Thống kê tần suất các phương pháp đánh giá mức độ CBTT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của các nhân tố đến sự tuân thủ công bố thông tin bắt buộc trên báo cáo thường niên của các doanh nghiệp niêm yết trên HNX (Trang 50)

STT Phương pháp đo lường Tần suất %

1 Chỉ số CBTT 16 32

2 Phân tích nội dung 10 20

3 Khảo sát 7 14

4 Tần suất công bố 4 8

5 Số năm niêm yết 2 4

6 Sự kiện 2 4

7 Đo lường khác không liên quan đến BCTN

2 4

8 Sở hữu chứng chỉ tín thác 1 2

9 Dự báo của các nhà phân tích 1 2

10 Số nhà phân tích theo dõi cơng ty 1 2

11 Dự báo của quản lý 1 2

12 Độ chính xác dự báo của quản lý 1 2

13 CBTT xấu ( tốt) trong dự báo quản lý

1 2

14 Đo lường khác trong BCTN 1 2

Nguồn Hassan và Marston (2010) Kết quả cho thấy phương pháp sử dụng nhiều nhất trong khảo sát là phương pháp chỉ số công bố thông tin. Phương pháp chỉ số công bố thông tin được đa số các nước trên thế giới áp dụng là thiết lập bộ chỉ số đánh giá mức độ công thông tin. Vậy nên trong bài nghiên cứu này tác giả quyết định lựa chọn phương pháp chỉ số công bố thông tin để đo lường mức độ công bố thông tin bắt buộc trên BCTN của các doanh nghiệp niêm yết trên HNX.

Chỉ số công bố thông tin bao gồm danh sách các mục thơng tin được lựa chọn, có thể lấy trong báo cáo của công ty (Marston và Shrives, 1991). Chỉ số công bố thơng tin có thể bao gồm các mục thơng tin tự nguyện công bố hoặc bắt buộc công bố hoặc cả hai, có thể là thơng tin tài chính hoặc thơng tin phi tài chính. Các mục thơng tin trong danh sách có thể được trình bày trong các phương tiện cơng bố thông tin như BCTN, Báo cáo quản trị, Báo cáo tài chính…các báo cáo do cơng ty lập hoặc trong các báo cáo của nhà phân tích. Phương pháp chỉ số công bố thông tin là một công cụ nghiên cứu để đo lường mức độ CBTT được báo cáo trên các phương tiện công bố của CTNY theo một danh sách các mục thơng tin được chọn.

Có 2 mức độ tham gia trong việc xây dựng chỉ số CBTT của nhà nghiên cứu phụ thuộc vào mục đích nghiên cứu, bối cảnh và thiết kế nghiên cứu đó là khơng tham gia và tham gia đầy đủ. Ở mức độ không tham gia, nhà nghiên cứu sẽ dùng danh sách các chỉ mục có sẵn từ các nghiên cứu trước đó hoặc danh mục chỉ số CBTT của một số tổ chức chuyên môn. Ở mức độ tham gia đầy đủ nhà nghiên cứu sẽ tự xây dựng danh sách các chỉ mục CBTT, lựa chọn và đánh giá các chỉ mục nào cần đưa vào danh mục thông tin để đo lường.

Khơng có một phương pháp hoặc lý thuyết nào cụ thể cho việc xây dựng danh sách các chỉ mục cho chỉ số CBTT vì các loại thơng tin, các mục thông tin và số lượng các mục thông tin mỗi nghiên cứu là khác nhau. Số lượng các mục thông tin được công bố là rất lớn. Số lượng mục trong danh sách các thông tin được cơng bố có thể là 17 mục như trong nghiên cứu của (Barertt) hoặc 530 mục như trong nghiên cứu của Caig và Diga (1998). Có nhiều phương pháp đo lường mức độ công bố thông tin như phương pháp đo lường mức độ bất cân xứng thông tin, phương pháp đo lường mức độ hiệu quả của thị trường. Một trong những phương pháp được đa số các nước trên thế giới áp dụng là thiết lập bộ chỉ số đánh giá mức độ cơng thơng tin. Theo đó, bộ tiêu chí càng phản ảnh tốt các thuộc tính của cơng bố thơng tin như đề xuất của Vishwanath và Kaufmann (1999). IASB cũng cung cấp ác hướng dẫn để xác định được cơng bố thơng tin là thích hợp và chất lượng cho nhà đầu tư. Có thể kể đến một số bộ chỉ số đó lường mức độ cơng bố thông tin đang được áp dụng ở một số quốc

