Các giả thuyết nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố tác động đến nợ xấu tại các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 43 - 47)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

4.1. Mơ hình nghiên cứu

4.1.1. Các giả thuyết nghiên cứu

Dưa trên lược khảo các nghiên cứu trước đây, tác giả xây dựng mơ hình nghiên cứu trên 2 nhóm yếu tố tác động đến nợ xấu: nhóm các yếu tố vĩ mơ và nhóm các yếu tố vi mơ.

Nhóm các yếu tố vĩ mơ tác giả lựa chọn bao gồm: tốc độ tăng trưởng GDP, tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp.

Nhóm các yếu tố vi mơ tác giả lựa chọn bao gồm: tăng trưởng quy mơ ngân hàng, tốc độ tăng trưởng tín dụng, tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu, tỷ lệ nợ xấu năm trước.

4.1.1.1. Giả thuyết về tốc độ tăng trưởng GDP

GDP là chỉ tiêu đánh giá sự phát triển của nền kinh tế. Khi đất nước có GDP cao đồng nghĩa với nền kinh tế đất nước đó đang tăng trưởng tốt. Một khi nền kinh tế tăng trưởng tốt sẽ thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng hiệu quả hơn, tăng khả năng sinh lời, nâng cao khả năng trả nợ, từ đó làm giảm nợ xấu cho các ngân hàng. Ngược lại, khi GDP thấp có nghĩa nền kinh tế tăng trưởng kém, hoạt động sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế trì trệ giảm sút và kém hiệu quả, làm ảnh hưởng đến khả năng sinh lời và khả năng trả nợ, kéo theo nợ xấu sẽ tăng lên.

Nghiên cứu của Bruna Škarica (2014) chỉ ra rằng GDP có ảnh hưởng đến chỉ số nợ xấu tại các nước CEE. Khi tăng trưởng GDP đòi hỏi một mức thu nhập cao hơn, do đó giúp cải thiện khả năng trả nợ của người đi vay và góp phần giảm thiểu nợ xấu. Trong chương 3 tác giả cũng đã nêu thực trạng mối quan hệ giữa GDP và tỷ lệ nợ xấu là mối quan hệ ngược chiều, khi tốc độ tăng trưởng GDP tăng thì tỷ lệ nợ xấu sẽ giảm và ngược lại tốc độ tăng trưởng GDP giảm thì nợ xấu sẽ gia tăng.

Do đó, tác giả đưa ra giả thuyết tốc độ tăng tưởng kinh tế (GDP) có mối quan hệ ngược chiều với tỷ lệ nợ xấu.

Giả thuyết H1: tốc độ tăng tưởng kinh tế (GDP) có mối quan hệ ngược chiều với tỷ lệ nợ xấu.

4.1.1.2. Giả thuyết về tỷ lệ lạm phát

Tỷ lệ lạm phát đo lường mức độ gia tăng giá cả của nền kinh tế. Tác động của lạm phát lên nền kinh tế vừa tích cực vừa tiêu cực. Khi nền kinh tế có tỷ lệ lạm phát vừa phải, sẽ kích thích tiêu dùng, đầu tư, sản xuất kinh doanh được hiệu quả hơn, thu nhập gia tăng, khả năng trả nợ được đảm bảo hơn, làm cho nợ xấu giảm xuống. Tuy nhiên, nếu nền kinh tế có tỷ lệ lạm phát quá cao, chi phí cho các yếu tố đầu vào, chi phí nguyên vật liệu tăng, làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp, thu nhập giảm xuống, khả năng trả nợ sụt giảm, làm cho tỷ lệ nợ xấu tăng lên.

Nghiên cứu của Filosa (2007), Bruna Škarica (2014) chỉ ra mối quan hệ cùng chiều giữa tỷ lệ lạm phát và tỷ lệ nợ xấu.

Trong phần đánh giá thực trạng tác động của tỷ lệ lạm phát lên tỷ lệ nợ xấu tại các NHTMCP Việt Nam, nhìn chung tác động là cùng chiều nghĩa là khi tỷ lệ lạm phát tăng thì tỷ lệ nợ xấu tăng, ngược lại tỷ lệ lạm phát giảm thì tỷ lệ nợ xấu cũng giảm. Do đó, tác giả cũng kỳ vọng mối quan hệ cùng chiều giữa tỷ lệ lạm phát và tỷ lệ nợ xấu.

