CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.7 Thảo luận kết quả nghiên cứu
4.7.2 Thảo luận về các nhân tố tác động đến CBTT bắt buộc trên BCTN
BCTN
Bảng 4.6 : Giả thuyết và kết quả nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ CBTT bắt buộc trên BCTN của các CTNY
STT Nhân tố Biến Giả thuyết Kết quả
1 Độ tuổi công ty X1 + K
2 Quy mô công ty X2 + +
3 Địn bẩy tài chính X3 + K
4 Mức độ phức tạp trong cấu trúc công ty X4 + K
5 Lợi nhuận X5 + +
6 Quy mơ cơng ty kiểm tốn X6 + +
7 Tỷ lệ thành viên độc lập X7 + K
Trong đó: (+) : cùng chiều; (K): khơng ảnh hưởng
Nguồn: tính tốn của tác giả.
Quy mô doanh nghiệp được đo lường bằng log tổng tài sản của doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu cho thấy quy mơ doanh nghiệp có tác động cùng chiều với mức độ công bố thông tin với độ tin cậy lên tới 97%. Điều này phù hợp với lý thuyết đại diện, lý thuyết tín hiệu chi phí sở hữu và lý thuyết hợp pháp hóa. Kết quả nghiên cứu cũng trùng với kết quả của nhiều nhà nghiên cứu khác trên thế giới như: Owsu- Ansah( 1988), Meek và cộng sự (1995), Naser, K., Al‐Khatib K., & Karbhari, Y. (2002) và các nghiên cứu tại Việt Nam như nghiên cứu của Lê Trường Vinh (2008), Trịnh Thị Hợp (2016). Như vậy quy mô càng lớn mức độ công bố thông tin càng nhiều. Tuy nhiên kết của nghiên cứu này lại ngược lại với kết quả nghiên cứu của Hoàng Thị Thu Hoài (2014), Phạm Thị Thu Đông (2013), Nguyễn Thị Thu Hảo (2015) cho rằng quy mơ cơng ty khơng có ảnh hưởng đến cơng bố thơng tin.
Biến lợi nhuận có ý nghĩa thống kê và tác động cũng chiều lên mức độ công bố thông tin. Điều này phù hợp với kết quả trên thế giới của Singhvi (1968), Singshivi và Desai (1971). Đối với các kết quả nghiên cứu tại Việt Nam, kết quả bài nghiên cứu này cũng phù hợp với nghiên cứu của Lê Trường Vinh (2008), Phạm Thị Thu Đông (2013), Phạm Ngọc Vỹ An (2013), Nguyễn Công Phương & Nguyễn Thị Thanh Phương (2014), Nguyễn Thị Thu Hảo (2015), Trịnh Thị Hợp (2016). Trong nghiên cứu của Thị Thanh Phương (2013) thì biến lợi nhuận lại tác động ngược chiều lên biến CBTT. Có thể dùng lý thuyết hợp pháp hóa giải thích cho mối quan hệ ngược chiều này là do các cơng ty lớn, có mức độ sinh lời cao sẽ bị ảnh hưởng bởi các quy định này nhiều hơn, vậy nên sẽ chủ động điều chỉnh các thơng tin cơng bên ngồi nếu cảm thấy tính hợp pháp bị đe dọa. Cơng ty sẽ cảm thấy sự bất lợi của chính sách thuế hay các quy định của ngành nên sẽ công bố thơng tin ít hơn để giảm các áp lực này. Trong nghiên cứu của Hoàng Thị Thu Hồi (2014), Nguyễn Thị Lan (2018) thì lợi nhuận lại khơng có tác động đến CBTT. Điều này ngược lại với kết quả của bài nghiên cứu này. Hệ số ROA càng cao chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng hiệu quả tài sản nên cổ phiếu sẽ hấp dẫn các nhà đầu tư. Vậy nên các doanh nghiệp muốn truyền tín hiệu đến các nhà đầu tư, cổ đông nhiều hơn. Điều này cũng phù hợp với lý thuyết tín hiệu.