gia như chỉ số TDT (Transparency and Disclosure index), Chỉ số GTI (Governance and Transparency Index), Chỉ số GTI (Governance and Transparency Index) và chỉ số CIFAR (Center for International Financial Analysis and Research).

Các thơng tin có trong danh mục của chỉ số CBTT có thể được gán trọng số hoặc không gán trọng số. Trọng số được các nhà nghiên cứu gán cho các mục thông tin khác nhau thông qua khảo sát ý kiến các chun gia. Phương pháp khơng có trọng số hay cịn gọi điểm số nhị phân, trong đó các mục thơng tin được công bố sẽ cho điểm là 1, mục không được công bố sẽ cho điểm là 0. Phương pháp chỉ số có trọng số dựa trên xếp hạng tầm quan trọng chủ quan được xếp hạng bởi người nghiên cứu hoặc bởi một số người sử dụng báo cáo tài chính được khảo sát. Theo bằng chứng trong nghiên cứu trước đây của Spero (1979), Chow và Chong Bonrne (1987), Cooke (1992), Coombs & Tayib (1998) cung cấp rất nhiều dẫn chứng cho rằng khơng có sự khác biệt đáng kể nào giữa phương pháp chỉ số công bố có trọng số và khơng có trọng số. Chỉ số có trọng số cũng bị chỉ trích vì nó vốn liên quan đến sự chủ quan của người nghiên cứu hoặc người trả lời khi họ đến từ các quốc gia khác nhau hoặc khi họ có sở thích khơng xác định đối với các mục công bố cụ thể (Chanh et al., 1983).

Phương pháp chỉ số CBTT là phương pháp linh hoạt được sử dụng để đo lường mức độ cơng bố thơng tin vì nhà nghiên cứu có thể tự mình xây dựng một danh mục chỉ số công bố riêng để đáp ứng cho mục tiêu nghiên cứu. Tuy nhiên kết quả nghiên cứu chỉ có giá trị trong phạm vi mà chỉ số cơng bố thông tin tác giả xây dựng và sử dụng là thích hợp theo Hasan và Marston (2009).

2.3.3 Cách lượng hóa mức độ cơng bố thơng tin.

Trong bài nghiên cứu này tác giả không áp dụng nguyên si các danh sách chỉ mục đã được cơng bố trước đó mà tham khảo các nghiên cứu trước đó và đánh giá, xây dựng danh sách các chỉ mục CTBTT dựa theo cách xây dựng chỉ số công bố thông tin của các nhà nghiên cứu Singhvi và Desai (1971), Cooke (1989) và Hossain (2008). Tác giả định lượng mức độ công bố thông tin bắt buộc trên BCTN của các DNNY theo hai bước sau:

Bước 1: Thiết lập danh sách các chỉ mục thông tin công bố bắt buộc dựa vào các nội dung yêu cầu công bố thông tin bắt buộc trong báo cáo thường niên của các doanh nghiệp niêm yết. Lựa chọn và sắp xếp các yếu tố thơng tin thành các chỉ mục thơng tin mang tính chủ quan (phụ thuộc vào đánh giá, nhận định của tác giả). Các chỉ mục thông tin được xây dựng trong nghiên cứu này tác giả căn cứ vào các yếu tố sau:

+ Dựa trên quy định hướng dẫn lập báo cáo thường niên tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo thông tư 155/2015/TT_BCT của Bộ Tài Chính.

