2.3.1. Mối quan hệ giữa Quan điểm của Ban lãnh đạo và Hệ thống QLRRHĐ
Lãnh đạo là khả năng thúc đẩy sự tự tin, hỗ trợ cấp dưới và những người liên quan thực hiện mục tiêu của tổ chức (Dubrin, 1994). Vai trị chính yếu của lãnh đạo là định hướng và xây dựng chiến lược, tầm nhìn dài hạn cho tổ chức (Anderson & cộng sự, 1994). Pitinanondha (2008) cho rằng lãnh đạo trong hệ thống QLRRHĐ là nhân tố quan trọng, thể hiện khả năng quản lý để đảm bảo chiến lược kinh doanh công ty trong dài hạn. Theo nghiên cứu của AON (2014), mỗi nhà lãnh đạo cấp cao đều cần thiết phải có năng lực cân bằng giữa rủi ro và phát triển. Quản lý rủi ro nói chung tốt hay phù hợp là cân bằng được rủi ro với kinh doanh nghĩa là đặt ra khẩu vị rủi ro phù hợp với chiến lược kinh doanh từng thời kỳ.
Như vậy, cách thức thực hiện gồm: ban hành chính sách, chiến lược QLRRHĐ, thiết lập khẩu vị, hạn mức RRHĐ cho toàn ngân hàng và từng nghiệp vụ, đồng thời thiết lập và duy trì văn hóa kiểm sốt rủi ro trong tồn hệ thống. Tiêu chí đo lường mức độ ảnh hưởng của nhân tố này đến hiệu quả QLRRHĐ trong nghiên cứu này là việc ban hành chính sách, chiến lược QLRRHĐ; thiết lập và giám sát việc thực hiện khẩu vị, hạn mức RRHĐ cho toàn ngân hàng và từng nghiệp vụ; thiết lập và duy trì văn hóa kiểm sốt rủi ro trong toàn hệ thống. Giả thuyết H1 được đưa ra như sau: “Có mối liên hệ cùng chiều giữa Quan điểm của Ban Lãnh đạo cấp cao và Hiệu quả hệ thống quản lý rủi ro hoạt động”.
2.3.2. Mối quan hệ giữa Cơ cấu tổ chức QLRRHĐ và Hệ thống QLRRHĐ
Lorsch & Lawrence (1965) cho rằng cơ cấu tổ chức là việc sắp xếp các bộ phận, cá nhân và phân chia các cơng việc theo từng nhóm nhất định. Việc thực hiện đồng bộ toàn bộ kế hoạch sẽ đem lại hiệu quả cao nhằm đạt được mục tiêu mong đợi (Stank & cộng sự, 1994; Zhang, 2000). Vận hành cơ cấu tổ chức QLRRHĐ được thiết lập cần đảm bảo cơ cấu tổ chức QLRRHĐ được thực hiện theo đúng chức năng nhiệm vụ của từng cá nhân/ đơn vị và mỗi cá nhân, đơn vị đáp ứng được
Theo Basel II và Thơng tư 13 thì Cơ cấu tổ chức QLRRHĐ gồm có: UBQLRR trực thuộc HĐQT; Hội đồng rủi ro trực thuộc Tổng giám đốc; 3 tuyến bảo vệ độc lập (Tuyến bảo vệ thứ 1: gồm bộ phận kinh doanh, bộ phận nhân sự, kế toán; Tuyến bảo vệ thứ 2: Bộ phận tuân thủ và bộ phận QLRR; Tuyến bảo vệ thứ 3: kiểm toán nội bộ). Như vậy, tiêu chí đo lường mức độ ảnh hưởng của nhân tố này đến hiệu quả QLRRHĐ bao gồm: Thiết lập vai trò, chức năng rõ ràng; Năng lực, kinh nghiệm của từng vị trí; Vận hành các chức năng nhiệm vụ theo đúng cơ cấu tổ chức đã thiết lập. Giả thuyết H2 được đưa ra như sau: “Có mối liên hệ cùng chiều giữa Cơ cấu tổ chức và Hiệu quả hệ thống quản lý rủi ro hoạt động”.
2.3.3. Mối quan hệ giữa Quá trình QLRRHĐ và Hệ thống QLRRHĐ
Theo Basel II và Thơng tư 13 thì q trình QLRRHĐ là việc nhận dạng, đo lường, theo dõi và kiểm soát rủi ro hoạt động; xây dựng kế hoạch kinh doanh liên tục; xây dựng các công cụ QLRRHĐ như: (i) Thu thập dữ liệu tổn thất (LDC): để xác định dữ liệu tổn thất trong nội bộ ngân hàng và của toàn hệ thống ngân hàng, dữ liệu này rất quan trọng trong việc xây dựng và vận hành hệ thống đo lường RRHĐ, ước lượng được các rủi ro phát sinh trong tương lai, xây dựng giải pháp để hạn chế rủi ro cũng như chuyển giao rủi ro; (ii) Tự nhận diện rủi ro và đánh giá các chốt kiểm soát (RCSA): để ngân hàng thực hiện tự nhận diện rủi ro và đánh giá các biện pháp kiểm sốt hiện có trong từng nghiệp vụ nhằm xây dựng kế hoạch hành động giảm thiểu RRHĐ; (iii) Xây dựng và quản lý Chỉ số rủi ro chính (KRI): để thiết lập các chỉ số rủi ro trọng yếu, theo dõi và giám sát nhằm nhận diện, đo lường, giám sát và thực hiện các kế hoạch hành động giảm thiểu RRHĐ.
