CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.5 Đo lường giá bán điện của EVNHCMC
EVNHCMC thực hiện bán điện cho khách hàng theo bảng giá bán điện do Nhà nước quy định. Theo bảng giá bán điện của Nhà nước, giá bán điện cho khách hàng có nhiều mức giá khác nhau, tùy thuộc vào đối tượng sử dụng, khung giờ sử dụng, sản lượng điện tiêu thụ…Do đó, để thực hiện mơ tả sự biến động giá bán điện của EVNHCMC qua các năm và thực hiện phân tích, đánh giá sự ảnh hưởng của giá bán điện đến hiệu quả hoạt động, giá bán điện của EVNHCMC được quy về một mức giá chung là giá bán điện bình quân được đo lường, tính tốn bằng cơng thức sau:
Giá bán điện bình quân = (giá bán điện cho khách hàng theo cơ cấu biểu giá bán điện X sản lượng điện thương phẩm theo từng mức giá) / tổng sản lượng điện
thương phẩm trong năm
CHƯƠNG 4
GIỚI THIỆU VỀ NGÀNH ĐIỆN VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1 Tổng quan về ngành điện và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN)
Điện là nguồn nguyên liệu đầu vào cho hầu hết các ngành sản xuất và cung ứng dịch vụ trong nền kinh tế. Vì vậy ngành điện ln giữ một vai trò quan trọng là ngành cơng nghiệp hạ tầng chủ chốt góp phần phát triển nền kinh tế ổn định và bền vững.
Ngành điện Việt Nam được hình thành và phát triển hơn 60 năm, khi Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm nhà máy đèn Bờ Hồ và nhà máy điện Yên Phụ. Sau giai đoạn 1975, Nhà nước quản lý trực tiếp ngành điện, với ba Công ty điện lực miền chịu trách nhiệm sản xuất, truyền tải và phân phối trong phạm vi địa lý được giao phụ trách. Năm 1995, Các công ty điện lực được sáp nhập vào một công ty duy nhất là EVN. Bộ Năng lượng (sau này là Bộ Công thương) là cơ quan chủ quản ban hành các chính sách, quy định để thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với ngành điện.
Năm 2004, Luật điện lực được ban hành, là cơ sở pháp lý chung cho việc cải cách và cấu trúc lại ngành điện. Trọng tâm của cải cách được đặt vào hai nhiệm vụ: xây dựng thị trường điện cạnh tranh theo ba cấp độ và tái cơ cấu EVN. Năm 2013, việc tái cơ cấu được thực hiện, bắt đầu bằng việc lựa chọn và cổ phần hóa một số đơn vị phát điện thuộc EVN. Định hướng chung là EVN tiếp tục sở hữu 100% và giữ kiểm sốt hồn tồn với các nhà máy thủy điện lớn và nắm giữ cổ phần chi phối đối với các nhà máy cịn lại được cổ phần hóa. Các năm tiếp theo, các nhà máy được cổ phần hóa đã lần lượt được niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam như các công ty cổ phần đại chúng.
Hiện nay, EVN hoạt động chủ yếu như là một công ty đầu tư, không trực tiếp sản xuất hoặc cung cấp dịch vụ mà chỉ nắm giữ cổ phần chi phối hoặc sở hữu tại các công ty khác trong ngành điện. Các đơn vị trực thuộc EVN có tài khoản, chế độ quản lý và ban quản lý hoạt động riêng biệt. Trong đó, Cơng ty truyền tải điện quốc gia chịu trách nhiệm về các hoạt động của lưới điện truyền tải, các công ty Điện lực thực
hiện chức năng phân phối và bán lẻ điện có trách nhiệm quản lý tài sản lên đến cấp điện áp 110 kV, mua điện từ EVN với giá nội bộ và bán điện cho khách hàng với mức giá bán do Nhà nước quy định (Bộ Công Thương ban hành quy định về giá bán điện). Quy trình sản xuất cung ứng điện của ngành cơng nghiệp điện lực có ba khâu gồm: Khâu phát điện, khâu truyền tải điện và điều độ hệ thống điện, khâu kinh doanh và phân phối bán lẻ điện. Các khâu đều đóng vai trị quan trọng đưa nguồn điện đến người sử dụng.
Hình 4.1: Tổ chức ngành điện Việt Nam sau cải cách và tổ chức lại EVN
(Nguồn: Nguyễn Hoài Nam (2018)) Tổng nhu cầu tiêu thụ điện năng tại Việt Nam tăng qua các năm cùng với tốc độ tăng trưởng sản xuất và phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Cụ thể, tổng nhu cầu tiêu thụ điện năng tại Việt Nam năm 2018 là 192.93 tỷ kWh, so với năm 2012 là 105.33 tỷ kWh thì nhu cầu tiêu thụ điện năng tăng 87.6 tỷ kWh tức tăng 83%. Tốc độ tăng trưởng bình quân điện thương phẩm giai đoạn 2012-2018 là 10.62%.
