Phương pháp bố trí thí nghiệm xác định thông số tối ưu của quá trình sấy.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu động học sấy và biến động vi sinh vật trong quá trình sấy cá cơm săng (stolephorus tri) bằng gốm bức xạ hồng ngoại chọn lọc (Trang 41 - 43)

- Khả năng gây bệnh:

ĐỐI TƯỢNG, THIẾT BỊ, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

2.3.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm xác định thông số tối ưu của quá trình sấy.

Để đảm bảo độ chính xác và để đánh giá được khả năng sấy của bức xạ hồng ngoại ta chọn nguyên liệu đồng nhất về chất lượng và kích cỡ. Cá được mua tại Cảng Cát Hải - Hải Phòng, để đảm bảo độ tươi, cá luôn được bảo quản bằng nước đá về đến tận nơi thí nghiệm. Chọn nguyên liệu có kích thước lớn nhất trong các mức phân loại là những con cá có chiều dài toàn thân nằm trong khoảng từ 4 - 6 cm. Khối lượng nguyên liệu mỗi mẫu thí nghiệm là 400g, sau đó sử lý như quy trình ở mục 3.1. và đem sấy ở các chế độ khác nhau. NGUYÊN LIỆU RỬA LUỘC SẤY ĐỘẨM 23% - Khoảng cách chiếu xạ - Tốc độ gió 30 phút kiểm tra độ ẩm 1 lần

Cảm quan Vi Sinh Hoá học

Kiểm tra vi sinh

Kiểm tra hoá học

42

+ Thiết kế và phân tích số liệu thí nghiệm bằng phương pháp Quy hoạch thực nghiệm.

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sấy. Ở đây tôi chọn 2 yếu tố ảnh hưởng đến thời gian sấy là: Khoảng cách từ nguồn chiếu bức xạ hồng ngoại đến vật liệu sấy và tốc độ gió. Và hàm mục tiêu là thời gian sấy đến độ ẩm 23% là ngắn nhất

Mỗi thí nghiệm được thực hiện một cách độc lập, mỗi yếu tố: tốc độ gió, khoảng cách chiếu bức xạ tôi thí nghiệm theo 3 mức, số thí nghiệm tương ứng là 6. Cách bố trí thí nghiệm được thể hiện ở bảng 3.1.

Bảng 3.2. Bảng bố trí thí nghiệm thay đổi đồng thời 2 yếu tố

STT Khoảng cách từ nguồn

đến nguyên liệu (cm)

Vận tốc chuyển động của không khí (m/s) 1 15 2 2 15 1 3 5 2 4 5 1

Dùng phương pháp quy hoạch thực nghiệm yếu tố toàn phần và tối ưu hoá bằng phương pháp đường dốc nhất.

Lượng thí nghiệm cần thiết N khi hoạch định thí nghiệm yếu tố toàn phần được xác định bằng công thức:

N = nk (2.1)

Trong đó: n là số lượng các mức của các yếu tố và k là số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả thí nghiệm

Từ các kết quả thực nghiệm, ta xác định các hệ số của phương trình hồi quy dạng:

Y = b0 + b1X1 + b2X2 (2.2)

Trong đó: X1 là yếu tố khoảng cách chiếu xạ. X2 là yếu tố tốc độ gió

Sau khi lập được mô hình toán học, tiến hành tối ưu hoá thực nghiệm bằng phương pháp đường dốc nhất để tìm điều kiện tối ưu.

43

Một phần của tài liệu Nghiên cứu động học sấy và biến động vi sinh vật trong quá trình sấy cá cơm săng (stolephorus tri) bằng gốm bức xạ hồng ngoại chọn lọc (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)