Kiểm định độ tin cậy thang đo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng qua app store trên thiết bị di động của người tiêu dùng tại thành phố hồ chí minh (Trang 64 - 67)

CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.2. Kiểm định độ tin cậy thang đo

Để loại bỏ các biến không phù hợp, ta cần kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha.

Các biến có ( Item-Total Correlation ) – là hệ số tương quan biến tổng nếu < 0,3 sẽ bị loại bỏ và Cronbach’s Alpha phải từ 0,6 trở lên mới được chọn.

Theo Hồng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, (2008) thì cho rằng Cronbach’s Alpha từ 0,8 đến gần 1 là thang đo đo lường tốt, nếu từ 0,7 đến 0,8 là sử dụng được

Tác giả sử dụng thang đó gồm có 9 nhân tố: Giá trị tiêu khiển; Giá trị hữu dụng; Tiêu chuẩn xã hội; Nhận diện xã hội; Thái độ; Sự hài lịng; Tính kết dính - tính gắn kết; Cảm nhận về giá và quyết định mua hàng qua App.

Với kết quả thu được, hệ số Cronbach’s Alpha dùng để đánh giá với 312 bảng câu hỏi trong khảo sát.

Thang đo giá trị tiêu khiển gồm 4 biến quan sát là HV1, HV2, HV3 và HV4 có hệ số Cronbach’s Alpha la 0,886 đạt yêu cầu. Các hệ số tương quan biến tổng của các biến đo lường nhân tố này đều đạt tiêu chuẩn ( lớn hơn 0,3 ). Như vậy, thang đo đạt yêu cầu để đưa vào phân tích EFA tiếp theo.

5% 86% 3% 6% Thẻ ATM Chuyển khoản từ tài khoản

Giao hàng kiểm tra và thanh toán ngay Khác

Thang đo giá trị hữu dụng gồm 4 biến quan sát là UV1, UV2, UV3 và UV4 Cronbach’s Alpha là 0,761 là đạt yêu cầu. Mặt khác, hệ số tương quan biến tổng của UV2 nhỏ hơn 0,3 ( bằng 0,255). Sau khi loại biến UV2 thì hệ số cronbach alpha của nhóm này là 0,862 nên đủ

điều kiện để sử dụng cho phân tích nhân tố khám phá EFA tiếp theo.

Thang đo tiêu chuẩn xã hội gồm 3 biến quan sát là SN1, SN2 và SN3 có hệ số

Cronbach’s Alpha là 0,818 ( lớn hơn 0,6) đạt yêu cầu. Các hệ số tương quan biến tổng của các biến đo lường nhân tố này đều đạt tiêu chuẩn (lớn hơn 0,3). Nên các biến này đạt yêu cầu của thang đo và được đưa vào phân tích EFA tiếp theo.

Thang đo nhận diện xã hội gồm 4 biến quan sát là SID1, SID2, SID3 và SID4 có hệ số Cronbach’s Alpha là 0,846 ( lớn hơn 0,6) và các hệ số tương quan biến tổng đạt tiêu chuẩn ( lớn hơn 0,3); nên thang đo này đạt yêu cầu đưa vào phân tích EFA tiếp theo.

Thang đo thái độ gồm 4 biến quan sát là ATT1, ATT2, ATT3 và ATT4 có hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha là 0,641 ( lớn hơn 0,6). Tuy nhiên hệ số tương quan biến tổng của ATT4 nhỏ hơn 0,3 ( bằng 0,2). Sau khi loại biến ATT4 thì hệ số cronbach alpha của nhóm này là 0,743 nên đủ điều kiện để đưa vào phân tích EFA tiếp theo.

Thang đo sự hài lòng gồm 4 biến quan sát là SAT1, SAT2, SAT3 và SAT4 có hệ số Cronbach’s Alpha là 0,783 ( lớn hơn 0,6). Tuy nhiên, hệ số tương quan biến tổng của biến SAT2 nhỏ hơn 0,3 (0,264); Sau khi loại biến SAT2 thì hệ số cronbach alpha của nhóm này là 0,879 nên đủ điều kiện để sử dụng cho phân tích nhân tố khám phá EFA tiếp theo.

