Các biến trong mơ hình nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh lâm đồng (Trang 42)

Ký hiệu

biến Tên biến Đo lường Kỳ vọng

Dựa theo nghiên cứu của

tác giả

NPLi,t Rủi ro tín

dụng Nợ xấu i,t/Tổng dư nợ i,t

NPLi,t-1 RRTD trong

quá khứ Nợ xấu i,t-1/Tổng dư nợ i,t-1 (+)

Foos và cộng sự (2010), Lê Phan Thị Diệu Thảo và Bùi Cơng Duy (2018) LGi,t Tốc độ tăng trưởng tín dụng

(Dư nợ i,t - Dư nợ i,t-1)/

Tổng dư nợ i,t-1 (+) Foos và cộng sự (2010), Võ Thị Quý và Bùi Ngọc Toản (2014), Lê Phan Thị Diệu Thảo và Bùi Công Duy (2018) EFFi,t Kém hiệu quả

Chi phí cho hoạt động/Thu

nhập cho hoạt động (+) Miyamoto (2014), Berger và DeYoung (1997), Nguyễn Quốc Anh và Nguyễn Hữu Thạch (2015)

INRi,t Lãi suất cho

vay Lãi suất i,t (+)

Miyamoto (2014), Nkusu (2011), Louiz và

cộng sự (2012), Castro (2013), Nguyễn Quốc Anh và Nguyễn Hữu Thạch (2015) GRDPt Tốc độ tăng trưởng kinh tế địa phương GRDPt (-) Louzis và các cộng sự (2012), Nguyễn Quốc Anh và Nguyễn Hữu Thạch (2015), Lê Phan Thị Diệu Thảo và Bùi Công Duy (2018)

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

Giả thiết nghiên cứu Biến phụ thuộc

Theo Hosmer và Lemeshow (2004), giả sử rằng biến phụ thuộc Y được mã hóa là 0, 1 và 2. Đối với ba giá trị của Y, sử dụng mơ hình logit đa biến là cần thiết. Sử dụng Y làm tham chiếu để hình thành hàm logit.

Việc thực hiện đánh giá RRTD bằng cách phân chia mức độ rủi ro thành 3 cấp độ 1, 2, 3 để thấy được rằng tương ứng với từng mức độ rủi ro tín dụng khác nhau thì các biến độc lập sẽ ảnh hưởng như thế nào đến biến phụ thuộc là RRTD.

Biến phụ thuộc trong đề tài là RRTD được đại diện bởi biến nợ xấu. Mục tiêu định hướng của NHNN chi nhánh tỉnh Lâm Đồng từ năm 2017 là tỷ lệ nợ xấu nội bảng trong tổng dư nợ cho vay và các cam kết bảo lãnh không quá 1%. Định hướng của NHNN Việt Nam về tỷ lệ nợ xấu nội bảng đối với hệ thống các TCTD Việt Nam là không quá 3% trên tổng dư nợ cấp tín dụng và các cam kết ngoại bảng.

Căn cứ vào chỉ tiêu định hướng của NHNNVN và NHNN chi nhánh tỉnh Lâm Đồng về tỷ lệ nợ xấu, luận văn phân chia mức độ RRTD của biến phụ thuộc như sau: - Các NHTM có tỷ lệ nợ xấu dưới 1% được xem là ít rủi ro, tức là RRTD ở mức thấp, mức độ 0.

- Các NHTM có tỷ lệ nợ xấu từ 1% đến dưới 3% được xem là RRTD ở mức trung bình, mức độ 1.

- Các NHTM có tỷ lệ nợ xấu từ 3% trở lên được xem là RRTD ở mức độ cao, mức độ 2.

Các biến độc lập

Đề tài đưa ra một số giả thiết như sau:

Rủi ro tín dụng năm trước với rủi ro tín dụng năm hiện hành

RRTD năm trước sẽ ảnh hưởng đến RRTD ở năm hiện tại do các khoản nợ xấu ở năm trước đó vẫn chưa được xử lý và tồn tại cho đến năm hiện tại. Giả thiết này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Foos và cộng sự (2010), Thiagarajan (2011), Lê Phan Thị Diệu Thảo và Bùi Công Duy (2018). Do đó, đặt giả thiết H1 kỳ vọng RRTD của ngân hàng năm trước và RRTD năm hiện tại có mối quan hệ đồng biến với nhau.

Tốc độ tăng trưởng tín dụng với rủi ro tín dụng

Tốc độ tăng trưởng tín dụng tăng quá cao, vượt quá năng lực kiểm soát của các NHTM sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng tín dụng và khả năng có thể thu hồi nợ sau này.

