CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
5.1. Các giải pháp chính phủ và NHNN
Nợ xấu không phải chỉ là vấn đề của ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của riêng ngân hàng mà nó cịn ảnh hưởng đến khả năng tăng trưởng của nền kinh tế. Do đó việc hạn chế nợ xấu cần được các ngân hàng, chính phủ và NHNN đặc biệt quan tâm.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, nợ xấu chịu tác động bởi các yếu tố vĩ mô. Tốc độ tăng trưởng GDP và tỷ lệ thất nghiệp có tác động ngược chiều với tỷ lệ nợ xấu, cịn tỷ lệ lạm phát có tác động cùng chiều với tỷ lệ nợ xấu. Cụ thể trong phần nghiên cứu tác động của tốc độ tăng trưởng GDP đến tỷ lệ nợ xấu, tác giả nhận thấy từ năm 2015, tốc độ tăng trưởng GDP bắt đầu tăng trưởng đạt mực 6% -7%, ngoài ra tỷ lệ lạm phát ở giai đoạn này được kiềm chế ở mức 2% -4% là mức lý tưởng và tỷ lệ thất nghiệp duy trì ổn định, tỷ lệ nợ xấu cũng được đưa xuống mức dưới 3%. Để đạt được điều này, tác giả đưa ra một số giải pháp sau:
+ Đảm bảo tăng trưởng GDP ở mức 6%-7%
Tốc độ tăng trưởng GDP có tác động ngược chiều với tỷ lệ nợ xấu. Chính phủ cần xây dựng các chiến lược tăng trưởng để củng cố nền kinh tế vĩ mơ và kiểm sốt lạm phát, kết hợp hài hịa giữa chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt và thận trọng với chính sách tài khóa và các chính sách khác một cách chặt chẽ, nhất là các chính sách điều chỉnh giá, thuế, phí do nhà nước quản lý.
Tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, cắt giảm và đơn giản hóa điều kiện kinh doanh cho các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, tạo mơi trường kinh doanh và cạnh tranh bình đẳng, cơng bằng cho khu vực kinh tế tư nhân trong nước.
Tập trung phát triển trong lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ, đảm bảo tăng năng suất và hiệu quả cho các ngành trong các lĩnh vực này.
Cơ cấu lại lĩnh vực nơng nghiệp, chuyển đổi từ mơ hình sản xuất hộ gia đình riêng lẻ sang mơ hình tập trung và quy mơ lớn hơn, có các cơ chế và chính sách thu hút nguồn vốn đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp nông thôn.
Đẩy mạnh cơ cấu lại các doanh nghiệp nhà nước, nâng cao trình độ quản lý, đảm bảo công khai minh bạch trong quản lý các doanh nghiệp nhà nước, chính phủ giao các chỉ tiêu cho các doanh nghiệp nhà nước thực hiện đảm bảo hiệu quả sinh lời.
+ Kiềm chế lạm phát ở mức 2%-4%
Tỷ lệ lạm phát có tác động cùng chiều với tỷ lệ nợ xấu. Chính phủ cần thực hiện chính sách tiền tệ linh hoạt nhưng có phần thắt chặt, đồng thời kết hợp đồng bộ với chính sách tài khóa phù hợp và các chính sách kinh tế vĩ mô khác, điều hành tỷ giá hiệu quả, đảm bảo giá trị đồng Việt Nam.
Tăng thu ngân sách nhà nước và giảm thiểu đầu tư cơng, kiểm sốt chặt chẽ đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước, giảm tỷ lệ thâm hụt ngân sách nhà nước.
Đẩy mạnh phát triển công nghiệp, nông nghiệp, xuất khẩu, đảm bảo cung cầu hàng hóa trong nước để không gây ảnh hưởng về đột biến giá cả, đẩy mạnh xuất khẩu. Tránh xảy ra tính trạng lạm dụng các biến động thị trường để đầu cơ, tăng giá, nhất là các mặt hàng thiết yếu cho tiêu dùng và xản xuất như xăng, dầu, thuốc chữa bệnh, lương thực thực phẩm.
Tăng cường công tác quản lý thị trường, kiểm sốt giá hàng hóa, u cầu các doanh nghiệp thực hiện tích cực và ủng hộ chính sách bình ổn giá cả thị trường.
Thực hiện tiết kiệm trong sản xuất kinh doanh và tiêu dùng, tránh lãng phí.
+ Duy trì tỷ lệ thất nghiệp như hiện tại
Cần tạo ra nhiều công ăn việc làm, thu hút lao động với mức thu nhập phù hợp.