Giả thuyết H2: Tỷ lệ lạm phát có mối quan hệ cùng chiều với tỷ lệ nợ xấu

4.1.1.3. Giả thuyết về tỷ lệ thất nghiệp

Tỷ lệ thất nghiệp được đo lường bằng tỷ lệ phần trăm người lao động khơng có việc làm trên tổng số lực lượng lao động của xã hội. Khi tỷ lệ thất nghiệp gia tăng đồng nghĩa với việc người dân sẽ khơng có nguồn thu nhập để trả nợ vay ngân hàng, kéo theo tỷ lệ nợ xấu sẽ gia tăng. Ngược lại, khi tỷ lệ thất nghiệp thấp, thành phần lao động có thu nhập để trả nợ sẽ tăng lên, tỷ lệ nợ xấu sẽ giảm xuống.

Trong phần đánh giá thực trạng tác động của tỷ lệ thất nghiệp lên tỷ lệ nợ xấu tại các NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2008-2017 mặc dù tác động cùng chiều hay ngược chiều chưa được thể hiện rõ nét, nhưng nhìn chung là quan hệ cùng chiều. Do đó, tác giả kỳ vọng về mối quan hệ cùng chiều giữa tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ nợ xấu và dùng các kiểm định thực nghiệm để đánh giá về tác động này.

Giả thuyết H3: Tỷ lệ thất nghiệp có mối quan hệ cùng chiều với tỷ lệ nợ xấu

4.1.1.4. Giả thuyết về tăng trưởng quy mô ngân hàng

Quy mô ngân hàng được phản ánh bằng tổng tài sản của ngân hàng đó. Khi ngân hàng có quy mơ lớn cho thấy ngân hàng có sức ảnh hưởng lớn, các khách hàng của ngân hàng này tập trung vào các đối tượng tiềm năng, uy tín tốt, khả năng trả nợ cao, do đó tỷ lệ nợ xấu sẽ thấp. Tuy nhiên xét ở góc độ khác, quy mơ ngân hàng lớn cũng có thể phản ánh rằng ngân hàng ngày càng mở rộng hoạt đơng tín dụng, dẫn đến tín dụng tăng trưởng nóng, tiềm ẩn nhiều rủi ro cho việc thu hồi nợ sau này, nguy cơ nợ xấu sẽ tăng lên.

Nghiên cứu của Salas and Saurina (2002), Hu và cộng sự (2006), Ekanayake & Azeez (2015) cho rằng quy mơ ngân hàng tăng thì tỷ lệ nợ xấu giảm. Tuy nhiên đi ngược lại nghiên cứu của Ahlem Selma Messai (2013), Đỗ Quỳnh Anh và Nguyễn Đức Hùng (2013), Võ Thị Quý và Bùi Ngọc Toàn (2014) cho rằng khi quy mơ ngân hàng tăng thì nợ xấu cũng sẽ tăng lên.

Ở chương trước, tác giả đã phân tích thực trạng về tác động của tăng trưởng quy mô ngân hàng lên tỷ lệ nợ xấu tại các NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2008-2017 nhìn chung là ngược chiều, nhất là trong giai đoạn hiện nay. Tác giả cũng kỳ vọng mối quan hệ ngược chiều giữa tăng trưởng quy mô ngân hàng và tỷ lệ nợ xấu.

Giả thuyết H4: tăng trưởng quy mơ ngân hàng có mối quan hệ ngược chiều với tỷ lệ nợ xấu.

4.1.1.5. Giả thuyết về tốc độ tăng trưởng tín dụng

Khi một ngân hàng có tốc độ tăng trưởng tín dụng cao, có thể thấy ngân hàng đang hoạt động hiệu quả, nhiều khách hàng vay vốn, làm tăng lợi nhuận của ngân hàng, nợ xấu giảm xuống. Tuy nhiên khi tăng trưởng tín dụng tăng một cách quá nóng, ngân hàng quá tập trung cho vay mà không đánh giá đúng đối tượng khách hàng, không đánh giá đúng khả năng trả nợ, làm cho nợ xấu sẽ tăng lên.

trong vịng 1 năm, do đó tỷ lệ nợ xấu năm trước cao sẽ kéo theo nợ xấu năm sau cũng cao và ngược lại.

Dựa trên các nghiên cứu thực nghiệm trước đây, cũng như thực trạng về tác động của tỷ lệ nợ xấu năm trước lên tỷ lệ nợ xấu trong chương trước, tác giả kỳ vọng mối quan hệ cùng chiều giữa tỷ lệ nợ xấu năm trước và tỷ lệ nợ xấu.

Giả thuyết H7: tỷ lệ nợ xấu năm trước có mối quan hệ cùng chiều với tỷ lệ nợ xấu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố tác động đến nợ xấu tại các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)