Dự phòng tại DAB – Chi nhánh Lâm Đồng giai đoạn 2014 – 2018

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đông á chi nhánh lâm đồng (Trang 47)

giai đoạn 2014 – 2018 Đơn vị tính: Đồng Năm Dự phòng rủi ro 2014 307.899.167 2015 546.644.249 2016 630.664.141 2017 2.326.425.847 2018 1.411.792.514

(Nguồn: Báo cáo tổng kết DAB - Chi nhánh Lâm Đồng giai đoạn 2014 - 2018)

4.2. Các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á – Chi nhánh Lâm Đồng. cổ phần Đông Á – Chi nhánh Lâm Đồng.

4.2.1. Khả năng tài chính người vay

Có hai chủ thể tham gia vào một giao dịch tín dụng đó là người cho vay và người được cho vay. Sự phát triển của ngân hàng phụ thuộc nhiều vào sự tồn tại phát triển của khách hàng. Theo quy định nội bộ về cấp tín dụng tại DAB ban hành ngày 14/03/2017, khả năng tài chính của khách hàng được hiểu là: Khả năng tài chính là khả năng về vốn, tài sản, các nguồn tài chính hợp pháp khác của khách hàng để đảm bảo hoạt động thường xuyên và tối thiểu thực hiện các nghĩa vụ thanh toán, trả nợ. Điều kiện đầu tiên để khách hàng được cấp tín dụng đó là khách hàng phải có khả năng tài chính để trả nợ. Chính vì vậy, khả năng tài chính của người vay có vai trị quan trọng trong việc thực hiện các cam kết trả nợ với ngân hàng.

án. Cũng trong quy định cấp tín dụng tại DAB, khách hàng phải có vốn tự có tham gia vào dự án/phương án tối thiểu 10% tổng nhu cầu vốn (không áp dụng đối với cho vay cầm cố sổ/thẻ tiết kiệm, số dư tài khoản tiền gửi, giấy tờ có giá khơng bao gồm cổ phiếu do DAB phát hành).

4.2.2. Đảm bảo nợ vay

Theo quy chế bảo đảm tiền vay hiện hành tại DAB, số tiền cho vay tối đa không được vượt quá 70% giá trị tài sản đảm bảo. Cho vay vượt quá 70% giá trị tài sản đảm bảo chỉ khi có sự đồng ý của Tổng Giám đốc. Giá trị tài sản đảm bảo được xác định căn cứ vào các yếu tố như tính chất pháp lý của tài sản thế chấp, mức độ khả mại của tài sản, tính chất mức độ biến động giá của tài sản, mức độ kiểm soát của DAB đối với tài sản và các yếu tố có liên quan khác làm cơ sở xác định giá trị mà theo khẩu vị của DAB chấp nhận đối với tài sản đó.

Tại DAB – Chi nhánh Lâm Đồng, tỷ lệ cấp tín dụng trên giá trị tài sản thế chấp cũng được tuân thủ đúng quy định, nhỏ hơn hoặc bằng70%. Loại tài sản đảm bảo nắm giữ chủ yếu là bất động sản.

4.2.3. Lĩnh vực ngành nghề chính tạo ra thu nhập để trả nợ

DAB – Chi nhánh Lâm Đồng cho vay ở các lĩnh vực sản xuất kinh doanh như kinh doanh thu mua nông sản, kinh doanh lưu trú ăn uống, cho vay sản xuất nông nghiệp... Do DAB – Chi nhánh Lâm Đồng cho vay mạnh ngành nghề sản xuất nông nghiệp nên khách hàng cho vay chủ yếu là các hộ nông dân, canh tác các loại nông sản hoa màu đặc trưng của tỉnh Lâm Đồng như cà phê, lagim, hoa các loại…

