Bàn luận kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố tác động đến tính kịp thời báo cáo tài chính của các công ty có vốn đầu tư nước ngoài niêm yết trên sàn giao dịch HOSE (Trang 54 - 57)

4.3.1 .Mô tả các biến trong mơ hình

4.6. Bàn luận kết quả nghiên cứu

Biến QSH cho thấy khi tỷ lệ quyền sỡ hữu của nhà đầu tư nước ngồi trong cơng ty càng cao thì số ngày từ ngày kết thúc niên độ đến ngày ký báo cáo kiểm toán càng thấp,điều này cho thấy tính kịp thời BCTC càng cao, do đó giả thuyết H1 được chấp nhận. Kết quả này giống với nghiên cứu của Khanna và Palepu (1999), nghiên cứu của Firth và cộng sự (2007), mối quan hệ cùng chiều này được các nhà nghiên cứu này cho rằng các nhà đầu tư nước ngoài thường yêu cầu nghiêm ngặt về các hoạt động quản trị, giám sát chặt chẽ hiệu quả kinh doanh, giúp nâng cao tính minh bạch và kịp thời trong công bố thông tin.

Biến ROA cho thấy khi doanh nghiệp có lợi nhuận kinh doanh càng cao thì số

ngày từ ngày kết thúc niên độ đến ngày ký báo cáo kiểm toán càng thấp,điều này đồng nghĩa với tính kịp thời BCTC càng cao, do đó giả thuyết H2 là phù hợp. Kết quả này thống nhất với kết quả nghiên cứu trước đây của Carslaw và Kaplan (1991), Afify (2009,) khi cho rằng lợi nhuận kinh doanh sẽ có mối quan hệ thuận chiều với tính kịp thời BCTC, khi cơng ty có lợi nhuận càng cao thì cơng ty sẽ công bố thông tin càng sớm để các nhà đầu tư có thể thấy được tình trạng hoạt động tốt của công

_cons 78.41649 2.018898 38.84 0.000 74.45952 82.37346 CTKT 2.396574 .7863828 3.05 0.002 .8552924 3.937856 DB 15.12674 3.012854 5.02 0.000 9.221656 21.03183 QSH -22.83814 6.055912 -3.77 0.000 -34.70751 -10.96877 ROA -19.56164 5.958544 -3.28 0.001 -31.24017 -7.883108 NGAY Coef. Std. Err. z P>|z| [95% Conf. Interval] Prob > chi2 = 0.0000 Wald chi2(4) = 83.01 Estimated coefficients = 5 Time periods = 2 Estimated autocorrelations = 1 Number of groups = 100 Estimated covariances = 100 Number of obs = 200

ty, kì vọng sẽ thu hút nhiều nhà đầu tư hơn, giá cổ phiếu cơng ty có thể tăng lên, tận dụng các lợi thế trên thị trường cũng như các khoản thưởng cho ban giám đốc công ty và ngược lại nếu công ty thua lỗ công ty sẽ công bố chậm trễ hơn bởi nếu công bố sớm thì kì vọng sẽ ngược lại.

Biến CTKT cũng là biến có ảnh hưởng đến tính kịp thời của BCTC,ta thấy nếu

cơng ty kiểm tốn càng lớn ( thuộc nhóm Big 4 ) thì số ngày từ ngày kết thúc niên độ đến ngày ký báo cáo kiểm toán sẽ càng cao, điều này phù hợp với việc uy tín các cơng ty này thường được đánh giá cao hơn nên họ sẽ kiểm toán cẩn thận hơn, chi tiết hơn để không làm mất uy tín của họ, do đó thời gian kiểm tốn sẽ kéo dài hơn, song đa phần thời hạn kiểm toán vẫn đảm bảo theo quy định về nộp BCTC hiện nay, cụ thể trong 200 quan sát, có 113 quan sát là thuộc các cơng ty kiểm tốn Big 4 thì chỉ có 4/113 quan sát có thời gian kiểm toán lớn hơn 90 ngày, chiếm 3.54%, là các trường hợp kiểm tốn thuộc cơng ty trách nhiệm hữu hạn Ernst & Young Việt Nam: 123 ngày, kiểm tốn BCTC năm 2016 cho cơng ty Cổ phần Hồng Anh Gia Lai; 99 ngày, kiểm tốn BCTC năm 2016 cho cơng ty Cổ phần Tập đồn xây dựng Hịa Bình; 99 ngày, kiểm tốn BCTC năm 2017 cho cơng ty Cổ phần tập đồn kỹ nghệ gỗ Trường Thành; 99 ngày, kiểm toán BCTC năm 2017 cho tập Đoàn VinGroup .Kết quả này giống với kết quả của Ash Turel (2010) , thời gian kiểm tốn BCTC trung bình của các cơng ty kiểm tốn Big 4 muộn hơn các cơng ty kiểm tốn khác (trung bình khoảng 4 ngày) , do số lượng khách hàng của họ nhìu và thường là những cơng ty lớn.

Biến DB cho thấy khi các cơng ty có địn bẩy tài chính càng lớn thì số ngày từ ngày kết thúc niên độ đến ngày ký báo cáo kiểm toán càng cao, điều này có nghĩa tính kịp thời BCTC càng thấp, do đó giả thuyết H4 được chấp nhận. Kết quả này giống với các kết quả của Carslaw và Kaplan (1991), Owusu – Ansah (2000), Boonlert-U – Thai et al( 2002) khi cho rằng đòn bẩy tài chính có mối quan hệ ngược chiều với tính kịp thời BCT, khi đòn bẩy của doanh nghiệp càng lớn thì doanh nghiệp mắc nợ càng nhiều, do đó khả năng phá sản hoặc khả năng gian lận

quản lý càng cao, nên các kiểm tốn viên thường có xu hưởng kiểm toán rất chi tiết và do vậy thời gian để hồn thành cơng việc kiểm toán sẽ lâu hơn.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4

Trong chương 4 này, tác giả đã tiến hành phân tích sự ảnh hưởng đối với tính kịp thời BCTC của các nhân tố xác định được.Bước đầu tác giả tiến hành thống kê mô tả các biến, phân tích hệ số tương quan giữa các biến, kết quả cho thấy giữa các biến độc lập có mối quan hệ tương quan với biến phụ thuộc. Kết quả phân tích hồi qui cho thấy khi tỷ lệ quyền sở hửu của nhà đầu tư nước ngồi trong doanh nghiệp càng cao thì tính kịp thời BCTC càng cao, khi lợi nhuận kinh doanh càng lớn thì tính kịp thời BCTC càng cao, ngược lại khi địn bẩy của doanh nghiệp càng cao thì tính kịp thời BCTC càng thấp, và loại cơng ty kiểm tốn cũng là một nhân tố tác động đến tính kịp thời BCTC . Căn cứ vào kết quả nghiên cứu ở chương 4 này, tác giả đưa ra một số các kiến nghị nhằm góp phần nâng cao tính kịp thời BCTC các cơng ty có vốn đầu tư nước ngoài niêm yết sàn giao dịch HOSE ở chương 5.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố tác động đến tính kịp thời báo cáo tài chính của các công ty có vốn đầu tư nước ngoài niêm yết trên sàn giao dịch HOSE (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)