Kiểm định mức độ dự báo tính chính xác của mơ hình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đông á chi nhánh lâm đồng (Trang 63 - 82)

Y Tỷ lệ chính xác (%) Khơng có rủi ro Có rủi ro

Y 0 91 1 98,9

1 1 40 97,6

Tỷ lệ cho toàn bộ nghiên cứu 98,5

(Nguồn: Phụ lục 3)

Tổng hợp kết quả nghiên cứu cho thấy trong 7 yếu tố đưa vào mơ hình có 5 yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng tại DAB - Chi nhánh Lâm Đồng có ý nghĩa thống kê (kiểm định Wald cho giá trị Sig < 10%) bao gồm: Khả năng tài chính người vay, kiểm tra giám sát khoản vay, kinh nghiệm nhân viên tín dụng, đảm bảo nợ vay, lĩnh vực ngành nghề chính tạo ra nhu nhập để trả nợ. Riêng biến kinh nghiệm của người vay và sử dụng vốn vay tác động ngược chiều với rủi ro tín dụng tuy nhiên khơng có ý nghĩa thống kê.

Từ các hệ số hồi quy tại Bảng 4.16 có phương trình tương quan logistic dùng dự đốn khả năng xảy ra rủi ro tín dụng như sau:

ln[P (Y=1) P (Y=0)] = 20,457 – 13,494 X1 + 21,911 X2 + 4,353 X3 – 6,526 X4 – 2,357 X5 + ε E(Y/X) = ln[P (Y=1) P (Y=0)] 1−𝑒ln[ P (Y=1) P (Y=0)]

Với E(Y/X): Xác suất để Y = 1 xuất hiện khi biến độc lập X có giá trị cụ thể Xi.

Các yếu tố như khả năng tài chính, kiểm tra giám sát khoản vay, kinh nghiệm của nhân viên tín dụng tác động ngược chiều với rủi ro tín dụng tại DAB – Chi nhánh Lâm Đồng được thể hiện qua hệ số của các biến mang dấu âm. Các biến đảm bảo nợ vay và lĩnh vực ngành nghề chính tạo ra thu nhập để trả nợ tác động cùng chiểu với rủi ro tín dụng tại DAB – chi nhánh Lâm Đồng thể hiện qua hệ số của các biến mang dấu dương.

- Khả năng tài chính

Kết quả hồi quy cho thấy khả năng tài chính của khách hàng có mối quan hệ ngược chiều với rủi ro tín dụng với hệ số β = -13,494. Điều này có nghĩa khi vốn tự có của một khách hàng chiếm tỷ trọng cao trong tổng phương án vay vốn thì rủi ro tín dụng đối với khách hàng đó sẽ giảm. Kết quả nghiên cứu phù hợp với kỳ vọng và các nghiên cứu trước đây của Delis và cộng sự (2001), Trương Đông Lộc và Nguyễn Thị Tuyết (2011), Nawai và (Shariff 2012).

Điều này là phù hợp với thực tế do khách hàng có vốn tự có nhiều thì chi phí sử dụng vốn sẽ thấp hơn, khách hàng càng bỏ nhiều vốn vào phương án kinh doanh thì họ sẽ đầu tư nhiều thời gian và quan tâm nhiều hơn và đạt nhiều thành công hơn. Mặt khác, tỷ lệ vốn tự có tham gia vào phương án sản xuất kinh doanh chứng minh khả năng tài chính và tình hình kinh doanh của họ trước đó. Việc xác định chính xác vốn tự có của khách hàng tham gia vào dự án/phương án cũng như xác định đúng và đầy đủ khả năng tài chính của khách hàng sẽ bảo đảm được khả năng trả nợ của khách hàng, giảm thiểu rủi ro tín dụng xảy ra. Nếu thẩm định khơng kỹ càng, khách hàng có thể cung cấp thông tin sai lệch hoặc làm giả thông tin để được xét duyệt cho vay hoặc vay với số tiền cao hơn.

Tại DAB chi nhánh Lâm Đồng vẫn có tình trạng khách hàng cung cấp thơng tin khơng chính xác, thổi phồng thu nhập với mục đích để được xét duyệt cho vay ở mức cao hơn. Trường hợp khách hàng giả các chứng từ để chứng minh nguồn vốn tự có tham gia vào phương án/dự án hoặc để chứng minh nguồn tài chính lành mạnh cũng đã phát sinh.

tín dụng đã khơng xác định đúng vịng quay vốn cũng như nhu cầu vốn của khách hàng, không xác định được đúng khả năng tài chính của khách hàng dẫn đến việc tài trợ quá mức nhu cầu thực tế, tài trợ khi dự án/phương án sản xuất kinh doanh của khách hàng không khả thi. Cụ thể, trong 7 hồ sơ phát sinh rủi ro tín dụng của khách hàng pháp nhân đang có quan hệ tín dụng tại DAB - Chi nhánh Lâm Đồng có 2 hồ sơ xác định khơng đúng khả năng tài chính của khách hàng, cho vay quá khả năng tài chính của khách hàng.