4.2.4. Kiểm tra, giám nợ vay

Theo quy định của DAB, việc kiểm tra giám sát nợ vay được thực hiện định kỳ theo quy định chung về quy định cho vay và phụ thuộc vào đặc điểm, loại hình kinh doanh của người vay, vào loại sản phẩm vay vốn. Không giới hạn tần suất kiểm tra, tần suất giám sát khoản vay đối với một khách hàng. Khuyến khích kiểm tra, giám sát chéo khách hàng giữa các nhân viên tín dụng để có cái nhìn tổng qt hơn. Chủ động thu thập, bổ sung thơng tin về khách hàng ,về món vay để kịp thời đề xuất các biện pháp phù hợp để giải quyết các tác động có ảnh hưởng xấu đến khả

năng trả nợ của khách hàng là nghĩa vụ, trách nhiệm của nhân viên tác nghiệp và của ban lãnh đạo đơn vị. Phải cập nhật thông tin liên quan đến khoản vay, phân tích biến động thường ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng. Việc kiểm tra được tiến hành tại văn phòng, nhà máy, nhà ở của khách hàng. Tiếp xúc trực tiếp với khách hàng và tiếp xúc với các bên liên quan (nếu có) để có thêm thơng tin.

Kiểm tra giám sát sau cho vay bao gồm theo dõi thu hồi nợ vay sau khi giải ngân, giải quyêt các sự việc phát sinh khác cho đến khi hợp đồng được thanh lý.

Việc kiểm tra việc sử dụng vốn vay được tiến hành trong vòng 30 ngày kể từ khi khách hàng nhận được tiền vay. Tái thẩm định tài chính khách hàng được kiểm tra tối thiểu 6 tháng 1 lần hoặc được kiểm tra đột xuất. Tái thẩm định tài sản đảm bảo được kiểm tra định kỳ 6 tháng 1 lần đối với hồ sơ ngắn hạn và định kỳ 12 tháng với hồ sơ vay trung dài hạn hoặc được tiến hành đột xuất. Ngồi việc kiểm tra định kỳ thì nhân viên tín dụng có thể tiến hành kiểm tra khách hàng đột xuất khi cần thiết.

Việc kiểm tra phải được lập thành văn bản có đầy đủ chữ ký khách hàng, nhân sự thực hiện kiểm tra và ý kiến của lãnh đạo đơn vị.

4.2.5. Kinh nghiệm của nhân viên tín dụng

Hiện tại, DAB – Chi nhánh Lâm Đồng có 7 nhân viên tín dụng, đang quản lý khoảng 550 hồ sơ tín dụng. Mỗi nhân viên thực hiện quản lý khoảng 80 khách hàng. Nhân viên tín dụng tại DAB đều được tham gia các lớp tập huấn, đào tạo chuyên môn nghiệp vụ cũng như các kỹ năng cần thiết của một nhân viên tín dụng. Tuy nhiên, q trình tác nghiệp cịn địi hỏi nhiều ở kinh nghiệm thực tế. Những kinh nghiệm, kiến thức trong quá trình tác nghiệp thực tế hay cách thức quản lý, khai thác thông tin khách hàng chủ yếu được truyền từ những nhân viên tín dụng đi trước nên việc nhân viên tín dụng đi trước thực hiện sai hướng sẽ kéo theo những nhân viên đi sau tiếp tục làm sai và ảnh hưởng đến chất lượng của cơng tác cho vay.

Về mặt trình độ chun mơn, tại DAB – Chi nhánh Lâm Đồng, nhân viên tín dụng cịn có sự hạn chế về kế tốn tài chính doanh nghiệp, thiếu khả năng phân tích tài chính doanh nghiệp nên đã đề xuất các quyết định tài trợ vốn vay không hợp lý.

4.2.6. Kinh nghiệm của người vay

Khách hàng càng có bề dày kinh nghiệm trong ngành nghề kinh doanh hoạt động của họ thì kết quả cơng việc của họ đạt được càng cao.

