.2 8 Kiểm định ATT Đầu tư trước và trong giai đoạn mở rộng tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của mở rộng tín dụng đến quyết định đầu tư và quyết định tài trợ của các công ty niêm yết việt nam (Trang 51 - 78)

ngân hàng Doanh nghiệp có quy mơ lớn Doanh nghiệp có quy mơ nhỏ Doanh nghiệp có sở hữu Nhà nước Doanh nghiệp khơng có sở hữu Nhà nước Số công ty 858 694 1325 2594 Số quan sát matching 1 1 1 1 ATT 0.014 0.034* 0.057*** 0.052***

(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu từ phần mềm Stata 13.0)

Theo kiểm định ATT, tỷ lệ đầu tư doanh nghiệp tăng 3.4%; 5.7% và 5.2% đối với nhóm doanh nghiệp có quy mơ nhỏ, nhóm doanh nghiệp có sở hữu Nhà nước và nhóm doanh nghiệp khơng có sở hữu Nhà nước. Trong đó, nhóm doanh nghiệp có sở hữu Nhà nước có sự gia tăng tỷ lệ đầu tư trong giai đoạn mở rộng tín dụng ngân hàng cao nhất so với các nhóm cịn lại. Điều này có thể là do trong giai đoạn mở rộng tín dụng ngân hàng, Chính phủ Việt Nam thực hiện chính sách tài khóa mở rộng và đưa ra các chương trình kích thích điển hình như gói vay 30,000 tỷ các dự án nhà ở xã hội. Các dự án đầu tư này thường được Chính phủ giao cho các doanh nghiệp sở hữu Nhà nước. Do đó, các doanh nghiệp sở hữu Nhà nước sẽ tăng cường đầu tư nếu họ ở trong các ngành liên quan đến các chương trình kích thích kinh tế này. Theo mẫu nghiên cứu, có khoảng gần 30 cơng ty thuộc lĩnh vực xây dựng có sở hữu Nhà nước. Đây có thể là nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ đầu tư của nhóm doanh nghiệp có sở hữu Nhà nước tăng nhiều hơn so với các nhóm doanh nghiệp khác trong giai đoạn mở rộng tín dụng ngân hàng.

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN

5.1. Kết luận và kiến nghị 5.1.1 Kết luận 5.1.1 Kết luận

Bài nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu trưng ra bằng chứng cho thấy tác động của mở rộng tín dụng ngân hàng đến việc thực hiện quyết định đầu tư và quyết định tài trợ của các nhóm doanh nghiệp nghiên cứu, là doanh nghiêp có quy mơ nhỏ, doanh nghiệp có quy mơ lớn, doanh nghiệp sở hữu Nhà nước và doanh nghiệp khơng có sở hữu Nhà nước tại Việt Nam. Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp mô tả thống kê và phương pháp ảnh hưởng trung bình của Abadie-Imben ATT (Treatment to the treated) trên mẫu dữ liệu gồm 510 công ty trong giai đoạn 2009 – 2018. Kết quả nghiên cứu cho thấy mở rộng tín dụng ngân hàng có tác động đến quyết định đầu tư và quyết định tài trợ, với các nhóm doanh nghiệp có đặc điểm khác nhau thì tác động này cũng khác nhau.

Thứ nhất, mở rộng tín dụng ngân hàng tác động đến tỷ lệ địn bẩy tài chính

sử dụng trong cấu trúc vốn của doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu cho thấy trong suốt q trình mở rộng tín dụng, các doanh nghiệp có quy mơ lớn và doanh nghiệp sở hữu Nhà nước đã tăng 2.6% và 2.1% trong tỷ lệ địn bẩy tài chính. Trong khi đó, tác giả chưa tìm thấy tác động của mở rộng tín dụng ngân hàng đến tỷ lệ địn bẩy tài chính trong các doanh nghiệp có quy mơ nhỏ và doanh nghiệp khơng có sở hữu Nhà nước. Nguyên nhân là do các doanh nghiệp có quy mơ lớn và doanh nghiệp có sở hữu Nhà nước có nhiều lợi thế hơn về quy mô cũng như các mối quan hệ để tiếp cận với nguồn tài trợ bên ngồi, từ đó gia tăng tỷ lệ địn bẩy tài chính của doanh nghiệp.

Thứ hai, mở rộng tín dụng ngân hàng tác động đến tài trợ cho vay của các

doanh nghiệp. Nhìn chung, tác giả thấy rằng các cú sốc tích cực trong việc cung cấp tín dụng chưa thể hiện rõ vai trò trong việc sử dụng công cụ nợ của các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán ở Việt Nam.

