Cơ cấu giá bán điện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giá bán điện và hiệu quả hoạt động của tổng công ty điện lực tp hồ chí minh (Trang 47 - 49)

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.3 Giá bán điện áp dụng tại EVNHCMC

4.3.2 Cơ cấu giá bán điện

Giá bán điện được Nhà nước quy định áp dụng thống nhất trong EVN khi thực hiện bán điện cho khách hàng sử dụng điện trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam. EVNHCMC là đơn vị trực thuộc EVN nên giá bán điện cho khách hàng được áp dụng theo quy định của Nhà nước gồm hai loại: Giá bán buôn điện và giá bán lẻ điện.

Thứ nhất: Giá bán buôn điện cho khách hàng

Theo thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính (2014) về thực hiện giá bán điện, giá bán buôn điện là mức giá quy định được áp dụng khi EVN hay các Tổng công ty/Công ty điện lực thực hiện việc bán điện cho các đơn vị bán lẻ đủ điều kiện được mua buôn điện. Giá bán bn được điều chỉnh khi có sự điều chỉnh giá bán lẻ điện trên cơ sở mức trừ lùi giá bán buôn điện hiện hành nhân với mức tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) kế hoạch do quốc hội ban hành tại năm điều chỉnh giá bán lẻ điện. Hiện tại, Việt Nam có các hình thức bán bn điện cho các đơn vị bán lẻ như: bán buôn điện cho nông thôn; bán buôn điện cho khu tập thể, cụm dân cư; bán buôn điện cho các khu công nghiệp; bán buôn điện cho tổ hợp thương mại-dịch vụ-sinh hoạt; bán buôn điện cho thị trấn, huyện lỵ.

Tùy theo đối tượng sử dụng và mục đích sử dụng điện, các đơn vị bán lẻ sẽ được áp các mức giá bán bn khác nhau. Đối với mục đích bán bn điện cho sinh hoạt, các đơn vị bán lẻ sẽ được áp mức giá bán buôn theo giá bậc thang tăng dần gồm 6 bậc. Đối với việc bán buôn điện cho khu Công nghiệp, giá bán buôn do ba yếu tố tác động gồm yếu tố thứ nhất là đối tượng sử dụng (khu công nghiệp), yếu tố thứ hai là cấp điện áp (6 kV, 22kV, 110kV...) và yếu tố thứ ba là thời gian sử dụng (giờ bình thường, giờ thấp điểm, giờ cao điểm). Đối với việc bán buôn điện cho mục đích khác

(khơng bao gồm việc bán bn điện cho khu Công nghiệp) giá bán buôn được quy định thống nhất một mức giá.

Thứ hai: Giá bán lẻ điện cho khách hàng

Giá bán lẻ điện ở Việt Nam là loại giá kép nhiều giá nên được phân loại khá phong phú như:

- Đối với nhóm đối tượng khách hàng là các ngành sản xuất và kinh doanh, giá bán được tính là giá do ba yếu tố tác động gồm có: yếu tố thứ nhất là đối tượng sử dụng (các khách hàng thuộc ngành sản xuất hoặc kinh doanh), yếu tố thứ hai là cấp điện áp (6kV, 22kV, 110kV), yếu tố thứ ba là thời gian khách hàng sử dụng điện (giờ bình thường, giờ thấp điểm, giờ cao điểm). Tại mỗi nhóm yếu tố sẽ có một mức giá khác nhau.

- Đối với khách hàng thuộc khối hành chính sự nghiệp (bệnh viện, nhà trẻ, mẫu giáo, trường phổ thơng, các đơn vị hành chính sự nghiệp), giá bán điện được tính là giá do hai yếu tố tác động gồm: yếu tố thứ nhất là đối tượng khách hàng (thuộc khối hành chính sự nghiệp) và yếu tố thứ hai là cấp điện áp (dưới 6kV và từ 6kV trở lên).

- Đối với nhóm khách hàng sử dụng điện cho sinh hoạt sẽ được tính theo giá bậc thang tăng dần 6 bậc tương ứng với 6 mức kWh điện sử dụng từ thấp đến cao. Khách hàng sử dụng điện càng nhiều sẽ chịu nhiều mức giá cao hơn. Đây là một chính sách nhằm khuyến khích người tiêu dùng sử dụng điện tiết kiệm.

- Đối với nhóm khách hàng sử dụng điện sinh hoạt dùng cơng tơ thẻ trả trước thì áp dụng thống nhất một đơn giá là đồng/kWh.

Kết luận:

Tại Việt Nam, giá bán điện do Nhà nước kiểm soát và quy định, cụ thể Nhà nước quy định giá bán điện bình quân và cơ cấu biểu giá bán điện, từ đó quy định bảng giá bán lẻ điện và giá bán buôn điện cho khách hàng. Giá bán điện bình quân được định giá dựa trên chi phí đã đầu tư. Giá bán lẻ điện cho khách hàng được tính trên lượng điện năng tiêu thụ kWh, là loại giá kép nhiều giá được phân loại khá phong phú như: phân theo nhóm 3 yếu tố tác động, phân theo nhóm 2 yếu tố tác động, phân

theo biểu bậc thang tăng dần gồm 6 bậc hay quy định thống nhất một mức giá đối với khách hàng sử dụng điện sinh hoạt dùng công tơ thẻ trả trước.

Giá bán điện tại Việt Nam có một số ưu và nhược điểm như:

Về ưu điểm: Giá bán điện là công cụ quản lý Kinh tế - Xã hội của Nhà nước. Nhà nước quy định nhiều mức giá bán điện khác nhau nên giá bán điện có sự bù chéo giá giữa các nhóm khách hàng phải chịu giá điện cao với nhóm khách hàng chịu giá bán điện thấp hơn nhằm khuyến khích phát triển một số ngành nghề trọng điểm trong chiến lược phát triển kinh tế. Về mặt Xã hội, sự bù chéo giá nhằm mục tiêu hỗ trợ giá với dân cư có thu nhập thấp thơng qua biểu giá lũy tiến tăng dần 6 bậc, có nghĩa dân cư có mức thu nhập thấp sử dụng ít điện hơn sẽ mua điện với giá thấp hơn.

Về nhược điểm: Thứ nhất, các đối tượng sử dụng điện thay đổi mục đích sử dụng thường xun, tuy nhiên thơng tin về những biến động này ln có một độ trễ nhất định đối với các Công ty phân phối bán lẻ điện. Vì vậy, việc quy định nhiều mức giá bán điện với các đối tượng sử dụng khác nhau dẫn đến rủi ro các Công ty phân phối bán lẻ điện áp sai giá bán điện cho khách hàng. Thứ hai, trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, các doanh nghiệp dù sử dụng điện tiết kiệm hay lãng phí đều được áp dụng một giá điện như nhau, điều này khơng khuyến khích các doanh nghiệp đổi mới công nghệ, dây chuyền sản xuất lạc hậu tốn nhiều điện năng. Thứ ba, việc định giá bán điện dựa trên chi phí đã đầu tư chưa hướng đến việc tái sản xuất mở rộng ngành điện trong tương lai.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giá bán điện và hiệu quả hoạt động của tổng công ty điện lực tp hồ chí minh (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)