CHƢƠNG 3 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3 Phƣơng pháp chọn mẫu
Do điều kiện thời gian có hạn nên trong nghiên cứu này phương pháp chọn mẫu phi xác suất với hình thức chọn mẫu thuận tiện được sử dụng. Lý do chọn phương pháp này là vì người trả lời dễ tiếp cận và sẵn sàng trả lời phiếu điều tra cũng như ít tốn kém về thời gian, chi phí để thu thập thông tin cần nghiên cứu. Các phiếu điều tra được khảo sát trực tiếp đến đối tượng nghiên cứu.”
3.3.1 Kích cỡ mẫu
Trong EFA, kích thước mẫu thường được xác định dựa vào kích thước tối thiểu và số lượng biến quan sát đưa vào phân tích. Để sử dụng EFA, kích thước mẫu tối thiểu là 50, tốt hơn là 100 và tỷ lệ quan sát/biến quan sát là 5:1, nghĩa là
1 biến quan sát cần tối thiểu 5 quan sát, tốt nhất là 10:1 trở lên (Hair và cộng sự, 1998).“Trong nghiên cứu này, tác giả lấy kích thước mẫu theo cơng thức N ≥ 5 * x với x là số biến quan sát trong mơ hình.”
“Nghiên cứu gồm có 33 biến quan sát, như vậy kích thước mẫu tối thiểu
là 155. Để đảm bảo kích thước mẫu tối thiểu, tác giả thực hiện phát 300 phiếu khảo sát đến cán bộ, công chức đang công tác tại Ủy ban nhân dân các phường trên địa bàn Quận 3. Tổng số bảng câu hỏi khảo sát thu về là 285 phiếu. Sau khi kiểm tra có 12 phiếu khơng đạt u cầu bị loại ra (do thông tin trả lời không đầy đủ hoặc trả lời giống nhau hết). Tổng số phiếu đạt yêu cầu để thực hiện phân tích là 273 phiếu, đạt tiêu chuẩn cỡ mẫu tối thiểu.”
3.3.2 Thiết kế phiếu điều tra chính thức
Thiết kế bảng câu hỏi khảo sát gồm 2 phần: Phần 1: Thông tin cá nhân
Phần này được thiết kế nhằm thu thập các thông tin về cán bộ, công chức tham gia khảo sát như: giới tính, trình độ học vấn, vị trí cơng tác và thâm niên công tác.
Phần 2: Nội dung khảo sát
“Phần này gồm các câu hỏi liên quan đến đề tài nghiên cứu, khảo sát các
nhân tố ảnh hưởng đến động lực phụng sự công của cán bộ, công chức. Các mục hỏi được đánh giá trên thang đo Likert năm điểm (1: Hồn tồn khơng đồng ý; 2: Không đồng ý, 3: Khơng ý kiến (Trung tính); 4: Đồng ý và 5: Hồn tồn đồng ý) để đo lường 6 yếu tố tác động đến động lực phụng sự công của cán bộ, công chức khối phường trên địa bàn Quận 3.
Nhân tố Mục tiêu rõ ràng gồm 5 biến quan sát; nhân tố Sự tự chủ trong công việc gồm 5 biến quan sát; nhân tố Môi trường và điều kiện làm việc gồm 4 biến quan sát; nhân tố Vai trò của người lãnh đạo gồm 4 biến quan sát; nhân tố Cơng nhận sự đóng góp cá nhân gồm 5 biến quan sát; nhân tố Mức độ quan liêu của cơ quan gồm 3 biến quan sát và nhân tố Động lực phụng sự công gồm 7 biến quan sát.
Kết cấu bảng khảo sát gồm 2 cột. Cột bên trái bao gồm nội dung các quan sát về các yếu tố ảnh hưởng đến động lực phụng sự công. Cột bên phải là đánh giá của người tham gia trả lời phỏng vấn về mức độ quan trọng của các yếu tố.”