- Đảm bảo nợ vay

Ngược với khả năng tài chính của khách hàng, kết quả nghiên cứu cho thấy biến đảm bảo nợ vay có tác động cùng chiều với rủi ro tín dụng với β = 21,911. Điều này có nghĩa khi số tiền vay càng chiếm tỷ trọng cao so với giá trị tài sản bảo đảm thì rủi ro tín dụng của khoản vay càng cao. Kết quả nghiên cứu phù hợp với kỳ vọng và các nghiên cứu trước đây của Manove và cộng sự (2001), Delis và cộng sự (2001), Jimenez và Saurina (2003), Phan Đình Khơi và Nguyễn Việt Thành (2017).

Kết quả trên có thể giải thích là khi khách hàng thế chấp tài sản có giá trị thấp so với khoản vay thì thiện chí trả nợ của khách hàng càng thấp. Trong hoạt động cấp tín dụng, khi xem xét cấp vốn cho một khách hàng thì cơ sở quan trọng để đưa ra quyết định đó là khả năng tài chính, mức độ uy tín và hiệu quả của phương án kinh doanh. Tuy nhiên, tại Việt Nam, các ngân hàng đang cho rằng TSĐB là điều kiện đầu tiên và bắt buộc khi quyết định cấp tín dụng. Tâm lý này cũng đang hiện diện tại DAB – Chi nhánh Lâm Đồng. Đây cũng là một trong những lý do nợ xấu tại DAB - Chi nhánh Lâm Đồng tăng cao trong những năm qua. Do đó, cần phải thay đổi nhận thức này để nhìn nhận đúng vai trị của TSĐB trong hoạt động cho vay, TSĐB chỉ là điều kiện bổ sung nhằm giảm thiểu rủi ro tín dụng. Nhân viên tín dụng với quan điểm sai lệch đã đưa ra những quyết định sai lầm trong cho vay. Lợi dụng tâm lý này, một số khách hàng có ý định gian dối cũng đã xảy ra tại DAB – Chi nhánh Lâm Đồng, cố tình cung cấp sai thơng tin về địa chỉ của bất động sản, dẫn dắt nhân viên định giá đến những bất động sản có tính thanh khoản cao, có vị trí đẹp, giá cao hơn so với bất động sản thực tế họ sở hữu; nhân viên định giá chủ quan

cả nể nên đã có những sai lầm về định giá (DAB chi nhánh Lâm Đồng chủ yếu cho vay sản xuất nông nghiệp nên TSĐB chủ yếu là đất nông nghiệp hoặc đất hỗn hợp, việc xác định ranh giới đất có phần khó khăn hơn so với đất ở đơn thuần). Hoặc có trường hợp, khách hàng thế chấp bất động sản nằm trong khu quy hoạch nhưng nhân viên tín dụng khơng nắm được thơng tin đã định giá sai quy định (theo hướng dẫn định giá TSĐB tại DAB, đất năm trong khu quy hoạch chỉ được định giá bằng giá đền bù của nhà nước, nhân viên tín dụng định giá bằng giá thị trường, làm cho tỷ lệ cho vay/giá trị TSĐB nâng lên rất nhiều). Số tiền khách hàng được ngân hàng tài trợ gần bằng giá trị thực của tài sản đảm bảo - tỷ lệ cho vay/giá trị TSĐB thực tế lên gần 100%, vì đã định giá sai nên tỷ lệ này thể hiện trong hồ sơ giấy tờ vẫn phù hợp quy định từ 70% – 75%, đã đem lại cho khách hàng tâm lý chây ì trong việc thực hiện các cam kết với ngân hàng thậm chí khách hàng sau khi vay vốn đã đi khỏi địa phương.

TSĐB không được mua bảo hiểm không đúng quy định cũng là nguyên nhân dẫn đến nợ xấu tại DAB – Chi nhánh Lâm Đồng. Đối với TSĐB là động sản, yêu cầu khách hàng phải mua bảo hiểm vật chất trong suốt thời gian khách hàng vay vốn. Tuy nhiên, khách hàng chỉ mua theo năm. Khi bảo hiểm vật chất hết hạn, đã không thực hiện mua tái tục bảo hiểm vật chất. Khi xảy ra sự việc có hư hại về TSĐB thế chấp, DAB – Chi nhánh Lâm Đồng mới phát hiện ra bảo hiểm vật chất của TSĐB hết hạn, không được đền bù thiệt hại, sửa chữa tài sản, giá trị TSĐB bị xuống giá, lúc này tỷ lệ dư nợ còn lại của khách hàng/giá trị tài sản đảm bảo lên gần 100%. Vì tốn q nhiều chi phí để sửa chữa động sản sau tai nạn đã ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng.