Thứ ba, mở rộng tín dụng ngân hàng tác động đến phát hành vốn cổ phần của

doanh nghiệp. Kết quả cho thấy nhóm doanh nghiệp có quy mơ lớn, doanh nghiệp có sở hữu Nhà nước gia tăng phát hành vốn cổ phần trong giai đoạn mở rộng tín dụng ngân hàng. Tuy nhiên, ở nhóm các cơng ty có quy mơ nhỏ lại có tác động ngược lại. Điều này là do trong giai đoạn trước khi mở rộng tín dụng ngân hàng, các doanh nghiệp có quy mơ nhỏ đã phát hành đủ số cổ phiếu cần thiết để huy động vốn cho doanh nghiệp, do đó, trong giai đoạn mở rộng tín dụng, các doanh nghiệp này giảm phát hành vốn cổ phần.

Cuối cùng, mở rộng tín dụng ngân hàng cũng có tác động đến đầu tư của

doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu cho thấy nhóm doanh nghiệp có quy mơ nhỏ, nhóm doanh nghiệp có sở hữu Nhà nước và nhóm doanh nghiệp khơng có sở hữu Nhà nước đều gia tăng tỷ lệ đầu tư, trong đó, nhóm doanh nghiệp có sở hữu Nhà nước có sự gia tăng tỷ lệ đầu tư trong giai đoạn mở rộng tín dụng cao nhất so với các nhóm cịn lại. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Deng và cộng sự (2015) khi nghiên cứu này tìm thấy rằng sự gia tăng đầu tư của doanh nghiệp đã được thúc đẩy bởi sự can thiệp của Chính phủ để đầu tư nhiều hơn trong doanh nghiệp sở hữu Nhà nước nhằm đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế.

Nhìn chung, các kết quả trên hàm ý rằng việc mở rộng tín dụng ngân hàng đóng một vai trị quan trọng trong việc hoạch định quyết định tài trợ và thực hiện quyết định đầu tư của các doanh nghiệp ở Việt Nam. Những phát hiện này cũng có ý nghĩa quan trọng đối với chính sách cải cách của hệ thống ngân hàng ở Việt Nam.

5.1.2 Kiến nghị

Những kiến nghị cho các doanh nghiệp Việt Nam

- Các doanh nghiệp Việt Nam khi ra quyết định tài trợ phải có động cơ tìm kiếm, xác lập cấu trúc vốn tối ưu để tận dụng tối đa lợi thế và đảm bảo mức chi phí rẻ nhất tại mức rủi ro có thể chấp nhận được. Song hành với đó, các doanh nghiệp còn phải nắm bắt được những cơ hội, những thách thức, những khó khăn từ thị trường để điều chỉnh cấu trúc vốn cho phù hợp. Đặc biệt, các doanh nghiệp Việt

Nam đa phần khi sử dụng nợ đều sử dụng nợ từ phía vay ngân hàng. Như vậy, những thay đổi trong chính sách của hệ thống Ngân hàng đều có tác động đến các doanh nghiệp. Và một trong những thay đổi đó liên quan đến chính sách mở rộng tín dụng, từ chính sách mở rộng tín dụng ngân hàng tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp để các doanh nghiệp gia có thể tăng tỷ lệ địn bẩy tài chính để sử dụng những lợi ích từ tấm chắn thuế. Nhưng các doanh nghiệp cần cân nhắc những rủi ro khi gia tăng nợ vay ngân hàng, do vậy doanh nghiệp tận dụng những lợi thế từ phía ngân hàng mang lại cũng cần phải kiểm soát mức vay hợp lý.

Những kiến nghị cho các ngân hàng Việt Nam

Đặc thù của nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế trọng Ngân hàng, các Ngân hàng trong quá trình mở rộng tín dụng ln phải được đặt trong tương quan đánh đổi giữa rủi ro và sinh lời. Trong q trình đó, mục tiêu tăng trưởng quy mơ cấp tín dụng là mục tiêu ưu tiên, mục tiêu kiểm soát rủi ro và hiệu quả kinh doanh là hai mục tiêu kiểm soát đảm bảo khả năng sinh lời phù hợp với mục tiêu và chiến lược kinh doanh của ngân hàng trong từng thời kỳ. Do đó khi mở rộng tín dụng, các ngân hàng phải nâng cao cơng tác quản lý rủi ro tín dụng.

5.2. Hạn chế của đề tài

Bài nghiên cứu không tránh khỏi những hạn chế sau:

Thứ nhất, số lượng công ty thu thập để thực hiện hồi quy trong nghiên cứu là

không nhiều. Điều này dẫn đến kết quả nghiên cứu không thật sự đại diện cho toàn bộ thị trường.

