Năm Lợi nhuận ròng (Triệu đồng) Tổng tài sản bình quân (triệu đồng) Vốn chủ sở hữu bình quân
(triệu đồng) ROA ROE
2014 240,280 15,651,059 8,492,429 1.54% 2.83% 2015 491,223 18,319,629 9,285,680 2.68% 5.29% 2016 466,193 20,565,269 9,928,158 2.27% 4.70% 2017 458,404 22,767,285 10,537,240 2.01% 4.35% 2018 475,564 25,093,332 11,213,905 1.90% 4.24% (Nguồn: Tác giả tự tổng hợp) Trong giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2015, tỷ suất sinh lợi ROA đạt thấp nhất vào năm 2014 với 1.54%, cao nhất vào năm 2015 với 2.68%, sau đó giảm dần qua các năm và chỉ cịn 1.9% vào năm 2018. Đối với tỷ suất sinh lợi ROE, đạt thấp nhất vào năm 2014 với 2.83% và cao nhất vào năm 2015 với 5.29% sau đó giảm dần qua các năm và chỉ còn 4.24% vào năm 2018.
Như vậy, tỷ suất sinh lợi ROA và ROE có điểm chung đều tăng cao vào năm 2015 sau đó giảm qua các năm, để xem xét sự biến động của ROA, ROE, tác giả tính tốc độ tăng lợi nhuận rịng, tổng tài sản bình qn, vốn chủ sở hữu bình quân được kết quả như sau:
Bảng 4.5: Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận rịng, tổng tài sản bình quân và vốn chủ sở hữu bình quân
Năm
Tăng trưởng lợi nhuận ròng Tăng trưởng tổng tài sản bình quân Tăng trưởng vốn chủ sở hữu bình quân 2014 53.67% 12.42% 8.97% 2015 104.44% 17.05% 9.34% 2016 -5.10% 12.26% 6.92% 2017 -1.67% 10.71% 6.13% 2018 3.74% 10.22% 6.42% (Nguồn: Tác giả tự tổng hợp) Bảng cho 4.5 cho thấy, trong năm 2015 tổng tài sản bình quân tăng 17.05% và vốn chủ sỡ hữu bình qn tăng 9.34%, tuy nhiên lợi nhuận rịng tăng trưởng rất cao, tăng 104.44% so với năm 2014 điều này dẫn đến ROA và ROE tăng cao trong năm 2015. Lợi nhuận ròng giảm vào năm 2016, 2017 đến năm 2018 thì tăng nhẹ, tuy nhiên tổng tài sản bình quân và vốn chủ sở hữu bình quân đều tăng qua các năm, điều này khiến cho ROA và ROE đều giảm từ năm 2016 đến năm 2018.
Như vậy sự biến động lợi nhuận ròng ảnh hưởng lớn đến hiệu quả hoạt động của EVNHCMC giai đoạn 2014- 2018
4.6 Giá bán điện và hiệu quả hoạt động của EVNHCMC
Giá bán điện của EVNHCMC cho khách hàng thực hiện theo bảng giá bán điện do Nhà nước quy định. Mỗi khách hàng có giá bán điện khác nhau tùy thuộc vào mục đích sử dụng điện, lượng điện năng tiêu thụ….Vì vậy trong phần phân tích này, tác giả phân tích dựa trên giá bán điện bình qn theo năm của EVNHCMC được xác định bằng công thức:
Giá bán điện bình quân = (giá bán điện cho khách hàng theo cơ cấu biểu giá bán điện X sản lượng điện thương phẩm theo từng mức giá) / tổng sản lượng điện thương phẩm trong năm.