Trong điều kiện kinh tế của tỉnh, trong thời gian vừa qua, dư nợ các khoản cho vay kinh doanh bất động sản phát triển khá nhanh. Thị trường bất động sản trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng có dấu hiệu chững lại sau một thời gian phát triển nhanh làm cho RRTD của các NHTM trên địa bàn có chiều hướng gia tăng. Do đó, giả thiết nghiên cứu H2 được đặt ra là tăng trưởng tín dụng và RRTD có mối quan hệ đồng biến với nhau. Giả thiết này cũng phù hợp với nghiên cứu của Foos và cộng sự (2010), Thiagarajan và cộng sự (2011), Võ Thị Quý và Bùi Ngọc Toản (2014), Đặng Văn Dân (2018), Lê Phan Thị Diệu Thảo và Bùi Công Duy (2018).

Kém hiệu quả

Theo Berger và DeYoung (1997) sự kém hiệu quả hay hiệu quả chi phí hoạt động được tính bằng tỷ lệ giữa chi phí và thu nhập trong hoạt động ngân hàng. Nếu một ngân hàng hạn chế về trình độ quản trị điều hành sẽ dẫn đến việc gia tăng rủi ro trong hoạt động. Trình độ quản trị điều hành của ngân hàng thể hiện qua các kết quả về thu nhập, sẽ mất nhiều chi phí hơn cho các khoản vay có vấn đề. Do đó, giả thiết H4 kỳ vọng mối quan hệ đồng biến giữa sự kém hiệu quả và RRTD. Giả thiết này cũng tương đồng với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Quốc Anh và Nguyễn Hữu Thạch (2015).

Lãi suất cho vay

Tác giả tính tốn mức lãi suất cho vay của một NHTM theo từng năm dựa trên cách tính bình qn gia quyền của dư nợ áp dụng các mức lãi suất khác nhau so với tổng dư nợ của NHTM đó tại thời điểm cuối mỗi năm.

Lãi suất cho vay ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng trả nợ của khách hàng đối với ngân hàng. Gánh nặng về các khoản vay sẽ gia tăng khi lãi suất vay tăng, lãi suất vay càng cao sẽ càng làm giảm khả năng trả nợ của khách hàng, kết quả là nợ xấu sẽ nhiều hơn, kết quả này cũng được thể hiện trong các nghiên cứu của Nkusu (2011), Louiz và cộng sự (2012), Castro (2013). Do đó, giả thiết H5 kỳ vọng lãi suất danh nghĩa có mối quan hệ đồng biến với RRTD.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế

Các nghiên cứu trước đây của Salas và Suarina (2002), Jajan và Dhal (2003), Fofack (2005), Jimenez và Saurina (2005), Pasha và Khemraj (2009), Louzis và các cộng sự (2012) cho rằng tồn tại mối quan hệ ngược chiều giữa tốc độ tăng trưởng kinh tế với nợ xấu của các NHTM. Chu kỳ kinh tế thay đổi có tác động đến khả năng thanh tốn nợ của người đi vay. Giải thích cho điều này là khi nền kinh tế tăng trưởng tốt, hoạt động sản xuất, kinh doanh của khách hàng vay sẽ trở nên thuận lợi hơn, do đó lợi nhuận đạt được trong điều kiện tốt của nền kinh tế sẽ là nguồn trả nợ cho các khoản nợ gốc và lãi đối với ngân hàng. Ngược lại, khi nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng thấp hoặc thậm chí là suy thối sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản

xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, hàng hóa ứ trệ, không tiêu thụ được nên doanh nghiệp sẽ không đạt được lợi nhuận như kỳ vọng, thậm chí là phá sản làm ảnh hưởng đến nghĩa vụ trả nợ đối với ngân hàng cho vay, từ đó làm tăng RRTD đối với các NHTM. Giả thiết H6 kỳ vọng mối quan hệ nghịch biến giữa tăng trưởng kinh kế và RRTD.

3.2.2. Dữ liệu nghiên cứu

Luận văn thực hiện đánh giá RRTD tại các NHTM trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng bao gồm 80 quan sát, nguồn dữ liệu được thu thập từ bảng cân đối tài khoản kế toán, một số báo cáo định kỳ của 16 chi nhánh NHTM tại tỉnh Lâm Đồng từ năm 2014 đến năm 2018.

Các số liệu về tỷ lệ nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu năm trước trong giai đoạn 2014 – 2018 được lấy từ báo cáo định kỳ của các NHTM gửi về NHNN.

Các số liệu về tốc độ tăng trưởng tín dụng dựa trên số liệu về dư nợ tín dụng của các NHTM và tính tốn của tác giả.

Sự kém hiệu quả được tính bằng tỷ lệ giữa chi phí và thu nhập trong hoạt động ngân hàng, số liệu về chi phí và thu nhập được lấy từ Bảng cân đối tài khoản kế toán của các NHTM.

