CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2 Mơ hình và giả thuyết nghiên cứu
3.2.2 Phát triền giả thuyết nghiên cứu
Độ tuổi công ty
Các công ty sẽ cải thiện báo cáo tài chính theo thời gian và là một biến mới nên đưa vào mơ hình theo Camfferman và Cooke (2002). Biến độ tuổi của công ty đã được đưa vào một số nghiên cứu như: Owasu và Ansaj (1998), Akhtaruddin (2005), Alsaeed (2006). Có ba nguyên nhân giải thích sự ảnh hưởng của độ tuổi cơng ty đến công bố thông tin trong nghiên cứu của Owusu (1998): các công ty mới niêm yết phải chịu sự cạnh tranh; chi phí của việc thu thập dữ liệu; Và các công ty mới thường thiếu thông tin tốt để đưa vào báo cáo. Trong nghiên cứu của Akhtaruddin (2005) ở Banglades, các công ty lâu năm nhiều kinh nghiệm sẽ công bố thông tin nhiều hơn để cải thiện danh tiếng và hình ảnh trên thị trường. Độ tuổi công ty trong bài nghiên cứu dựa theo số năm niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán. Dựa trên các thảo luận trên, bài nghiên cứu đặt ra và kiểm định giả thuyết sau:
H1: Độ tuổi cơng ty tác động tích cực đến mức độ công bố thông tin.
Quy mô công ty
Các nghiên cứu trước đã tìm ra nhiều bằng chứng mối quan hệ tích cực giữa quy mơ của cơng ty và mức độ công bố thông tin. Nhiều lý do đã được đưa ra để giải thích một mối quan hệ trên. Theo Buzby (1975), thu thập, chuẩn bị và tiết lộ thông tin dưới dạng báo cáo hàng năm là một q trình tốn kém. Do đó, việc xuất bản một báo cáo hàng năm sẽ đặt gánh nặng tài chính lên các doanh nghiệp nhỏ và chỉ các doanh nghiệp lớn mới có thể đáp ứng chi tiêu như vậy. Hơn nữa, vì các doanh nghiệp nhỏ sợ cạnh tranh, họ có xu hướng tiết lộ thơng tin ít hơn nhiều so với các cơng ty cạnh tranh lớn hơn (Singhvi và Desai, 1971; Dye, 1985a, 1985b; Craswell và Taylor, 1992; Wallace et al., 1994; Naser 1998; Naser và Al-Khatib, 2000). Các công ty lớn công bố thông tin nhiều hơn vì bị cơng chúng giám sát nhiều hơn và cũng dựa vào thị trường tài chính để huy động vốn nhiều hơn so với các công ty nhỏ và điều này khiến công ty lớn phải công bố thông tin nhiều và chi tiết, phát ra các tín hiệu tốt hơn (Ahmed và Nicholls, 1994), công bố thêm thông tin giúp công ty lớn huy động được
nguồn ngân sách với chi phí thấp hơn (Botosan,1997), cung cấp nhiều thơng tin trong báo cáo tài chính sẽ làm gia tăng sự tự tin của các nhà đầu tư (Nagina, 2005); điều này cũng có thể được giải thích bằng lý thuyết tín hiệu. Các cơng ty lớn có các nguồn lực cần thiết để thu thập, phân tích và báo cáo lượng dữ liệu lớn với chi phí tối thiểu và chi phí đại diện lớn hơn vì có lượng lớn các cổ đơng phổ thơng, vậy nên công bố thêm thông tin sẽ giúp giảm chi phí đại diện (agency cost) theo (Watts và Zimmerman, 1983; Cahan 1992; Inchausti, 1997), và cũng phù hợp với lý thuyết đại diện. Hơn nữa, vì các doanh nghiệp nhỏ sợ cạnh tranh, họ có xu hướng tiết lộ thơng tin ít hơn nhiều so với các công ty lớn hơn (Singhvi và Desai, 1971; Dye, 1985a, 1985b; Craswell và Taylor, 1992; Wallace et al., 1994; Naser 1998; Naser và Al- Khatib, 2000). Tuy nhiên cũng có lập luận phản đối. Jensen và Meckling (1976) đã đưa ra lập luận phản đối cho rằng các cơng ty lớn, ngược lại, có thể có động cơ giữ lại thông tin liên quan đến giá trị để tránh các chi phí chính trị về mặt quy định làm gia tăng nghĩa vụ thuế và xã hội. Quy mơ cơng ty có thể được đo lường bằng: tài sản, số lượng nhân viên, doanh số và vốn hóa thị trường (Naser, 2002). Bài nghiên cứu này đo lường biến quy mô bằng giá trị sổ sách của tổng tài sản. Dựa trên các thảo luận trên, bài nghiên cứu đặt ra và kiểm định giả thuyết sau:
H2: Quy mơ cơng ty ảnh hưởng tích cực đến mức độ cơng bố thơng tin bẳt buộc.
