơng tin thích hợp cho người dùng báo cáo bên ngồi. Cụ thể DNNVV cần chú trọng trong cơng tác kế tốn và lập báo cáo tài chính khi thị trường xuất hiện các thông tin xấu nhưng cũng cần đảm bảo phản ánh trung thực hợp lý giá trị tài sản của DN, nghĩa là các DNNVV cần tạo được sự cân xứng trong việc xử lý và cung cấp thông tin trên cơ sở tuân thủ các quy định của Luật kế toán và các văn bản dưới luật. Cụ thể, không khai khống thu nhập và tài sản, và ngược lại không khai thiếu nợ phải trả và chi phí khi xét đốn các ước tính trong điều kiện khơng chắc chắn, nhằm cung cấp một báo cáo kế toán trung thực hợp lý cho các đối tượng ngoài DN thúc đẩy ra quyết định của
chủ sở hữu, nhà đầu tư; cũng như quyết định cho vay của các chủ nợ thúc đẩy DNNVV tiếp cận với nguồn vốn bên ngoài DN bao gồm nguồn vốn trong nước và quốc tế..
5.2.3. Đối với nhà đầu tư, chủ nợ
Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng: Tồn tại thận trọng kế toán trong giá trị thích hợp thơng tin ln là cần thiết đối với nhà đầu tư và chủ nợ. Nó làm giảm chi phí ủy nhiệm trong mối quan hệ giữa nhà đầu tư với nhà quản trị; đồng thời hạn chế sự bất cân xứng thông tin cho các chủ nợ nhằm hạn chế rủi ro trong việc thu hồi nợ gốc và lãi. Sự bất cân xứng thông tin khiến cho thông tin về giá trị tài sản đã không còn được phản ánh trung thực trên báo cáo tài chính. Điều này buộc các nhà đầu tư và chủ nợ cần phân tích báo cáo tài chính trên nguyên tắc thận trọng để có thể đánh giá triển vọng kinh doanh của doanh nghiệp và định giá doanh nghiệp, phục vụ việc ra quyết định đầu tư hoặc cho vay của mình.