Biến cơng ty kiểm tốn có ý nghĩa thống kê tác động cùng chiều lên biến phụ thuộc là mức độ công bố thông tin bắt buộc trên BCTN. So sánh với các nghiên cứu trên thế giới, kết quả bài nghiên cứu này ngược lại nghiên cứu của Meek và cộng sự (1995), Owsu-Ansah( 1988), tuy nhiên lại trùng với kết quả của Nicholls và Ahmed (1994), DeAngelo (1981), Singshivi và Desai (1971). So sánh với cách nghiên cứu tại Việt Nam cho thấy kết quả bài nghiên cứu này trùng với các nghiên cứu của Trịnh Thị Hợp (2016), Nguyễn Thị Lan (2018), tuy nhiên nghiên cứu của Hoàng Thị Thu Hồi (2014), Phạm Thị Thu Đơng (2013) lại khơng tìm thấy mối liên hệ của biến quy mơ cơng ty kiểm tốn với mức độ công bố thông tin. Các công ty niêm yết dùng uy tín của các cơng ty lớn để làm cho các nhà đầu tư tin tưởng hơn vào báo cáo tài chính của cơng ty cùng với việc cơng bố đầy đủ thơng tin sẽ góp phần tích vực vào việc kêu gọi đầu tư. Hiện nay ngoài dịch vụ kiểm tốn độc lập. Các cơng ty kiểm tốn cịn cung cấp thêm dịch vụ tư vấn. Vậy nên việc sử dụng các cơng ty kiểm tốn Big 4 cũng giúp các doanh nghiệp hồn thiện báo cáo của mình hơn trước khi công bố ra cơng chúng. Kết quả của bài nghiên cứu cũng hồn toàn phù hợp với lý thuyết đại diện và lý thuyết tín hiệu.
Biến khơng có ý nghĩa thống kê.
Độ tuổi cơng ty khơng có ý nghĩa thống kê vì vậy khơng có ảnh hưởng tới mức độ công bố thông tin. Kết quả này ngược với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Phương (2013), Owusu Ansha (1998), nhưng kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Phạm Thị Thu Đông (2013), Nguyễn Công Phương & Nguyễn Thị Thanh Phương (2014). Một phần là do tác giả đã loại bớt các cơng ty mới niêm yết chưa có kinh nghiệm công bố thông tin trong mẫu. Vậy nên đối với các công ty đã niêm yết vài năm đã nắm rõ các quy định về công bố thông tin trên báo cáo thường niên. Vậy nên độ tuổi công ty cũng không ảnh hưởng đến mức độ công bố thơng tin.
Biến địn bẩy tài chính khơng có ý nghĩa thống kê . Kết quả này phù hợp với với nghiên cứu của Chow (1987, Nguyễn Công Phương & Nguyễn Thị Thanh Phương (2014), Phạm Ngọc Vỹ An (2013), Nguyễn Thị Thu Hảo (2015), Trịnh Thị Hợp (2016), Trần Thùy Uyên (2017), Nguyễn Thị Lan (2018). Tuy nhiên kết quả này lại
ngược với nghiên cứu của Naser (1998), Lê Trường Vinh (2008), Hoàng Thị Thu Hoài (2014).
Biến mức độ phức tạp trong cấu trúc cơng ty cũng khơng có ý nghĩa thống kê. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Công Phương & Nguyễn Thị Thanh Phương (2014), ngược với kết quả trên thế giới của Hossain, M., & Hammami, H. (2009)
Biến Tỷ lệ thành viên HĐQT độc lập khơng có ý nghĩa thống kê. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Hảo (2015), Trịnh Thị Hợp (2016), ngược với kết quả trên thế giới của Hossain, M., & Hammami, H. (2009), tại Việt Nam của Trần Thùy Un (2017).
TĨM TẮT CHƯƠNG 4
Chương 4 trình bày kết quả nghiên cứu theo phương pháp nghiên cứu đã được trình bày trong chương 3.
Kết quả nghiên cứu về mức độ công bố thông tin bắt buộc trên BCTN đo lường theo phương pháp chỉ số công bố thơng tin khơng có trọng số dựa theo danh mục các chỉ số công bố thông tin xây dựng ở chương 2 để chấm điểm. Với mẫu dữ liệu là 210 CTNY trên HNX dùng phương pháp thống kế mô tả cho ra kết quả các doanh nghiệp niêm yết trên HNX cơng bố thơng tin trung bình chỉ đạt 90% so với u cầu. Trong đó có doanh nghiệp chấp hành công bố thông tin trên báo cáo thường niên đầy đủ 100% nhưng cũng có những doanh nghiệp chấp hành kém nhất chỉ công bố 62.50%. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố đến mức độ CBTT bắt buộc trên BCTN cho thấy trong 7 nhân tố được đưa vào mơ hình thì chỉ có 3 nhân tố là quy mô công ty, lợi nhuận, quy mơ cơng ty kiểm tốn có ý nghĩa thống kê.
Tác giả tiến hành thảo luận và so sánh kết quả nghiên cứu này với các nghiên cứu trước đó để đánh giá thực tế về CBTT bắt buộc trên BCTN sau 3 năm thông tư 155/2015/TT_BTC đi vào thực tiễn. Kết quả nghiên cứu ở chương 4 cũng là cơ sở để tác giả đưa ra các kiến nghị sẽ được trình bày trong Chương 5.