Địn bầy tài chính
Các cơng ty sử dụng địn bẩy tài chính phải tiết lộ thêm thơng tin để đáp ứng nhu cầu thông tin của các chủ nợ. Lý thuyết đại diện cũng dùng để giải thích mối quan hệ giữa địn bẩy tài chính và cơng bố thơng tin, các cơng ty có tỷ lệ nợ cao trong cơ cấu nguồn vốn chi phí đại diện (agency cost) cao hơn, để giảm chi phí đại diện buộc các công ty phải công bố thông tin nhiều hơn. Jensen và Meckling (1976) lập luận rằng các mâu thuẫn về vấn đề đại diện sẽ căng thẳng hơn khi có sự hiện diện của của người nắm giữ trái phiếu trong cấu trúc vốn. Lý thuyết đại điện (agency theory) cũng dự đốn các giao ước hạn chế có thể bao gồm trong các hợp đồng vay nợ. Fama
địn bẩy tài chính nhưng Zarzeski (1996) lại cho rằng các cơng ty có tỷ lệ nợ cao có thể chia sẻ thông tin riêng với các chủ nợ, Chow và Wong-Born (1987), Wallace et al. (1994) khơng tìm thấy mối quan hệ giữa địn bẩy tài chính và cơng bố thơng tin. Các cơng ty có địn bầy cao sẽ cung cấp thông tin chi tiết hơn trong báo cáo thường niên để giảm lo lắng về sự vỡ nợ tiềm năng của các chủ nợ dài hạn và giảm chi phí đại diện (Wallace et al, 1994), điêu này cũng trùng lập quan điểm với Ahmes và Nicholls (1994). Một số nghiên cứu của Bradbury (1992); Malone et al (1993) tìm thấy mối quan hệ tích cực giữa địn bẩy tài chính và cơng bố thơng tin, tuy nhiên cũng có khá nhiều nghiên cứu khơng đưa nhân tố địn bẩy tài chính vào mơ hình như: Carson và Simnett (1997); Hossain et al (1994); Malone et al (1993); McKinnon và Dalimunthe (1993). Địn bẩy tài chính được xác định bằng tỷ lệ tổng nợ phải trả trên tổng tài sản. Dựa trên các thảo luận trên, bài nghiên cứu đặt ra và kiểm định giả thuyết sau:
H3: Địn bẩy tài chính có tác động tích cực đến mức độ cơng bố thơng tin bắt buộc
Mức độ phức tạp trong cấu trúc công ty
Biến mức độ phức tạp trong cấu trúc được đo lường bằng số lượng công ty con, công ty liên kết theo như nghiên cứu của Hosain (2009) và Uyar (2013). Nghiên cứu của Haniffa & Cooke (2002) đề xuất rằng sự phức tạp trong cấu trúc cơng ty có thể giải thích cho mức độ cơng bố thơng tin. Hossain tìm thấy mối quan hệ giữa mức độ phức tạp của công ty và công bố thông tin.