+ Các thơng tin có cùng tính chất (mức độ chi tiết hay tổng hợp, bản chất của thông tin) được kết hợp thành một mục tin.

+ Các mục tin có tính độc lập về bản chất được chỉ định thành một mục tin. Kết quả có 32 mục thơng tin bắt buộc cần phải cơng bố trên BCTN của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khốn Việt Nam.

Bước 2: Tính điểm cho các mục thông tin đã được thiết lập trong danh sách các chỉ mục công bố thông tin. Trong nghiên cứu này tác giả lựa chọn phương pháp đo lường khơng trọng số vì tính khách quan của nó. Tiến hành đối chiếu báo cáo thường niên thu thập được của các CTNY trên HNX so sánh với 32 chỉ mục trong danh sách, các mục thông tin có trình bày sẽ tính điểm là 1, các mục thơng tin khơng được trình bày sẽ cho điểm là 0. Đối với mỗi công ty, chỉ số công bố thông tin bắt buộc là tỷ lệ của số điểm thực tế của mỗi công ty chia cho điểm tối đa. Chỉ số công bố thông tin sẽ cho thấy mức độ tuân thủ công bố thông tin bắt buộc trên BCTN của các DNNY.

Bảng 2.2 : Danh sách cách chỉ mục CBTT bắt buộc trên BCTN

STT Các chỉ mục công bố thông tin.

1

Thông tin khái quát (Tên giao dịch, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Vốn điều lệ, Vốn đầu tư của chủ sở hữu, Địa chỉ, Số điện thoại, Số fax, Website, Mã cổ phiếu, Quá trình hình thành và phát triển).

2 Ngành nghề và địa bàn kinh doanh.

3 Thơng tin về mơ hình quản trị, tổ chức kinh doanh và bộ máy quản lý. 4 Định hướng phát triển ..

5 Các rủi ro có thể ảnh hưởng đến HĐSXKD hoặc việc thực hiện mục tiêu cơng ty.

6 Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong năm. 7 Danh sách ban điều hành, những thay đổi trong ban điều hành.

8 Số lượng cán bộ nhân viên.

9 Các thay đổi trong chính sách đối với người lao động. 10 Các khoản đầu tư lớn.

11 Công ty con, công ty liên kết. 12 Tình hình tài chính.

13

Cơ cấu cổ đông, thay đổi vốn đầu tư của chủ sở hữu: Cổ phần, cơ cấu cổ đơng, tình hình thay đổi vốn đầu tư của chủ sở hữu, giao dịch cổ phiếu quỹ và các chứng khoán khác.

14 Báo cáo tác động liên quan đến môi trường và xã hội của công ty.

15 Báo cáo và đánh giá của Ban Giám đốc về hoạt động sản xuất kinh doanh. 16 Báo cáo và đánh giá của Ban Giám đốc về tình hình tài chính.

17 Báo cáo và đánh giá của Ban Giám đốc về những cải tiến về cơ cấu tổ chức, chính sách, quản lý.

18 Báo cáo và đánh giá của Ban Giám đốc về những cải tiến về cơ cấu tổ chức, chính sách, quản lý và kế hoạch phát triển trong tương lai.

19 Báo cáo và đánh giá của Ban Giám đốc Giải trình của Ban Giám Đốc đối với ý kiến kiểm toán đối với ý kiến khơng chấp nhận tồn phần.

20 Báo cáo và đánh giá của Ban Giám đốc Giải trình của Ban Giám đốc liên quan đến trách nhiệm về môi trường và xã hội của công ty.

21 Đánh giá của hội động quản trị về các mặt hoạt động của công ty. 22 Đánh giá của hội động quản trị về hoạt động của Ban giám đốc công ty. 23 Các kế hoạch và định hướng của HĐQT.