Giá bán điện bình quân và hiệu quả hoạt động của EVNHCMC thơng qua các chỉ tiêu ROA và ROE được tính tốn và thống kê tại bảng kê sau:
Bảng 4.6: Giá bán điện bình quân và tỷ suất sinh lợi ROA, ROE
Năm Giá bán điện bình quân (đồng/kWh) ROA ROE 2014 1,747 1.54% 2.83% 2015 1,845 2.68% 5.29% 2016 1,877 2.27% 4.70% 2017 1,875 2.01% 4.35% 2018 1,965 1.90% 4.24% (Nguồn: Tác giả tự tổng hợp) Bảng 4.6 cho thấy, giá bán điện bình qn của EVNHCMC tăng qua các năm, có sự giảm nhẹ vào năm 2017 (giảm 2 đồng so với năm 2016) sau đó tăng cao vào năm 2018. Cụ thể: Năm 2015, giá bán điện bình quân là 1,845 đồng/kWh, tăng 98 đồng/kWh tức tăng 5.6% so với năm 2014. Vào năm 2016, giá bán điện bình quân là 1,877 đồng/kWh, tăng 32 đồng/kWh tức tăng 1.7% so với năm 2015. Vào năm 2017, giá bán điện bình quân là 1,875 đồng/kWh, giảm 2 đồng/kWh tức giảm 0.1% so với năm 2016. Vào năm 2018, giá bán điện bình quân là 1,965 đồng/kWh, tăng 90 đồng/kWh tức tăng 4.8% so với năm 2017. Như vậy, trong giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2018, giá bán điện bình quân của EVNHCMC tăng cao vào 2 năm 2015 và năm 2018. Nguyên nhân dẫn đến giá bán bình quân tăng cao vào 2 năm này phải kể đến sự điều chỉnh giá bán điện của Nhà nước.
Cụ thể, trong giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2018 Nhà nước có 2 đợt điều chỉnh giá bán điện bình quân gồm:
- Vào ngày 16/03/2015 giá bán điện bình quân được điều chỉnh tăng lên 7.50% tương ứng 113.16 đồng/kWh lên mức 1,622.01 đồng/kWh
- Vào ngày 01/12/2017, giá bán điện được điều chỉnh tăng 6.08% tức 98.64 đồng/kWh lên mức 1,720.65 đồng/kWh.
Năm 2017, mặc dù có sự điều chỉnh giá bán điện bình qn nhưng do Nhà nước điều chỉnh vào tháng cuối năm tức tháng 12/2017, do đó giá bán điện bình qn của EVNHCMC sẽ bị ảnh hưởng nhiều hơn vào năm 2018.
Mặc dù giá bán điện bình quân của EVNHCMC tăng cao vào năm 2015 và năm 2018, tuy nhiên tỷ suất sinh lợi ROA và ROE chỉ tăng vào năm 2015 sau đó thì giảm dần qua các năm 2016, 2017, 2018. Như đã phân tích tại mục 4.5, sự biến động lợi nhuận ròng ảnh hưởng lớn đến hiệu quả hoạt động của EVNHCMC giai đoạn 2014- 2018. Trong các khoản lợi nhuận cấu thành lợi nhuận ròng, lợi nhuận hoạt động của EVNHCMC chiếm tỷ trọng lớn nhất và có liên quan đến yếu tố doanh thu (trong đó doanh thu = sản lượng điện thương phẩm x giá bán điện bình quân), các khoản lợi nhuận từ hoạt động tài chính và lợi nhuận khác khơng đáng kể và khơng biến động nhiều. Do đó tác giả thực hiện phân tích lợi nhuận hoạt động để làm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận hoạt động và hiệu quả hoạt động của EVNHCMC.
Lợi nhuận hoạt động của EVNHCMC được xác định bằng công thức:
Lợi nhuận hoạt động = Doanh thu – Chi phí điện mua – Chi phí phân phối điện
Trong đó:
Doanh thu = Sản lượng điện thương phẩm X giá bán điện bình quân của EVNHCMC
Chi phí điện mua gồm chi phí điện mua từ EVN và chi phí điện mua từ khách hàng thực hiện dự án điện mặt trời. Do sản lượng điện mua từ khách hàng không đáng kể nên phần chi phí điện mua này chủ yếu xét về chi phí điện mua từ EVN.