Khách hàng tại DAB - Chi nhánh Lâm Đồng chủ yếu là những người có kinh nghiệm, có kiến thức về cơng việc họ đang thực hiện, họ nắm bắt được những thay đổi của thị trường và linh hoạt xử lý ứng phó khi có những biến động bất lợi.

4.2.7. Sử dụng vốn vay

Khách hàng sử dụng vốn vào mục đích gì ln là câu hỏi đầu tiên khách hàng nhận được khi ngân hàng tiến hành tiếp xúc khách hàng. Khách hàng phải sử dụng vốn được tài trợ cho các mục đích khơng vi phạm pháp luật là cũng một trong những điều kiện để được tài trợ vốn. Sau khi giải ngân, nhân viên tín dụng có nhiệm vụ giám sát việc sử dụng vốn của khách hàng có đúng với mục đích trình bày trong phương án vay vốn hay không. Nếu khách hàng sử dụng vốn khơng đúng mục đích, ngân hàng có quyền yêu cầu thu hồi vốn trước hạn.

Theo quy chế cho vay tại DAB, cơng tác này thực hiện trong vịng 30 ngày kể từ ngày khách hàng nhận được vốn vay. Việc kiểm tra được lập thành văn bản, có chữ ký xác nhận của ngân hàng và chữ ký của nhân viên thực hiện kiểm tra. Bằng cách bổ sung các loại chứng từ sử dụng vốn, khách hàng chứng minh việc sử dụng vốn của mình đồng thời nhân viên tín dụng kết hợp đi thực tế tại nhà khách hàng, nhà xưởng, cơ sở kinh doanh để có cái nhìn tổng qt về tình hình dùng vốn, đưa ra kết luận có đồng ý cho khách hàng tiếp tục sử dụng vốn hay không hoặc thực hiện đề xuất thu hồi vốn.

4.3. Đo lường các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á – Chi nhánh Lâm Đồng. thương mại cổ phần Đông Á – Chi nhánh Lâm Đồng.

4.3.1. Mơ hình nghiên cứu

Mơ hình nghiên cứu của luận văn kế thừa và có những điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện của DAB – Chi nhánh Lâm Đồng dựa trên nghiên cứu của Trương Đông Lộc và Nguyễn Thị Tuyết (2011). Mơ hình nghiên cứu được viết dưới dạng như sau:

Y = α + β1X1+ β2X2+ β3X3 + β4X4 + β5X5 + β6X6 + β7X7 + ε Trong đó:

Y: là mức độ rủi ro của khoản vay được đo lường bằng 2 giá trị 0 và 1 (0 là khơng có rủi ro, 1 là có rủi ro). Các hồ sơ xếp loại từ nợ nhóm 3 đến nhóm 5 được xếp vào nhóm những hồ sơ có rủi ro. Các hồ sơ nợ nhóm 1 và 2 là những hồ sơ khơng có rủi ro. Lúc này, mơ hình logit nhị phân được sử dụng để phân tích các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng giữa hai nhóm hồ sơ: nhóm nợ đủ chuẩn (nhóm 1, 2) và nhóm nợ dưới chuẩn (nhóm 3, 4, 5).

X1, X2, X3, X4, X5, X6, X7: là các biến giải thích – biến độc lập. Các biến độc lập lần lượt là :

X1 : Khả năng tài chính của người vay X2 : Đảm bảo nợ vay

X3 : Lĩnh vực ngành nghề tạo ra thu nhập để trả nợ X4 : Kiểm tra, giám sát khoản vay

X5 : Kinh nghiệm của nhân viên tín dụng

X6 : Kinh nghiệm người vay. X7 : Sử dụng vốn vay

4.3.2. Mơ tả các biến trong mơ hình - Biến phụ thuộc

Biến phụ thuộc trong mơ hình là rủi ro tín dụng và được quan sát từ các hồ sơ vay vốn.