H4: Mức độ phức tạp trong cấu trúc cơng ty có tác động tích cực đến mức độ cơng bố thơng tin bắt buộc
Lợi nhuận
Lợi nhuận biên (profit margin) được tính bằng tỉ lệ lợi nhuận hoạt động trên doanh thu thuần, trong khi lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu được tính bằng cách chia thu nhập rịng cho giá trị sổ sách năm ngối của vốn chủ sở hữu. Lý thuyết tín hiệu giải thích việc các cơng ty có lợi nhuận tốt có xu hướng phát ra thị trường những
thơng tin tốt đó để phân biệt mình với các cơng ty có kết quả hoạt động kém hơn. Lợi nhuận cao hơn có thể khiến ban lãnh đạo cung cấp thêm thông tin để minh họa khả năng tối đa hóa giá trị của các cổ đơng và tăng hoa hồng cũng như giá trị cho người quản lý trong thị trường lao động cạnh tranh (Singhvi và Desai, 1971). Tương tự, nhà quản lý của cơng ty có lợi nhuận cao có thể cảm thấy tự hào về thành tích của mình và mong muốn cơng bố thêm thông tin cho công chúng để thúc đẩy ấn tượng tích cực về thành quả của cơng ty. Ngược lại, nhà quản lý của cơng ty có lợi nhuận thấp có thể cảm thấy bị đe dọa và muốn che giấu kết quả kém bằng cách tiết lộ ít thơng tin hơn (Richard, 1992). Lang và Lundholm (1993) cho rằng việc công bố thông tin bị ảnh hưởng bởi hiệu quả hoạt động của công ty và mối quan hệ giữa hiệu quả và công bố thông tin không rõ ràng. McNally et al. khơng tìm thấy mối quan hệ nào giữa phương pháp đo lường lợi nhuận và công bố thông tin ở New Zealand. Không như dự kiến, Camfferman và Cooke (2002) lại tìm thấy mối tương quan âm giữa lợi nhuận biên và công bố thông tin. Hơn nữa họ khơng tìm thấy mối quan hệ đáng kể nào giữa lợi nhuận trên vốn chủ sở hữ và mức độ công bố thơng tin. Cịn Wallace và cộng sự (1994) lại khơng tìm thấy mối quan hệ nào giữa lợi nhuận và công bố thông tin. Hầu hết các nghiên cứu dùng chỉ số ROE (Return On Equity) và ROA (Return On Assets) để đo lường biến lợi nhuận. Trong bài nghiên cứu này, tác giả sử dụng ROA để đo lường biến lợi nhuận. Dựa trên các thảo luận trên, bài nghiên cứu đặt ra và kiểm định giả thuyết sau:
H5: Lợi nhuận ảnh hưởng tích cực đến mức độ công bố thông tin bắt buộc.
Quy mơ cơng ty kiểm tốn
Chất lượng kiểm toán là một biến khó đo lường khi sử dụng để giải thích mức độ công bố thông tin. Bài nghiên cứu sử dụng ý tưởng từ các nghiên cứu trước là dùng quy mơ cơng ty kiểm tốn để đo lường chất lượng kiểm tốn.
Các cơng ty kiểm tốn được chia thành cơng ty lớn (Big 4) và nhỏ (không phải là Big 4). Cơng ty kiểm tốn lớn thì phổ biến và chấp nhận trên toàn thế giới trong khi cơng ty kiểm tốn nhỏ chỉ hoạt động trong nước. Việc phân loại công ty kiểm
đến danh tiếng và sẵn sàng hợp tác với các công công ty công bố thêm thơng tin trong báo các tài chính của họ, các cơng ty kiểm tốn nhỏ khơng có quyền lực trong việc thực hiện công bố thông tin, thay vào đó họ cố gắng đáp ứng nhu cầu khách hàng để giữ chân họ (Firth, 1979; Wallace và Naser, 1995). Hơn nữa, các cơng ty kiểm tốn lớn có liên kết quốc tế lớn hơn và được hỗ trợ từ nhiều chuyên gia khắp nơi trên thế giới (Naser và A-Khatib, 2000), do đó các cơng ty kiểm tốn thuộc Big 4 có chất lượng kiểm tốn tốt hơn các cơng ty kiểm tốn nhỏ, đảm bảo nhiều hơn cho các cổ đơng và có thể giảm được chi phí đại diện.
