Các giả thuyết nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố tác động đến tính kịp thời báo cáo tài chính của các công ty có vốn đầu tư nước ngoài niêm yết trên sàn giao dịch HOSE (Trang 32 - 34)

CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3.1. Các giả thuyết nghiên cứu

3.3.1.1. Tỷ lệ quyền sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài.

Ngày nay, trong sự phát triển của mỗi quốc gia,vai trò của nguồn vốn từ nguồn vốn đầu tư nước ngoải ngày càng chiếm một vai trò quan trọng. Nguồn vốn đầu tư nước ngoài bao gồm hai nguồn vốn là nguồn vốn từ đầu tư trực tiếp (FDI) và nguồn vốn từ đầu tư gián tiếp (FPI). Vai trò của nguồn vốn từ nguồn vốn đầu tư trực tiếp là trực tiếp thúc đẩy sản xuất, trong khi đó vai trị của nguồn vốn đầu tư gián tiếp là phát triển thị trường tài chính theo hướng nâng cao hiệu quả hoạt

động, mở rộng quy mơ và tăng tính minh bạch,góp phần giúp cho doanh nghiệp trong nước dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn mới; vai trò quản lý của nhà nước cũng như chất lượng quản trị doanh nghiệp được nâng cao. Do đó, việc mở cửa nền kinh tế đối với thương mại và đầu tư nước ngoài của nhiều quốc gia trong những năm gần đây đem lại những thay đổi có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động quản trị doanh nghiệp.

Việc tự do hóa dịng vốn qua biên giới trong các nền kinh tế đang phát triển có ý nghĩa ở hai cấp độ. Đầu tiên, các tổ chức tài chính nước ngồi khi so sánh với các tổ chức tài chính cơng có thể có động lực cao hơn để giám sát quản lý công ty nhằm đảm bảo lợi nhuận cao hơn cho khoản đầu tư của họ. Thứ hai, các tổ chức nước ngồi có thể sở hữu công cụ hiệu quả hơn cho các nhà quản lý giám sát hơn là các tổ chức tài chính tư nhân trong nước ở các nền kinh tế đang phát triển (Khanna và Palepu, 1999). Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài giúp tăng cường hoạt động quản trị, giám sát chặt chẽ hiệu quả kinh doanh, giúp nâng cao tính minh bạch và kịp thời trong công bố thông tin (Firth và cộng sự, 2007), do đó, tác giả đưa ra giả thuyết sau:

H1: Tỷ lệ quyền sở hữu của nhà đầu tư nước ngồi mối quan hệ cùng chiều với tính kịp thời BCTC.

3.3.1.2. Lợi nhuận kinh doanh.

Một số nhà nghiên cứu đã sử dụng các dấu hiệu kinh doanh lãi lỗ như là một biến giải thích cho tính kịp thời ( Carslaw và Kaplan, 1991). Hầu hết các nghiên cứu đều chỉ ra rằng các nhà quản lý sẵn sàng báo cáo tin tốt liên quan đến lợi nhuận nhanh hơn báo cáo tin xấu về việc kinh doanh thua lỗ do tác động của tin tức đó lên giá cổ phiếu và các chỉ số khác. Các nghiên cứu trước đây ghi nhận thực tế rằng các nhà quản lý đang nhanh chóng phát hành, cơng bố tin tức (lợi nhuận) nhanh hơn so với tin xấu (mất mát) (Afify 2009 ). Nhìn chung, các cơng ty sẽ nhanh chóng hơn để phát hành “tin tốt” , tuy nhiên lại chậm trễ trong việc phát hành “tin xấu”. Tức là, tin tốt (lợi nhuận) sẽ làm giảm độ trễ báo cáo, hay làm tăng tính kịp thời BCTC. Vì vậy, giả thuyết được đưa ra trong mơ hình nghiên cứu của đề tài là:

H2: ROA có mối quan hệ cùng chiều với tính kịp thời BCTC.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố tác động đến tính kịp thời báo cáo tài chính của các công ty có vốn đầu tư nước ngoài niêm yết trên sàn giao dịch HOSE (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)