- Biến độc lập

+ Khả năng tài chính của người vay: Được đo lường bằng tỷ lệ giữa số tiền khách hàng có sẵn để đưa vào phương án trên tổng vốn cần để thực hiện phương án. Delis và cộng sự (2001) khi nghiên cứu vấn đề tăng trưởng tín dụng, các khoản vay có vấn đề và rủi ro tín dụng tại Tây Ban Nha đã kết luận khi khả năng tài chính của khách hàng tăng lên, khách hàng có thể thanh tốn nợ một cách dễ dàng. Trong các nghiên cứu của Trương Đông Lộc và Nguyễn Thị Tuyết (2011), Nawai và Shariff (2012) cũng cho kết quả tương tự là khả năng tài chính có quan hệ ngược chiều với

rủi ro tín dụng. Luận văn kỳ vọng khả năng tài chính có tác động ngược chiều với rủi ro tín dụng.

+ Đảm bảo nợ vay: Được tính bằng số tiền vay trên giá trị tài sản đảm bảo dùng đảm bảo cho khoản vay. Nghiên cứu của Manove và cộng sự (2001) đã kết luận khả năng thẩm định dự án của ngân hàng bị giảm sút khi có sự tác động của yếu tố tài sản đảm bảo. Tương tự, Delis và cộng sự (2001), Jimenez và Saurina (2003), Phan Đình Khơi và Nguyễn Việt Thành (2017) cũng cho kết quả biến đảm bảo nợ vay có quan hệ tỷ lệ thuận với rủi ro tín dụng. Luận văn này kỳ vọng tài sản đảm bảo và rủi ro tín dụng quan hệ cùng chiều.

+ Lĩnh vực ngành nghề chính để tạo ra thu nhập để trả nợ: Là biến giả, nhận giá trị bằng 1 nếu nguồn thu nhập chính để thanh tốn nợ vay từ hoạt động sản xuất nông nghiệp. Nhận giá trị bằng 0 đối với trường hợp khách hàng hoạt động trong mảng khác không phải là sản xuất nông nghiệp. Nghiên cứu của Das và Ghosh (2007) chỉ ra xác suất xảy ra rủi ro tín dụng sẽ gia tăng khi khách hàng hoạt động trong các lĩnh vực có nhiều rủi ro, khơng khuyến khích. Trương Đơng Lộc (2010); Wongnaa và Awunyo-Vitor (2013); Phan Đình Khơi và Nguyễn Việt Thành (2017) cũng cho kết quả tương tự. Tác giả kỳ vọng lĩnh vực ngành nghề chính tạo ra thu nhập từ nông nghiệp để trả nợ tác động ngược chiều với rủi ro tín dụng.

+ Kiểm tra và giám sát khoản vay: được tính bằng tổng số lần đã kiểm tra trước khi khoản vay chuyển sang nợ xấu chia cho tổng thời gian đã vay cho đến khi khoản vay phát sinh nợ xấu tính theo năm. Các nghiên cứu Trương Đông Lộc và Nguyễn Thị Tuyết (2011), Wongnaa và Awunyo-Vitor (2013), Bùi Hữu Phước và cộng sự (2017) đều cho kết quả số lần kiểm tra giám sát sau cho vay có tương quan nghịch với rủi ro tín dụng. Luận văn kỳ vọng kiểm tra và giám sát nợ vay và rủi ro tín dụng có mối tương quan nghịch.

+ Kinh nghiệm của nhân viên tín dụng: Được tính bằng số năm mà nhân viên tín dụng trực tiếp làm nghiệp vụ tín dụng. Quyết định cho vay theo cảm tính, dựa vào các thơng tin khơng đầy đủ của các nhân viên tín dụng có ít kinh nghiệm mà không dựa vào năng lực tài chính của khách hàng cũng dẫn đến rủi ro tín dụng. Các

nghiên cứu của Trương Đông Lộc và Nguyễn Thị Tuyết (2011); Bùi Hữu Phước và cộng sự (2017), Phan Đình Khơi và Nguyễn Việt Thành (2017) đều cho cùng kết quả là kinh nghiệm của người thực hiện hồ sơ cho vay và rủi ro tín dụng có mối tương quan nghịch. Luận văn kỳ vọng kinh nghiệm của nhân viên tín dụng tác động ngược chiều với rủi ro tín dụng.