- Lĩnh vực ngành nghề chính tạo ra thu nhập để trả nợ

Biến lĩnh vực ngành nghề chính tạo ra thu nhập để trả nơj có mối quan hệ cùng chiều với rủi ro tín dụng, với β = 4,353. Mối quan hệ này có nghĩa khi lĩnh vực ngành nghề chính tạo ra thu nhập để trả nợ của khách hàng vay là từ sản xuất nơng nghiệp thì khoản vay của khách hàng đó rủi ro cao hơn so với khách hàng có thu nhập chính để trả nợ từ ngành nghề khác. Kết quả nghiên cứu phù hợp với kỳ

vọng và các nghiên cứu trước đây của Das và Ghosh (2007), Trương Đông Lộc (2010), Wongnaa và Awunyo-Vitor (2013); Phan Đình Khơi và Nguyễn Việt Thành (2017).

Trong những năm gần đây, lĩnh vực sản xuất nông nghiệp trên tỉnh Lâm Đồng có nhiều khó khăn do giá nơng sản biến động nhiều, thời tiết không thuận lợi nên xảy ra tình trạng khách hàng gặp khó khăn trong việc thực hiện cam kết với ngân hàng. Mặt khác, việc người nông dân canh tác theo phong trào, trồng theo xu hướng dù chưa có hướng tiêu thụ cụ thể cũng xảy ra đối với khách hàng của DAB chi nhánh Lâm Đồng khiến cho khách hàng khơng có khả năng cho ngân hàng khi đến hạn thanh toán (khách hàng tại huyện Lâm Hà chặt bỏ cây cà phê trồng cây đinh lăng hay cây macca).

- Kiểm tra, giám sát nợ vay

Với mức ý nghĩa thống kê 5%, kết quả ước lượng của mơ hình đã cho kết quả đúng như kỳ vọng và phù hợp với kết quả nghiên cứu của Trương Đông Lộc và Nguyễn Thị Tuyết (2011), Wongnaa và Awunyo-Vitor (2013), Bùi Hữu Phước và cộng sự (2017): Biến kiểm tra, giám sát nợ vay có quan hệ ngược chiều với rủi ro tín dụng với β = - 6,526. Các khoản cho vay được thực hiện kiểm tra, giám sát sau vay càng nhiều thì rủi ro tín dụng đối với các khoản cho vay đó càng thấp.

Mối quan hệ ngược chiều giữa biến kiểm tra giám sát nợ vay và rủi ro tín dụng này có thể được giải thích bởi các lý do: Khi nhân viên tín dụng tiến hành kiểm tra giám sát tình hình sử dụng vốn vay của khách hàng sẽ bám sát, nắm bắt được tình hình sử dụng vốn thực tế của khách hàng. Đồng thời, khi việc kiểm tra giám sát sử dụng vốn được thực hiện đúng quy định sẽ giúp phát hiện kịp thời các tình huống xảy ra ngồi dự kiến, phát hiện các tình huống có thể dẫn đến nợ xấu như khách hàng suy giảm nguồn trả nợ, khách hàng đau ốm, tài sản đảm bảo bị tranh chấp, bán sang tay…Những hành động này giúp phát hiện kịp thời các dấu hiệu tiềm ẩn của rủi ro tín dụng đồng thời khi rủi ro tín dụng xảy ra, nhờ sự theo dõi thường xuyên khách hàng mà ngân hàng có thể phối hợp cùng ngân hàng hạn chế mức thấp nhất thiệt hại do rủi ro tín dụng mang lại.

Trên thực tế tại DAB chi nhánh Lâm Đồng đã xảy ra nhiều trường hợp hồ sơ vay bị buông lỏng công tác kiểm tra giám sát sau cho vay, không tiến hành các bước quản lý hồ sơ sau cho vay. Những hồ sơ này cho đến nay vẫn cịn đang trong cơng tác xử lý nợ, vẫn chưa khắc phục được hết các rủi ro tín dụng đã xảy ra.

Việc kiểm tra, giám sát say cho vay còn thực hiện khơng đúng quy định, khơng có sự giám sát chéo của cấp lãnh đạo để phát hiện kịp thời tình trạng nhân viên tín dụng vì lợi ích cá nhân đã cho vay sai quy định, nâng giá tài sản đảm bảo so với giá trị thực tế, cố ý xác định sai vị trí của tài sản đảm bảo để cho vay nhiều hơn.

