CHƯƠNG 5 : KẾT LUẬN VÀ CÁC KHUYẾN NGHỊ
5.2 Khuyến nghị
5.2.3 Đối với yếu tố mối quan hệ với cấp trên
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc cấp trên hỗ trợ trong các tổ chức có thể cung cấp mơi trường làm việc thuận lợi cho nhân viên, và theo đề xuất của Onnis (2015), việc giữ chân nhân viên có thể được cải thiện thơng qua các hoạt động quản lý hỗ trợ cho mỗi nhân viên. Kết quả nghiên cứu cho thấy mối quan hệ với cấp trên có mức ảnh hưởng đến sự gắn kết với tổ chức của CBCC.
Bảng 5.4. Giá trị trung bình thang đo Mối quan hệ với cấp trên
Ký hiệu Thang đo Trung bình
MQH1 Cấp trên thường xuyên hướng dẫn tôi trong công việc để
đạt hiệu suất cao. 3.74
MQH2 Cấp trên sẵn sàng lắng nghe các vấn đền liên quan đến
công việc của tôi. 3.85
MQH3 Cấp trên quan tâm, động viên và giúp đỡ tôi giải quyết
các vấn đề khó khăn trong cơng việc. 3.77 MQH4 Cấp trên góp ý, phê bình tơi một cách tế nhị và khéo léo. 3.71 MQH5 Cấp trên luôn bảo vệ quyền lợi cho tôi. 3.65 MQH6 Cấp trên xem tôi là thành viên quan trọng của cơ quan. 3.65 MQH7 Khi giao việc, cấp trên luôn cung cấp đầy đủ thông tin về
công việc. 3.69
Kết quả thống kê giá trị trung bình của thang đo Mối quan hệ với cấp trên (Bảng 5.4), MQH5, MQH6, MQH7 có giá trị trung bình thấp nhất cho thấy cấp dưới chưa hoàn toàn đồng ý với việc cấp trên có bảo vệ quyền lợi cho cấp dưới, xem cấp dưới là thành viên quan trọng của cơ quan, chưa cung cấp đủ thông tin về công việc khi giao việc cho cấp dưới. Cấp trên là người đóng vai trị trung tâm trong việc ủng hộ, hỗ trợ cho CBCC tại nơi làm việc, tăng năng suất và ý định gắn kết của CBCC. Cấp trên cần nêu cao tính kỷ luật, đạo đức hành chính, cơng vụ là việc làm cần thiết, trước hết là từ người đứng đầu các cơ quan, đơn vị và vì bản thân mỗi CBCC. Trong q trình đổi mới cải cách hành chính, mọi sự bắt đầu từ chính sự thay đổi trong nhận thức - phải thật sự đồng lịng vì việc chung, vì niềm vui của người dân và doanh nghiệp, ở nơi làm việc cần có sự ủng hộ, hỗ trợ từ cấp trên với cấp dưới, giữa các CBCC để giúp nâng cao hiệu quả thực thi công vụ.