Chi phí điện mua = Sản lượng điện nhận của EVNHCMC X Giá bán buôn điện của EVN cho EVNHCMC (trong đó: Sản lượng điện nhận = Sản lượng điện thương phẩm + Sản lượng điện năng tổn thất trong quá trình phân phối)
Chi phí phân phối điện là các khoản chi phí hoạt động của EVNHCMC trong việc quản lý, vận hành phân phối điện đến khách hàng sử dụng điện. Chi phí phân phối này được EVNHCMC thực hiện theo bảng định mức chi phí và kế hoạch giao của EVN.
Số liệu thống kê, và kết quả tính tốn lợi nhuận hoạt động, doanh thu và các khoản chi phí từ năm 2014 đến năm 2018 của EVNHCMC được thể hiện qua bảng kê sau:
Bảng 4.7: Bảng kê doanh thu, chi phí và lợi nhuận hoạt động của EVNHCMC
(Đơn vị: Triệu đồng)
Năm Doanh thu
Chi phí điện mua Chi phí phân phối điện
Lợi nhuận hoạt động Số tiền Tỷ trọng trên doanh thu Số tiền Tỷ trọng trên doanh thu Số tiền Tỷ trọng trên doanh thu 2014 32,964,308 28,299,645 85.8% 4,243,392 12.9% 421,271 1.3% 2015 37,787,297 31,778,204 84.1% 5,082,795 13.4% 926,298 2.5% 2016 41,586,666 35,141,792 84.5% 5,632,527 13.5% 812,347 2.0% 2017 43,510,157 36,620,578 84.2% 6,020,981 13.8% 868,598 2.0% 2018 48,603,220 41,238,579 84.8% 6,445,393 13.3% 919,248 1.9% (Nguồn: Tác giả tự tổng hợp) Bảng 4.7 cho thấy mặc dù doanh thu tăng trưởng qua các năm nhưng lợi nhuận hoạt động của EVNHCMC tăng trong năm 2015 sau đó giảm trong năm 2016 và tăng lại trong năm 2017, 2018. Xét tỷ trọng lợi nhuận hoạt động trên doanh thu, lợi nhuận hoạt động của EVNHCMC chiếm tỷ trọng rất thấp trên doanh thu, chỉ tăng vào năm 2015 sau đó giảm trong năm 2016, giữ ổn định trong năm 2017 và sau đó giảm trong năm 2018, chi tiết như sau:
Tỷ trọng lợi nhuận hoạt động trên doanh thu đạt cao nhất vào năm 2015 với 2.5% do trong năm này tỷ trọng chi phí điện mua trên doanh thu giảm 1.7% từ mức 85.8% năm 2014 xuống còn 84.1% năm 2015.
Vào năm 2016, tỷ trọng lợi nhuận hoạt động trên doanh thu giảm 0.5% so với năm 2015 xuống cịn 2% là do tỷ trọng chi phí điện mua năm 2016 tăng 4% cùng với tỷ trọng chi phí điện phân phối tăng 1% so với năm 2015.
Vào năm 2017, mặc dù tỷ trọng chi phí điện mua giảm 3% nhưng tỷ trọng chi phí phân phối điện tăng 3%, điều này khiến cho tỷ trọng lợi nhuận hoạt động khơng đổi và duy trì ở mức 2%.
Vào năm 2018, tỷ trọng chi phi phí điện mua tăng 6% nhưng do EVNHCMC tiết kiệm chi phí định mức làm cho tỷ trọng chi phí phân phối điện giảm 5% dẫn đến tỷ trọng lợi nhuận hoạt động trên doanh thu chỉ giảm 1%.
Như vậy, nguyên nhân dẫn đến việc doanh thu tăng qua các năm nhưng tỷ trọng lợi nhuận hoạt động trên doanh thu tăng vào năm 2015 sau đó giảm qua các năm phải kể đến các yếu tố ảnh hưởng gồm chi phí điện mua và phí phí phân phối điện, cụ thể như sau:
- Chi phí điện mua: là khoản chi phí EVNHCMC bỏ ra để mua điện từ EVN nhằm phân phối lại cho khách hàng sử dụng điện. Chi phí điện mua phụ thuộc vào hai yếu tố là giá bán buôn điện của EVN cho EVNHCMC và lượng điện năng tổn thất trong quá trình phân phối điện cho khách hàng.