Lãi suất của các chi nhánh NHTM là số liệu bình quân gia quyền của dư nợ áp dụng các mức lãi suất khác nhau so với tổng dư nợ của một chi nhánh NHTM. Số liệu được lấy từ báo cáo thống kê dư nợ theo khung lãi suất của các NHTM.

Tóm tắt chương 3

Chương 3 đã lược khảo một số nghiên cứu trước đó có liên quan đến RRTD, các quan điểm của nhiều tác giả về định nghĩa RRTD, việc đánh giá RRTD thông qua các chỉ tiêu như: tỷ lệ nợ xấu, dự phịng RRTD, tỷ lệ nợ có khả năng mất vốn trên nợ quá hạn,….Mặc dù việc sử dụng tỷ lệ nợ xấu để đánh giá RRTD ngân hàng còn vướng phải một số hạn chế nhất định nhưng tỷ lệ nợ xấu vẫn là chỉ tiêu phổ biến nhất để xem xét RRTD của một ngân hàng. Do đó, luận văn đã chọn tỷ lệ nợ xấu là biến phụ thuộc đại diện cho RRTD, sử dụng phương pháp hồi quy đa biến logit trong việc xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến RRTD tại các NHTM. Dựa trên nghiên cứu của nhiều

tác giả, một số yếu tố ảnh hưởng đến RRTD được đưa ra bao gồm 4 yếu tố nội tại thuộc về ngân hàng như: tỷ lệ nợ xấu năm trước, tốc độ tăng trưởng tín dụng, tỷ lệ trích lập dự phịng RRTD, sự kém hiệu quả trong quản trị điều hành và 2 yếu tố vĩ mô thuộc về nền kinh tế như: tốc độ tăng trưởng kinh tế tại địa phương GRDP và lãi suất. Các giả thiết nghiên cứu được đưa ra là tỷ lệ nợ xấu năm trước, tốc độ tăng trưởng tín dụng, tỷ lệ trích lập dự phịng RRTD, sự kém hiệu quả trong quản trị điều hành và lãi suất cho vay có tương quan cùng chiều với RRTD. Tốc độ tăng trưởng kinh tế kỳ vọng có mối tương quan ngược chiều đối với RRTD.

CHƯƠNG 4. THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG VÀ ĐÁNH GIÁ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

LÂM ĐỒNG

4.1. Thực trạng hoạt động tín dụng tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng bàn tỉnh Lâm Đồng

4.1.1. Tăng trưởng tín dụng

Theo số liệu tại Bảng 4.1 và Bảng 4.2, dư nợ tín dụng năm 2014 của các NHTM là 5.131 tỷ đồng, chiếm 15,78% dư nợ cấp tín dụng tồn địa bàn. Năm 2015 dư nợ cấp tín dụng của các đơn vị là 7.880 tỷ đồng, tăng 2.749 tỷ đồng so với năm 2014 với tốc độ tăng là 53,57%, đây là tốc độ tăng trưởng tín dụng cao nhất trong giai đoạn 2014 - 2018. Tốc độ tăng trưởng tín dụng bình quân của giai đoạn 2014 - 2018 là 39,32%. Dư nợ của các NHTM nói chung tăng đều qua các năm, tăng mạnh nhất trong năm 2017 với 4.627 tỷ đồng và tăng chậm lại trong năm 2018.

Nhìn chung, tốc độ tăng trưởng tín dụng của nhóm các NHTMCP khơng có vốn nhà nước qua các năm đều tăng cao hơn so với tốc độ tăng trưởng tín dụng của tồn ngành. Tốc độ tăng trưởng tín dụng bình qn trong giai đoạn 5 năm 2014 – 2018 là 39,32%. Tuy nhiên, dư nợ tín dụng của nhóm các ngân hàng này chiếm tỷ trọng thấp so với tổng dư nợ toàn địa bàn tỉnh Lâm Đồng. Tại thời điểm 31/12/2018, tỷ trọng dư nợ tín dụng của 16 ngân hàng này là 24,5% trong tổng dư nợ của 24 NHTM trên địa bàn.

4.1.2. Danh mục tín dụng

Danh mục tín dụng cho thấy mức độ đa dạng hóa hay tập trung trong việc đầu tư nguồn vốn tín dụng của các NHTM. Việc phân bổ danh mục tín dụng phụ thuộc vào nguồn vốn, quy mô, mạng lưới hoạt động, tỷ suất sinh lời kỳ vọng của danh mục cho vay, thế mạnh của ngân hàng cũng như địa phương nơi TCTD hoạt động.