+ Kinh nghiệm của người vay: Được đo bằng thời gian người vay làm việc trong ngành nghề vay vốn tính tới thời điểm vay vốn, tính theo năm. Trong nghiên cứu của Trương Đông Lộc (2010) về các nhân tố tác động đến rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại nhà nước ở khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long cho kết luận yếu tố kinh nghiệm của người vay có mối tương quan nghịch với rủi ro tín dụng, người vay có càng nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực của họ thì rủi ro tín dụng xảy ra càng thấp. Tương tự với kết quả nghiên cứu của Wongnaa và Awunyo-Vitor (2013). Tuy nhiên, tại nghiên cứu khác của Trương Đông Lộc và Nguyễn Thị Tuyết (2011), Pasha và Negese (2014) lại cho kết quả yếu tố kinh nghiệm người vay khơng tác động đến rủi ro tín dụng của ngân hàng. Luận văn kỳ vọng kinh nghiệm của người vay tác động ngược chiều với rủi ro tín dụng.

+ Sử dụng vốn vay: Đây là biến giả, nhận giá trị bằng 1 khi khách hàng sử dụng vốn đúng mục đích, bằng 0 nếu khách hàng khơng tn thủ mục đích sử dụng vốn đã thỏa thuận trong phương án. Phan Đình Khơi và Nguyễn Việt Thành (2017) đã dựa trên số liệu từ 316 hồ sơ của các ngân hàng, sử dụng logit nhị thức và logit đa thức để nghiên cứu yếu tố vi mô ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của các ngân hàng TMCP sở hữu nhà nước ở Hậu Giang, kết quả cho thấy yếu tố sử dụng vốn vay có tác động ngược chiều với rủi ro tín dụng nghĩa là khi khách hàng sử dụng vốn sai mục đích thì xác suất xảy ra rủi ro tín dụng tăng. Nghiên cứu của Trương Đông Lộc và Nguyễn Thị Tuyết (2011) cũng cho kết quả tương tự. Tuy nhiên, Bùi Hữu Phước và cộng sự (2017) khi nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Ngoại thương – Chi nhánh Kiên Giang đã cho kết quả khác, đó là sử dụng vốn vay khơng tác động đến rủi ro tín dụng. Trong luận văn này, tác giả kỳ vọng sử dụng vốn vay và rủi ro tín dụng có mối quan hệ ngược chiều.

Bảng 4.5: Mơ tả các biến trong mơ hình nghiên cứu

Biến Ý nghĩa Diễn giải Dấu kỳ vọng

Y Rủi ro tín dụng

Có giá trị là 1 đối với khách hàng phát sinh rủi ro tín dụng (hồ sơ thuộc nợ nhóm 3, 4, 5). Có giá trị là 0 nếu chưa phát sinh rủi ro tín dụng (hồ sơ thuộc nợ nhóm 1, 2)

X1 Khả năng tài chính của người vay

Vốn tự có trong dự án/Tổng vốn của dự án

vay vốn -

X2 Đảm bảo nợ vay Số tiền vay/Giá trị tài sản bảo đảm +

X3

Lĩnh vực ngành nghề tạo ra thu nhập để trả nợ

Biến giả, bằng 1 nếu nguồn thu nhập chính để trả nợ từ sản xuất nông nghiệp, bằng 0 nếu thuộc lĩnh vực khác

+

X4 Kiểm tra, giám sát khoản vay

Tổng số lần đã kiểm tra trước khi khoản vay chuyển sang nợ xấu/Tổng thời gian đã vay đến khi khoản vay phát sinh nợ xấu tính theo năm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đông á chi nhánh lâm đồng (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)