Tăng cường công tác dạy nghề cho người lao động, tổ chức ngày hội việc làm. Tạo khung pháp lý phù hợp, đảm bảo quyền lợi bình đẳng giữa người lao động và người sử dụng lao động.
Hoàn thiện hệ thống bảo hiểm thất nghiệp, góp phần ổn định đời sống người lao động, hỗ trợ người lao động nhanh chóng tìm được việc làm.
Ngồi ra, kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra các yếu tố vi mô như tỷ lệ nợ xấu năm trước và quy mơ ngân hàng cũng có tác động đến nợ xấu. NHNN cần tăng cường xử lý nợ xấu triệt để, nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng, đảm bảo tăng trưởng quy mô và nâng cao năng lực cạnh tranh. Tác giả cũng đưa ra các giải pháp để giảm thiểu nợ xấu như sau:
+ Thực hiện tái cơ cấu ngân hàng, xử lý mạnh tay các ngân hàng yếu kém, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động ngân hàng
Các ngân hàng gặp khó khăn về thanh khoản, nợ xấu cao và nguy cơ đỗ vỡ rất cao, đe dọa lớn đến sự an tồn của cả hệ thống ngân hàng. Do đó vấn đề lớn được đặt ra là việc phải tái cơ cấu ngân hàng nhằm khắc phục những tồn tại yếu kém của các ngân hàng, giảm số lượng ngân hàng yếu kém và tăng quy mô sức mạnh của ngân hàng và nâng cao năng lực cạnh tranh, góp phần làm cho nợ xấu giảm xuống.
Đối với các ngân hàng nhỏ, năng lực quản lý yếu kém, và khả năng tài chính cịn nhiều hạn hẹp thì việc đầu tư các trang thiết bị hiện đại hoặc nguồn nhân lực chất lượng cao sẽ rất khó. Do đó, NHNN cần xử lý mạnh tay các ngân hàng yếu kém, thực hiện các biện pháp sáp nhập, tái cơ cấu hệ thống ngân hàng nhằm củng cố hiệu quả hoạt động ngân hàng, tăng quy mô và làm giảm nợ xấu.
Việc tái cơ cấu, sáp nhập góp phần gia tăng quy mơ về vốn, mở rộng mạng lưới hoạt động, giúp cho ngân hàng sau sáp nhập tiết kiệm được chi phí hoạt động, góp phần tăng lợi nhuận cho ngân hàng, làm cho hoạt động ngân hàng sau khi sáp nhập hoạt động hiệu quả hơn, từ đó góp làm giảm nợ xấu của ngân hàng.
+ Cần phát huy vai trò của VAMC trong việc xử lý nợ xấu
VAMC là công cụ hữu hiệu trong việc xử lý nợ xấu. Cần nâng cao năng lực của VAMC bằng việc tiếp tục tăng vốn điều lệ cho VAMC, nâng cao năng lực tài chính của VAMC, bên cạnh đó NHNN cần chú trọng phát triển thị trường mua bán nợ xấu nhằm giúp VAMC xử lý nhanh chóng nợ xấu các TCTD bằng cách tạo môi trường pháp lý thuận lợi và khuôn khổ pháp lý chặt chẽ, các quy định điều tiết và giải quyết
tranh chấp đầy đủ cho thị trường mua bán nợ, tạo điều kiện mua bán nợ theo giá thị trường hoặc tham gia góp vốn để tái cấu trúc các khoản nợ.
Ngoài ra, hoạt động của VAMC hiện nay bị lệ thuộc nhiều vào NHNN. NHNN cần để cho VAMC hoạt động một cách độc lập hơn, làm nâng cao hiệu quả hoạt động giúp cho việc xử lý nợ xấu được thực hiện nhanh chóng hơn.
Mặt khác, cần tạo khuôn khổ pháp lý cho thị trường mua bán nợ hiện nay, sẽ tạo nên cơ sở phát triển cho thị trường mua bán nợ, từ đó khuyến khích các nhà đầu tư trong và ngồi nước mạnh dạn hơn trong việc mua bán nợ xấu.
+ Tăng cường công tác thanh tra, giám sát NHNN đối với các NHTM
Để kiểm soát nợ xấu, NHNN cần tăng cường thanh tra, giám sát, rà soát, sửa đổi bổ sung các quy định liên quan đến hoạt động cấp tín dụng của các NHTM, phịng chống tiêu cực. Thường xuyên đánh giá các tiêu chuẩn cấp tín dụng và quy trình cấp tín dụng của từng ngân hàng riêng lẻ và đánh giá tổng quan của toàn hệ thống ngân hàng.