Thứ hai, kết quả nghiên cứu chỉ mang tính đại diện cho tồn bộ thị trường

chứng khốn Việt Nam chưa có sự phân loại theo từng ngành nghề cụ thể, trong khi quyết định đầu tư và quyết định tài trợ có sự khác nhau giữa các ngành.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu Tiếng Việt:

1. Trần Ngọc Thơ, 2018. Tài chính doanh nghiệp hiện đại. TP.HCM: Nhà xuất bản thống kê.

Tài liệu Tiếng Anh:

1. Almeida, H., Campello, M., Laranjeira, B. & Weisbenner, S. 2011. Corporate debt maturity and the real effects of the 2007 credit crisis. Critical Finance Review, 1(1), 3-58

2. Cull, R. & Xu, L.C. 2003. Who gets credit? The behavior of bureaucrats and state banks in allocating credit to Chinese state-owned enterprises. Journal of Development Economics, 71(2), 533-559.

3. Diamond, D. W. 1984, Financial intermediation and delegated monitoring. The

Review of Economic Studies, 51(3), 393-414.

4. Duchin, R., Ozbas, O. & Sensoy, B.A. 2010. Costly external finance, corporate investment, and the subprime mortgage credit crisis. Journal of Financial Economics, 97(3), 418-435.

5. Erel, I., Julio, B., Kim, W. & Weisbach, M.S. 2012. Macroeconomic conditions and capital raising. Review of Financial Studies,25(2), 341-376.

6. Faulkender, M. & Petersen, M.A. 2006, Does the source of capital affect capital structure ?. Review of Financial Studies,19(1), 45-79.

7. Firth, M., Lin, C., & Wong, S. M. 2008. Leverage and investment under a state- owned bank lending environment: Evidence from China. Journal of Corporate Finance, 14(5), 642-653.

8. Hao, X., Shi, J. & Yang, J. 2014. The differential impact of the bank–firm relationship on IPO underpricing: Evidence from China. Pacific-Basin Finance

Journal, 30, 207-232.

9. Kahle, K.M. & Stulz, R.M. 2013. Access to capital, investment, and the financial crisis. Journal of Financial Economics, 110(2), 280-299.

10. Kang, J., & Stulz, R. M. 2000. Do banking shocks affect borrowing firm performance? an analysis of the Japanese experience, The Journal of Business, 73(1), 1-23.

11. Lardy, N.R. 2012. Sustaining China's economic growth after the global financial crisis. Peterson Institute for International Economics, Washington, D.C.

12. Saretto, A. & Tookes, H.E. 2013. Corporate leverage, debt maturity, and credit supply: the role of credit default swaps. Review of Financial Studies, 26(5),

1190-1247

13. Shen, Firth & Poon (2016). Credit Expansion, Corporate Finance and

Overinvestment: Recent Evidence from China, The Pacific-basin Finance

Journal, 16-27.

14. Leary, M.T. 2009. Bank loan supply, lender choice, and corporate capital structure. The Journal of Finance, 64(3), 1143-1185.

15. Lemmon, M. & Roberts, M.R. 2010. The response of corporate financing and investment to changes in the supply of credit. Journal of Financial and Quantitative Analysis, 45(3), 555-587.

16. Martin, M.F. 2012. China's banking system: issues for Congress. CRS Report for Congress, Feb 20, 2012.

17. Podpiera, R. 2006. Progress in China's Banking Sector Reform: Has Bank Behavior Changed? . IMF Working Paper, WP/06/71.

18. Song, L. 2005. Interest rate liberalization in China and the implications for non- state banking, in Yasheng Huang, Tony Saich and Edward Steinfeld, eds, Financial Sector Reform in China, Cambridge, MA: Harvard University Asia Center, 111-130.

19. Sufi, A. 2009. The real effects of debt certification: Evidence from the introduction of bank loan ratings. Review of Financial Studies, 22(4), 1659-

1691.

20. Wu, X., & Yao, J. 2012. Understanding the rise and decline of the Japanese main bank system: The changing effects of bank rent extraction. Journal of Banking & Finance, 36(1), 36-50.

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Kết quả bảng 4.1- 1

Phụ lục 2: Kết quả bảng 4.1- 2

Phụ lục 3: Kết quả bảng 4.1- 3

Phụ lục 4: Kết quả bảng 4.1- 4

Kiểm định t-test:

Phụ lục 5: Kết quả bảng 4.2- 1

Phụ lục 6: Kết quả bảng 4.2- 2

Phụ lục 7: Kết quả bảng 4.2- 3

Phụ lục 8: Kết quả bảng 4.2- 4

Phụ lục 9: Kết quả bảng 4.2- 5

Phụ lục 10: Kết quả bảng 4.2- 6

Phụ lục 11: Kết quả bảng 4.2- 7

Phụ lục 12. Kết quả bảng 4.2- 8

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của mở rộng tín dụng đến quyết định đầu tư và quyết định tài trợ của các công ty niêm yết việt nam (Trang 51 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)