Còn xảy ra những trường hợp việc kiểm tra giám sát được thực hiện nhưng không được thực hiện đúng mức. Việc kiểm tra thực hiện sơ sài, không nắm bắt những thông tin liên quan đến khách hàng.

Công tác tái thẩm định tài sản đảm bảo cũng như công tác tái thẩm định khách hàng định kỳ chưa được chú ý đúng mực, cịn tình trạng ký sẵn biên bản tái thẩm định để đối phó, khơng thực hiện khảo sát thực tế tại cơ sở kinh doanh hoặc tại nơi khách hàng sinh sống. Nhân viên tín dụng có động tác giả chữ ký của khách hàng trên biên bản tái thẩm định nhằm đối phó với sự kiểm tra, kiểm sốt chéo của các phòng ban nội bộ.

- Kinh nghiệm của nhân viên tín dụng

Tương tự như kiểm tra, giám sát nợ vay, kết quả nghiên cứu cho cũng cho thấy kinh nghiệm của nhân viên tín dụng có tác động ngược chiều với rủi ro tín dụng tại DAB – Chi nhánh Lâm Đồng với mức ý nghĩa 5%, β = - 2,357, nghĩa là nhân viên tín dụng càng có kinh nghiệm thì xác suất xảy ra rủi ro tín dụng của những hồ sơ do nhân viên tín dụng đó thực hiện càng thấp. Kết quả nghiên cứu phù hợp với kỳ vọng và các nghiên cứu trước đây của Trương Đông Lộc và Nguyễn Thị Tuyết (2011); Bùi Hữu Phước và cộng sự (2017), Phan Đình Khơi và Nguyễn Việt Thành (2017).

Kết quả từ mơ hình cho thấy biến kinh nghiệm của nhân viên tín dụng tác động ngược chiều với rủi ro tín dụng, Điều này phù hợp với thực tế tại DAB – Chi nhánh Lâm Đồng. Một trong số những nguyên nhân dẫn đến tình trạng nợ xấu tại

DAB – Chi nhánh Lâm Đồng trong thời gian qua là sự yếu kém của nhân viên tín dụng. Nhân viên tín dụng đã khơng tính tốn đúng hiệu quả đầu tư của dự án, không nắm rõ đặc điểm của ngành mà khách hàng đang hoạt động để tư vấn sản phẩm cùng với thời gian, kỳ hạn trả nợ phù hợp. Cơng tác tuyển dụng nhân viên tín dụng tại DAB chi nhánh Lâm Đồng được thực hiện đúng quy trình, đảm bảo đáp ứng về mặt chất lượng đầu vào tuy nhiên số năm tác nghiệp thực tế chưa nhiều, có sự chênh lệch số năm kinh nghiệm của nhân viên cũ và mới, thiếu sự đào tạo bài bản từ những lớp tập huấn mà chủ yếu là sự truyền đạt qua lại của những nhân viên có kinh nghiệm. Việc định giá TSĐB chưa được huấn luyện bài bản mà nhân viên tín dụng tự học của những người đi trước nên cũng chưa có nhiều kinh nghiệm trong q trình tác nghiệp.

Một số nhân viên còn chưa nắm vững quy trình, quy định, hướng dẫn và không kịp cập nhật các thông báo kịp thời nên việc thẩm định chưa chính xác, việc tuân thủ quy trình quy định chưa được thực hiện đúng. Một số nhân viên tín dụng cịn mang tư tưởng cả nể khách hàng quen biết, còn lệ thuộc nhiều vào số liệu khách hàng cung cấp, chưa có sự chủ động tìm kiếm thơng tin từ bên ngồi, xảy ra tình trạng khách hàng cung cấp sai thông tin hoặc cung cấp thông tin không đầy đủ.

Vẫn cịn xảy ra trường hợp nhân viên tín dụng bị suy giảm đạo đức, cố ý làm đẹp số liệu để nâng cao mức cho vay, cố ý cho vay mặc dù phương án của khách hàng không khả thi,…

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4

Nội dung chương 4 trình bày thực trạng rủi ro tín dụng tại DAB - Chi nhánh Lâm Đồng, các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng và phân tích các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng tại DAB - Chi nhánh Lâm Đồng. Kết quả ước lượng từ mơ hình cho kết quả: Có 5 trong 7 biến được đưa vào mơ hình có ý nghĩa thống kê ở mức 5% và 10% là: Khả năng tài chính của người vay, đảm bảo nợ vay, lĩnh vực ngành nghề chính để tạo ra thu nhập để trả nợ, kiểm tra giám sát nợ vay, kinh nghiệm của nhân viên tín dụng. Trong đó các biến khả năng tài chính người vay, kiểm tra giám sát nợ vay, kinh nghiệm nhân viên tín dụng có quan hệ ngược chiều với rủi ro tín

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đông á chi nhánh lâm đồng (Trang 63 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)