Thang đo tính kết dính – tính gắn kết gồm 4 biến quan sát là STI1, STI2, STI3 và STI4 có hệ số Cronbach Alpha là 0,777 ( lớn hơn 0,6). Tuy nhiên, hệ số tương qunan biến tổng của biến STI4 nhỏ hơn 0,3 (0,283). Sau khi loại biến STI4 thì hệ số cronbach alpha của nhóm này là 0,865 nên đủ điều kiện để sử dụng cho phân tích nhân tố khám phá EFA tiếp theo.

Thang đo cảm nhận về giá gồm 4 biến quan sát là PP1, PP2, PP3 và PP4 có hệ số

Cronbach’s Alpha là 0,812 ( lớn hơn 0,6). Do vậy, thang đo này đạt yêu cầu và các biến

được đưa vào phân tích EFA tiếp theo.

Thang đo quyết định mua hàng qua App gồm 4 biến quan sát là PD1, PD2, PD3 và PD4 có hệ số Cronbach’s Apha là 0,734 ( lớn hơn 0,6). Tuy nhiên, hệ số tương quan biến tổng

của biến PD4 nhỏ hơn 0,3 ( bằng 0,185). Sau khi loại biến PD4 thì hệ số Cronbach Alpha của nhóm này là 0,851 nên đủ điều kiện để đưa vào phân tích EFA tiếp theo.

Kết quả tính tốn hệ số Cronbach;s Alpha đối với các khái niệm nghien cứu mà tác giả

đưa ra cho thấy, hệ số này đều lớn hơn 0,6.

Bảng 4.2: Kết quả kiểm dịnh Cronbach’s Alpha

Biến quan sát thang đo nếu Trung bình loại biến

Phương sai thang

đo nếu loại biến Tương quan biến tổng

Cronbach’s Alpha nếu

loại biến

Về “Giá trị tiêu khiển” (HV) Cronbach’s Alpha = 0,886

HV1 11,06 6,948 0,813 0,829

HV2 10,94 6,916 0,804 0,832

HV3 10,79 7,783 0,706 0,870

HV4 10,82 7,818 0,685 0,878

Về “Giá trị hữu dụng” (UV) Cronbach’s Alpha = 0,862

UV1 6,48 2,926 0,714 0,834

UV3 6,31 3,217 0,764 0,786

UV4 6,47 3,118 0,744 0,801

Về “Tiêu chuẩn xã hội” (SN) Cronbach’s Alpha = 0,818

SN1 7,86 2,614 0,691 0,731

SN2 7,66 2,848 0,722 0,703

SN3 7,78 2,895 0,608 0,814

Về “Nhận diện xã hội” (SID) Cronbach’s Alpha = 0,846

SID1 12,05 4,733 0,686 0,803

SID2 12,05 4,573 0,656 0,816

SID3 12,15 4,501 0,725 0,785

SID4 12,22 4,718 0,664 0,812

Về “Thái độ” (ATT) Cronbach’s Alpha = 0,743

ATT1 7,19 2,879 0,540 0,692

ATT2 7,33 2,756 0,632 0,585

ATT3 7,25 2,913 0,537 0,695

Về “Sự hài lòng” (SAT) Cronbach’s Alpha = 0,879

SAT1 7,06 3,202 0,791 0,806

SAT3 6,92 3,390 0,794 0,804

SAT4 7,00 3,521 0,715 0,873

Về “Tính kết dính – tính gắn kết” (STI) Cronbach’s Alpha = 0,865

STI1 7,75 3,080 0,758 0,798

STI2 7,75 3,106 0,781 0,774

STI3 7,90 3,547 0,696 0,853

Biến quan sát thang đo nếu Trung bình loại biến

Phương sai thang

đo nếu loại biến Tương quan biến tổng

Cronbach’s Alpha nếu loại biến PP1 11,62 4,236 0,697 0,730 PP2 11,55 4,287 0,659 0,749 PP3 11,73 4,540 0,646 0,756 PP4 11,34 5,049 0,521 0,811

Về “Quyết định mua hàng qua App” (PD) Cronbach’s Alpha = 0,851

PD1 7,21 2,999 0,760 0,753

PD2 7,25 3,029 0,757 0,756

PD3 7,35 3,597 0,652 0,854

Nguồn: Kết quả xử lý số liệu trên SPSS

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng qua app store trên thiết bị di động của người tiêu dùng tại thành phố hồ chí minh (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)