Tiêu chí đo lường mức độ ảnh hưởng của nhân tố này đến hiệu quả QLRRHĐ trong nghiên cứu bao gồm: Các chính sách, quy trình đã được thiết lập; Việc giám sát và cải tiến liên tục; Mức độ độc lập triển khai của bộ phận QLRRHĐ. Giả thuyết H3 được đưa ra như sau: “Có mối liên hệ cùng chiều giữa Quá trình quản lý và Hiệu quả hệ thống quản lý rủi ro hoạt động”.
2.3.4. Mối quan hệ giữa Hệ thống CNTT và Hệ thống QLRRHĐ
Công nghệ thông tin (CNTT) là một nhân tố quan trọng trong thời đại cơng nghệ hiện nay, nó liên quan đến tất cả các sản phẩm, dịch vụ và các lĩnh vực hoạt động khác. Yew Wong (2005) cho rằng các tổ chức cần xem xét CNTT như là một nhân tố quan trọng khi đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng tăng. Trong bối cảnh tự do hóa và tồn cầu hóa, CNTT đóng vai trị quan trọng trong việc đạt được các mục tiêu của tổ chức, nó cung cấp các dịch vụ cốt lõi giúp thực thi các chiến lược của ngân hàng, đồng thời nó cũng góp phần giúp ngân hàng ngăn chặn một phần các rủi ro trong quá trình tác nghiệp của nhân viên ngân hàng.
Tiêu chí đo lường mức độ ảnh hưởng của nhân tố này đến hiệu quả QLRRHĐ: tính đầy đủ, chính xác, kịp thời và đồng bộ của dữ liệu; đáp ứng điều kiện hoạt động liên tục của hệ thống. Giả thuyết H4 được đưa ra như sau: “Có mối liên hệ cùng chiều giữa Công nghệ thông tin và Hiệu quả hệ thống quản lý rủi ro hoạt động”.
2.3.5. Mối quan hệ giữa Đào tạo và Hệ thống QLRRHĐ
Đào tạo là việc dạy các kỹ năng thực hành hay kiến thức liên quan đến một lĩnh vực cụ thể để người học lĩnh hội và nắm vững một cách có hệ thống. Đối với QLRRHĐ thì đào tạo đóng vai trị rất quan trọng để nâng cao ý thức, trách nhiệm, tính tuân thủ của cán bộ nhân viên trong việc thực hiện đúng chức năng nhiệm vụ của mình, từ đó hạn chế sai phạm, tăng hiệu quả QLRRHĐ của ngân hàng (Cherrington, 1991). Theo Basel II, ban lãnh đạo cấp cao cần đảm bảo rằng việc đào tạo về rủi ro hoạt động được thực hiện ở tất cả các cấp trong toàn tổ chức. Việc đào tạo cần phản ánh thâm niên, vai trò và trách nhiệm của cán bộ được đào tạo.
Tiêu chí đo lường mức độ ảnh hưởng của nhân tố này đến hiệu quả QLRRHĐ bao gồm: nội dung, tần suất và việc đa dạng hình thức đào tạo. Giả thuyết H5 được đưa ra như sau: “Có mối liên hệ cùng chiều giữa Đào tạo và Hiệu quả hệ thống quản lý rủi ro hoạt động”.
2.3.6. Mối quan hệ giữa Cơ chế Truyền thông và Hệ thống QLRRHĐ
Truyền thông là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến sự thành công trong việc QLRRHĐ, trách nhiệm và nhận thức về QLRRHĐ cần được thiết lập và thơng tin cho tồn ngân hàng (Grabowski & Roberts, 1999; Carey, 2001).
Thông tư 13 của NHNN Việt Nam quy định: ngân hàng cần phải có cơ chế trao đổi thơng tin đảm bảo mọi cá nhân hiểu rõ về hệ thống QLRR, nhận thức đầy đủ về chính sách, quy trình, mục tiêu, thực hiện tốt chức trách, của mình; Việc trao đổi thông tin thực hiện 2 chiều top-down và bottom-up; Thông tin về sản phẩm mới, thị trường mới, tổn thất, gian lận, nguy cơ được truyền thông kịp thời cho các bên liên quan; Tần suất thông tin tỷ lệ thuận với mức độ rủi ro. Như vậy, với quy định trên, NHNN đã cho thấy tầm quan trọng của công tác truyền thông trong việc QLRRHĐ.
Tiêu chí đo lường mức độ ảnh hưởng của nhân tố này đến hiệu quả QLRRHĐ: hình thức, nội dung và tần suất truyền thông QLRRHĐ đến từng cá nhân trong ngân hàng. Giả thuyết H6 được đưa ra như sau: “Có mối liên hệ cùng chiều giữa Truyền thông và Hiệu quả hệ thống quản lý rủi ro hoạt động”.