Trong đó, giá bán buôn điện của EVN cho EVNHCMC luôn cao hơn các Tổng công ty phân phối điện khác. Cụ thể Nhà nước quy định khung giá bán buôn điện của EVN cho EVNHCMC là cao nhất, ngay mức giá bán buôn tối thiểu cho EVNHCMC cao hơn mức giá bán buôn tối đa của EVN cho các Tổng cơng ty khác. Vì Thành phố Hồ Chí Mình là một thành phố công nghiệp với nhu cầu sử dụng điện rất cao, việc giao giá bán buôn điện nội bộ cho EVHCMC cao hơn các Tổng công ty khác nhằm mục tiêu điều tiết lợi nhuận nhằm đảm bảo thu nhập tương đối cân bằng giữa các Tổng công ty. Yếu tố thứ hai ảnh hưởng đến chi phí điện mua là sản lượng điện nhận là sản lượng điện năng tổn thất trong quá trình phân phối điện đến khách hàng sử dụng. Với sản lượng điện thương phẩm theo nhu cầu thực tế trong năm, khi tổn thất điện năng cao sẽ làm tăng sản lượng điện nhận dẫn đến chi phí điện mua tăng. Trong giai đoạn 2014-2018 sản lượng điện thương phẩm của EVNHCMC tăng nhưng tỷ lệ tổn thất điện năng đã giảm qua các năm. Với sự nỗ lực giảm tổn thất điện năng của EVNHCMC đã góp phần giảm chi phí điện mua, cụ thể như năm 2015, tỷ lệ tổn thất điện năng là 4.66% giảm 0.42% so với năm 2014 (năm 2014 là 5.08%) điều này góp phần làm cho tỷ trọng chi phí điện mua trên doanh thu giảm 1.7% so với năm 2014.
Như vậy, khi EVN tăng giá bán buôn điện nội bộ cho EVNHCMC hay khi lượng điện năng tổn thất trong quá trình phân phối điện đến khách hàng tăng, điều này dẫn
đến chi phí điện mua của EVNHCMC tăng lên làm giảm lợi nhuận hoạt động dẫn đến giảm hiệu quả hoạt động của EVNHCMC.
- Chi phí phân phối điện cũng góp phần ảnh hưởng đến lợi nhuận hoạt động của EVNHCMC. Chi phí phân phối điện là các khoản chi phí bỏ ra để vận hành hoạt động quản lý và phân phối điện đến khách hàng của EVNHCMC như các khoản chi phí: chi phí vật liệu, chi phí tiền lương, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí sửa chữa lớn, chi phí dịch vụ mua ngồi, chi phí bằng tiền khác, chi phí phát triển khách hàng…. Các khoản chi phí này được EVN giao định mức hàng năm. Khi EVNHCMC phát sinh các khoản chi phí này cao hơn định mức, kế hoạch EVN giao, điều này dẫn đến tăng chi phí hoạt động làm giảm lợi nhuận hoạt động dẫn đến giảm hiệu quả hoạt động của EVNHCMC.
Như vậy, Đối với với các ngành sản xuất, kinh doanh hàng hóa dịch vụ khác, các doanh nghiệp được chủ động trong việc tính tốn đưa ra giá cả hàng hóa bán ra nhằm đảm bảo tính cạnh tranh và gia tăng doanh thu hoạt động, đồng thời chủ động trong việc lựa chọn giá cả hợp lý cho nguồn nguyên liệu đầu vào để kiểm sốt chi phí đầu vào dẫn đến tăng lợi nhuận và tăng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Tuy nhiên đối với EVNHCMC, một Tổng công ty phân phối điện trực thuộc EVN với 100% vốn Nhà nước nên giá mua và bán điện của EVNHCMC chịu sự kiểm soát, quy định của Nhà nước. EVNHCMC bị động về giá bán điện và giá mua điện, cụ thể: do bán điện cho khách hàng theo bảng giá điện do Nhà nước quy định nên với lượng điện năng mua vào, EVNHCMC phải mua theo giá bán buôn nội bộ của EVN có sự bù chéo giá giữa các Tổng cơng ty nhằm đảm bảo cân bằng lợi nhuận giữa các khu vực phân phối điện. Do đó, lợi nhuận hoạt động của EVNHCMC đã bị điều tiết, điều này khiến cho lợi nhuận hoạt động của EVNHCMC giảm so với thực tế khi khơng có sự can thiệp bù chéo giá bán buôn điện nội bộ của EVN. Thực tế năm 2016, mặc dù doanh thu tăng trưởng 10.5% nhưng chi phí điện mua tăng 10.6% dẫn đến lợi nhuận hoạt động giảm 12.3%.