Tác giả De Angelo (1981) chỉ ra rằng các công ty kiểm tốn quy mơ lớn đầu tư rất nhiều để duy trì hình ảnh, tiếng tăm và về chất lượng cung cấp dịch vụ kiểm tốn so với cơng ty kiểm tốn có quy mơ nhỏ. Trong những trường hợp thiệt hại về danh tiếng, các cơng ty kiểm tốn lớn sẽ chịu thiệt hại nhiều hơn so với các công ty kiểm tốn nhỏ. Các cơng ty kiểm tốn lớn có rất nhiều khách hàng, do đó họ cũng ít phụ thuộc vào một hay những khách hàng riêng lẻ nào đó, những khách hàng có thể làm ảnh hưởng tới tính độc lập của cơng ty kiểm tốn (Theo Owusu-Ansah (1998). Chính sự độc lập này cho phép các cơng ty kiểm tốn lớn có thể ảnh hưởng và tăng độ tin cậy của báo cáo tài chính trong mắt các nhà đầu tư.
Các nghiên cứu trước đó cho thấy bằng chứng thực nghiệm về mối quan hệ giữa quy mơ cơng ty kiểm tốn và cơng bố thông tin là khá mơ hồ. Craswell và Taylor (1992), Ahmed (1995), Raffournier (1995), Mahmood (1999), Camfferman và Cooke (2002) và Nasser et al. (2002) đã tìm thấy mối quan hệ tích cực giữa giữa quy mơ cơng ty kiểm tốn và cơng bố thông tin. Cả Forker (1992) và Wallace et al. (1994) cho thấy có mối quan hệ tích cực khơng phù hợp. Ngược lại, Wallace và Naser (1995) nhận thấy mối tương quan âm đáng kể giữa mức độ công bố và quy mơ kiểm tốn.
Dựa trên các thảo luận trên, bài nghiên cứu đặt ra và kiểm định giả thuyết sau: H6: Các cơng ty được kiểm tốn bởi Big 4 sẽ công bố thông tin bắt buộc nhiều hơn.
Quản trị công ty được hiểu là thành phần hội đồng quản trị bao gồm số lượng thành viên hội đồng quản trị và số lượng thành viên độc lập cũng tương tự như các nghiên cứu trước (Hosain, 2009; Rouf, 2011; Uyar, 2014; Jouiro, 2014). Thành viên hội đồng quản trị độc lập sẽ giám sát các nhà quản lý hiệu quả. Sự tách biệt quản lý và sở hữu trong các công ty sẽ khiến nhà quản lý hướng về lợi ích của chính họ để gia tăng sự giàu có cho các cổ đông (Jensen và Meckling, 1976). Nếu tỷ lệ các thành viên hội đồng quản trị tham gia điều hành nhiều thì có khả năng họ sẽ cơng bố các thơng tin có lợi nhiều hơn và ít để ý đến lợi ích của các cổ đơng khác. HĐQT có vai trị giám sát hành vi của nhà quản lý và cơng bố thơng tin tài chính của doanh nghiệp (Gibbins et al, 1990). Nêú các thành viên HĐQT khơng tham gia điều hành thì sẽ giám sát hoạt động của các nhà quản lý tốt hơn. Chen và Jaggi (2000) cũng đã tìm thấy mối quan hệ giữa tỷ lệ các thành viên hội đồng quản trị không điều hành và công bố thông tin. Trong nghiên cứu của Byrd và Hickman (1992), giá cổ phiếu có phản ứng tích cực với các sự kiện quan trọng khi có sự ghi nhận về sự chi phối của các thành viên khơng điều hành trong HĐQT. Theo đó, tỉ lệ thành viên khơng điều hành có thể cải thiện được xung đột giữa người ủy nhiệm và người được ủy nhiệm. Dựa trên các thảo luận trên, bài nghiên cứu đặt ra và kiểm định giả thuyết sau:
H7: Tỷ lệ thành viên hội đồng độc lập có ảnh hưởng tích cực đến mức độ công bố thông tin bắt buộc.