4.1.2.1. Danh mục tín dụng theo ngành nghề

Trong thời gian qua, hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực bất động sản tại Lâm Đồng phát triển khá nhanh. Theo số liệu thể hiện tại Bảng 4.1, nếu như dư nợ cho vay kinh doanh bất động sản năm 2014 là 28 tỷ đồng thì đến năm 2018 dư nợ cho vay

kinh doanh bất động sản đạt 679 tỷ đồng, tăng gần 440% so với năm 2017. Dư nợ cho vay kinh doanh bất động sản đứng thứ tư trong tổng số 21 ngành kinh tế, sau các ngành: nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản; buôn bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác. Tuy nhiên, cho vay kinh doanh bất động sản tại tỉnh Lâm Đồng tiềm ẩn nhiều rủi ro, nhiều khoản cho vay kinh doanh bất động sản của các NHTM đang trong tình trạng nợ quá hạn, khó có khả năng thu hồi.

Tại hội nghị tổng kết hoạt động ngân hàng năm 2018; phương hướng, giải pháp năm 2019 của ngành ngân hàng Lâm Đồng do Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Lâm Đồng chủ trì, với vai trị là cơ quan quản lý nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng trên địa bàn, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Lâm Đồng đã đề nghị các chi nhánh NHTM trên địa bàn có các giải pháp để hạn chế và dần thu hẹp quy mô cho vay đối với lĩnh vực kinh doanh bất động sản.

Dư nợ ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản tăng dần qua các năm và chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng dư nợ các ngành kinh tế của tỉnh. Năm 2018 dư nợ cho vay phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản là 8.042 tỷ đồng, chiếm 42,07% dư nợ toàn địa bàn. Lâm Đồng là một trong những tỉnh có thế mạnh về sản xuất nông nghiệp, tăng trưởng GRDP của tỉnh có sự đóng góp lớn của nhóm ngành này. Tỉnh Lâm Đồng hiện đang ưu tiên cho phát triển nơng nghiệp nơng thơn, đồng thời khuyến khích các NHTM tích cực đầu tư tín dụng vào lĩnh vực này.

Đối với danh mục tín dụng phân theo ngành, mức độ đa dạng hóa các ngành nghề kinh tế đầu tư vốn tín dụng để phân tán rủi ro vẫn chưa cao. Bên cạnh việc ưu tiên đầu tư vốn tín dụng để phát triển ngành nơng nghiệp nơng thơn vốn là thế mạnh của tỉnh Lâm Đồng thì nguồn vốn tín dụng cho một số ngành cơng nghiệp vẫn cịn hạn chế. Đầu tư tín dụng cho một số ngành như: khai khống; hoạt động chuyên môn, khoa học và cơng nghệ;…vẫn cịn hạn chế, tỷ trọng dư nợ cho vay các ngành này chưa đạt đến 1% trong cơ cấu tổng dư nợ.

Bảng 4.1. Danh mục tín dụng phân theo ngành kinh tế giai đoạn 2014 - 2018

Đơn vị tính: tỷ đồng

STT Ngành kinh tế

Dư nợ

2014 2015 2016 2017 2018

1 Nông nghiệp, lâm

nghiệp và thuỷ sản 1.822 2.896 4.258 6.110 8.042 2 Khai khoáng 22 25 27 24 32 3 Công nghiệp chế biến 236 318 330 582 383 4 Sản xuất và phân phối

điện 183 177 167 706 284 5

Cung cấp nước, hoạt động xử lý rác thải, nước thải.

37 72 116 144 108 6 Xây dựng 205 277 282 422 535 7

Buôn bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác

1.437 2.090 2.663 3.818 5.303 8 Vận tải kho bãi 88 166 215 259 211 9 Dịch vụ lưu trú, ăn

uống 106 158 192 263 339 10 Thông tin và truyền

thông 6 6 9 11 16 11 Hoạt động tài chính,

ngân hàng và bảo hiểm 16 12 2 27 1 12 Hoạt động kinh doanh

bất động sản 28 223 148 126 679 13 Hoạt động chuyên môn, khoa học 10 14 13 116 17 14 Hoạt động hành chính 25 44 93 98 115 15 Hoạt động tổ chức chính trị - xã hội, quản lý nhà nước 2 3 7 6 8

16 Giáo dục và đào tạo 99 103 101 101 104 17 Y tế và hoạt động cứu

trợ xã hội 52 8 8 10 10 18 Nghệ thuật vui chơi

19 Hoạt động dịch vụ khác 327 785 888 430 371 20 Hoạt động làm thuê trong các hộ gia đình 416 483 975 1.853 2.515 21 Hoạt động của các tổ chức quốc tế - - - - - Tổng cộng 5.131 7.880 10.517 15.144 19.115

Nguồn: NHNN chi nhánh tỉnh Lâm Đồng

Danh mục đầu tư tín dụng ưu tiên cho các ngành, lĩnh vực vốn là thế mạnh của tỉnh, theo định hướng chỉ đạo điều hành của NHNN chi nhánh tỉnh Lâm Đồng cũng như Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng như lĩnh vực cho vay phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản. Dư nợ cho vay đối với ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ và tiệm cận dần với mục tiêu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh lâm đồng (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)