24 Thành viên cơ cấu và hoạt động của Hội đồng quản trị. 25 Thành viên cơ cấu và hoạt động của Ban kiểm soát.

26 Thù lao và các khoản lợi ích vật chất và phi vật chất của Hội đồng quản trị, ban giám đốc và Ban kiểm soát.

27 Giao dịch cổ phiếu của cổ đông nội bộ. 28 Hợp đồng hoặc các giao dịch nội bộ.

29 Thực hiện các quy định về Quản trị công ty. 30 Báo cáo tài chính, báo cáo tài chính hợp nhất. 31 Ý kiến kiểm toán.

32 Báo cáo tài chính được kiểm tốn.

Nguồn: tác giả tự xây dựng

2.4 Các lý thuyết nền

Trong thông tư 155/2015/TT_BTC đã quy định và hướng dẫn về nội dung công bố thông tin bắt buộc trong BCTN. Tuy nhiên việc trình bày và cơng bố các thơng tin bắt buộc trên BCTN cịn phụ thuộc vào rất nhiều nhiều yếu tố khác. Vậy

các yếu tố có ảnh hưởng đến cơng bố thơng tin bắt buộc trên báo cáo thường niên của các CTNY.

2.4.1 Lý thuyết đại diện (Agency theory) Nội dung lý thuyết Nội dung lý thuyết

Lý thuyết đại diện được phát triển bởi Jensen và Meckling trong một công bố năm 1976. Lý thuyết này nghiên cứu mối quan hệ giữa bên ủy quyền (principal) và bên được ủy quyền (agent). Lý thuyết này cho rằng nhà quản lý và bên ủy quyền (cổ đơng, chủ nợ) đều muốn tối đa hóa lợi ích của mình nên sẽ hành xử theo hướng mang lại lợi ích lớn nhất cho mình.

– Quan hệ nhà quản lý và cổ đơng: Các giải pháp để giảm chi phí ủy quyền là thông qua hợp đồng giữa các cổ đông và nhà quản lý theo hướng khuyến khích nhà quản lý tối đa hóa giá trị thị trường của cơng ty và tối đa hóa lợi nhuận cơng ty. Phần lớn các kế hoạch khen thưởng này dựa trên các con số kế tốn, do đó nhà quản lý sẽ tìm cách tác động vào báo cáo tài chính thơng qua vận dụng chính sách kế tốn để đạt được mục đích được hưởng lợi cá nhân của mình.

– Quan hệ cổ đơng và chủ nợ: Để giảm chi phí ủy quyền, chủ nợ có thể đưa vào hợp đồng các điều khoản hạn chế như: kiểm soát việc chia cổ tức, kiểm soát hoạt động đầu tư, u cầu thơng tin để giám sát tình hình hoạt động doanh nghiệp. Việc sử dụng các điều khoản hạn chế nói trên phải dựa trên số liệu kế tốn của doanh nghiệp

Do đó, các nhà quản lý sẽ tìm cách vận dụng chính sách kế tốn khi lập báo cáo tài chính có lợi nhất cho doanh nghiệp khi doanh nghiệp gần đến tình trạng vi phạm hợp đồng vay.

Lý thuyết đại diện cho rằng xung đột sẽ phát sinh khi có thơng tin khơng đầy đủ và bất cân xứng giữa chủ thể và đại diện trong công ty. Cả hai bên có lợi ích khác nhau và vấn đề này được giảm thiểu bằng cách sử dụng các cơ chế thích hợp để có thể hạn chế sự phân hóa lợi ích giữa cổ đông và người quản lý công ty, thơng qua thiết lập những cơ chế đãi ngộ thích hợp cho các nhà quản trị, và thiết lập cơ chế giám

sát hiệu quả để hạn chế những hành vi khơng bình thường, tư lợi của người quản lý công ty.

Theo Healy và Palepu (2001) hợp đồng tối ưu giữa nhà quản trị với nhà đầu tư, thỏa thuận thù lao và tiền thưởng của nhà quản trị, giải pháp dung hịa lợi ích giữa nhà quản trị DN (và chủ DN) với lợi ích của nhà đầu tư bên ngồi. Những hợp đồng này thường yêu cầu DN phải sử dụng thông tin được cung cấp bởi hệ thống KTQT như: hệ thống ngân sách, thơng tin kiểm sốt chi phí, phân bổ các nguồn lực. để nhà đầu tư đánh giá sự tuân thủ những cam kết trong hợp đồng và đánh giá nhà quản trị DN có quản trị các nguồn lực của cơng ty gắn với lợi ích của nhà đầu tư bên ngồi..