Mặc dù giá bán điện bình quân của EVNHCMC tăng góp phần tăng doanh thu qua các năm, tuy nhiên do sự bù chéo giá bán buôn điện của EVN cho EVNHCMC
khiến lợi nhuận hoạt động của EVNHCMC bị điều tiết không tăng khi giá bán điện bình quân của EVNHCMC tăng, cụ thể vào năm 2016, giá bán điện bình tăng 1.7% so với năm 2015 nhưng chi phí điện mua tăng 10.6% dẫn đến lợi nhuận hoạt động giảm 12.3%. Do EVN xây dựng giá bán buôn điện nội bộ và ban hành áp dụng cho EVNHCMC từ ngày 01 tháng 01 hàng năm dựa trên các chỉ tiêu kế hoạch gồm: giá bán điện bình quân kế hoạch, sản lượng điện thương phẩm kế hoạch, chi phí phân phối kế hoạch, lợi nhuận kế hoạch, EVN chỉ điều chỉnh giá bán buôn nội bộ trong năm khi Nhà nước điều chỉnh giá bán lẻ điện bình qn hoặc có những biến động bất thường ảnh hưởng lớn đến kết quả sản xuất kinh doanh của toàn EVN cũng như của từng Tổng cơng ty điện lực thì EVN sẽ điều chỉnh giá bán bn điện cho EVNHCMC. Do đó, khi giá bán điện bình qn thực hiện trong năm lớn hơn giá bán điện bình qn kế hoạch làm cơ sở tính giá bán bn điện nội bộ của EVN thì lợi nhuận hoạt động thực hiện của EVNHCMC sẽ cao hơn so với lợi nhuận kế hoạch. Điều này góp phần làm tăng hiệu quả hoạt động của EVNHCMC. Vì vậy giá bán điện bình qn có mối quan hệ cùng chiều với hiệu quả hoạt động của EVNHCMC.
Như vậy, lợi nhuận hoạt động của EVNHCMC cao hay thấp, tăng hay giảm so với năm trước còn tùy thuộc vào sự điều tiết lợi nhuận của EVN thông qua giá bán buôn điện nội bộ hàng năm. Tuy nhiên, khi EVNHCMC tăng giá bán điện bình quân thực hiện cao hơn giá bán điện bình quân kế hoạch làm cơ sở xây dựng giá bán buôn điện nội bộ của EVN cho EVNHCMC, thực hiện giảm tổn thất điện năng nhằm giảm chi phí điện mua, duy trì hoặc giảm chi phí phân phối điện so với định mức EVN giao thì điều này sẽ giúp EVNHCMC hồn thành và tăng lợi nhuận thực hiện so với kế hoạch dẫn đến tăng hiệu quả hoạt động.
CHƯƠNG 5
KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP 5.1 Kết luận
Bài luận văn nghiên cứu về giá bán điện và hiệu quả hoạt động của Tổng công ty Điện lực TP. Hồ Chí Minh (EVNHCMC) trong giai đoạn 5 năm, từ năm 2014 đến năm 2018. Với phương pháp nghiên cứu thống kê so sánh tổng hợp cùng nguồn dữ liệu thứ cấp được thu thập từ các báo cáo tài chính của EVNHCMC đã được kiểm tốn và các thơng tư quy định của Nhà nước về giá bán điện, kết quả nghiên cứu cho thấy:
Về giá bán điện: Giá bán điện được định giá dựa trên chi phí đã đầu tư, được