Hình 4.2: Tốc độ tăng trưởng điện thương phẩm giai đoạn 2011-2018
(Nguồn: Tổng hợp từ tác giả) Khách hàng của ngành điện là các nhóm khách hàng thuộc năm nhóm ngành, lĩnh vực gồm: nhóm ngành nơng nghiệp; nhóm ngành cơng nghiệp – xây dựng; nhóm lĩnh vực thương mại, khách sạn và nhà hàng; lĩnh vực quản lý và tiêu dùng dân cư và các lĩnh vực hoạt động khác. Trong đó, nhu cầu sử dụng điện của ngành công nghiệp - xây dựng là cao nhất, chiếm tỷ trọng 54% tổng sản lượng điện tiêu thụ của cả nước. Tiếp theo là lĩnh vực quản lý và tiêu dùng dân cư chiếm tỷ trọng khá cao là 34%. Các ngành, lĩnh vực cịn lại có tỷ trọng tiêu thu điện năng thấp với tổng tỷ trọng là 12%.
Hình 4.3: Cơ cấu nhu cầu tiêu thụ điện theo ngành – lĩnh vực năm 2016
(Nguồn: Tổng hợp từ tác giả) 94.65 105.47 115.28 128.63 143.68 159.79 174.65 192.93 11.43% 9.30% 11.58% 11.70% 11.21% 9.30% 10.47% 0.00% 2.00% 4.00% 6.00% 8.00% 10.00% 12.00% 14.00% 0 50 100 150 200 250 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 Sản lượng điện thương phẩm (tỷ kWh) Tốc độ tăng trưởng (%)
2% 54% 6% 34% 4% Nông nghiệp
Công nghiệp - xây dựng
Thương mại và khách sạn, nhà hàng Quản lý và tiêu dùng dân cư
Vào năm 2013, Chính phủ ban hành quyết định số 63/2013/QĐ-TTg ngày 08 tháng 11 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ quy định lộ trình và các điều kiện hình thành thị trường điện cạnh tranh tại Việt Nam. Theo đó, Thị trường điện được hình thành và phát triển theo 03 cấp độ:
Cấp độ 1 – Thị trường phát điện cạnh tranh: tiếp tục thực hiện thị trường phát điện cạnh tranh đến hết năm 2014
Tại thị trường này, các đơn vị phát điện sẽ cạnh tranh bán điện cho đơn vị mua buôn điện duy nhất (Công ty mua bán điện trực thuộc EVN) trên thị trường giao ngay thông qua hợp đồng song phương. Đơn vị mua buôn điện thực hiện bán buôn lại cho các Tổng công ty Điện lực thuộc EVN. Cơ quan điều tiết điện lực chịu trách nhiệm công bố tỷ lệ điện năng mua bán hàng năm.
Cấp độ 2 – Thị trường bán bn điện cạnh tranh: thực hiện thí điểm từ năm 2015 đến năm 2016 và thực hiện hồn chỉnh thị trường bán bn điện cạnh tranh trong giai đoạn từ năm 2017 đến năm 2021.
Tại thị trường này, các Công ty phân phối điện (Tổng công ty Điện lực, công ty điện lực) hay các đơn vị bán lẻ điện và một số khách hàng lớn được quyền mua điện trực tiếp từ các đơn vị phát điện, các đơn vị bán buôn điện trên thị trường giao ngay thông qua hợp đồng song phương.
Cấp độ 3 – Thị trường bán lẻ điện cạnh tranh: thực hiện thí điểm trong giai đoạn từ năm 2021 đến năm 2023 và hoàn chỉnh thị trường từ sau năm 2023.
Tại thị trường này, các đơn vị bán lẻ điện mua điện từ các đơn vị phát điện, đơn vị bán buôn điện trên thị trường giao ngay thông qua hợp đồng song phương để bán điện cho khách hàng sử dụng điện. Đối với các khách hàng sử dụng điện được lựa chọn đơn vị bán điện cho mình hoặc mua điện trực tiếp từ thị trường.
Từ tháng 7 năm 2012, thị trường phát điện cạnh tranh đã được vận hành chính thức theo mơ hình thị trường điện tập trung và chào giá theo chi phí.
Từ năm 2016, năm 2017, thị trường bán bn điện cạnh tranh đã thực hiện thí điểm tính tốn mơ phỏng và thanh tốn trên giấy đối với 5 Tổng công ty Điện lực gồm: Tổng công ty Điện lực miền Bắc, Tổng công ty Điện lực miền Trung, Tổng công ty Điện lực miền Nam, Tổng công ty Điện lực Hà Nội và Tổng cơng ty Điện lực TP.Hồ Chí Minh. Từ tháng 1 năm 2018, 5 đơn vị này đã thực hiện thí điểm thanh tốn thật.