Vận dụng lý thuyết đại diện trong các nghiên cứu trước đó.

Các nghiên cứu trước đó đã sử dụng lý thuyết đại diện để giải thích các nhân tố nghiên cứu bao gồm: độ tuổi công ty, quy mơ cơng ty, địn bẩy tài chính, cơng ty kiểm tốn, tỷ lệ thành viên hội đồng quản trị độc lập, mức độ phức tạp trong cấu trúc công ty.

Bảng 2.3: Tổng hợp các nghiên cứu vận dụng lý thuyết đại diện

Biến Các nghiên cứu trong nước Các nghiên cứu nước ngồi Quy mơ

cơng ty

Lê Trường Vinh (2008) + Hoàng Thị Thu Hoài (2014) Ko Nguyễn Thị Thanh Phương (2014)+

Phạm Thị Thu Đông (2013) Ko Nguyễn Thị Thu Hảo (2015) Ko Trịnh Thị Hợp (2016) +

Trần Thùy Uyên (2017) + Nguyễn Thị Lan (2018) +

Ahmed, K. and Nicholls, D (1994) +

Owusu Ansha (1998) + Naser, K., Al‐Khatib K., & Karbhari, Y. (2002) +

Patricia Teixeira Lopes, Lucsia Lima Rodrigues (2002) +

Lopes, P. T., & Rodrigues, L. L. (2007) +

Rusnah, M., & Suhaily S., & Yazkhiruni Y. (2009) +

Địn bẩy tài chính

Lê Trường Vinh (2008) + Hồng Thị Thu Hồi (2014) + Nguyễn Cơng Phương & Nguyễn Thị Thanh Phương (2014) Ko

Phạm Ngọc Vỹ An (2013) Ko Nguyễn Thị Thu Hảo (2015) Ko Trịnh Thị Hợp (2016) Ko

Trần Thùy Uyên (2017) Ko Nguyễn Thị Lan (2018) Ko

Patricia Teixeira Lopes, Lucsia Lima Rodrigues (2002) +

Lopes, P. T., & Rodrigues, L. L. (2007) +

Rusnah, M., & Suhaily S., & Yazkhiruni Y. (2009) + Aljifri et al (2014) + Tỷ lệ thành viên HĐQT độc lập

Hoàng Thị Thu Hoài (2014) + Nguyễn Thị Thanh Phương (2014)+

Nguyễn Công Phương & Nguyễn Thị Thanh Phương (2014) Ko

Nguyễn Thị Thu Hảo (2015) Ko Trịnh Thị Hợp (2016) Ko

Trần Thùy Uyên (2017) +

Chen, C. J. P., & Jaggi, B. (2000) + M. Ettredge, K. Johnstone, M. Stone, Q. Wang (2011) + Công ty kiểm tốn Hồng Thị Thu Hoài (2014) Ko Phạm Thị Thu Đông (2013) Ko Nguyễn Thị Thanh Phương (2014)+

Trịnh Thị Hợp (2016)+ Nguyễn Thị Lan (2018) +

Patton, J., & Zelenka, I. (1997) + Naser, K., Al‐Khatib, K., & Karbhari, Y. (2002) +

Mức độ phức tạp trong cấu

Nguyễn Công Phương & Nguyễn Thị Thanh Phương (2014) Ko

Hossain, M., & Hammami, H. (2009) +

trúc công ty

Độ tuổi công ty

Phạm Thị Thu Đông (2013) Ko Nguyễn Công Phương &

Nguyễn Thị Thanh Phương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của các nhân tố đến sự tuân thủ công bố thông tin bắt buộc trên báo cáo thường niên của các doanh nghiệp niêm yết trên HNX (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)